Kinh Nghiệm Xử Lý Nợ Xấu Của Các Nước Và Bài Học Cho Việt Nam


hàng thương mại cho vay quá mức thường được xem là chỉ số quan trọng tác động đến các khoản nợ xấu trong nhiều bài nghiên cứu như Sinkey và Greenwalt, 1991; Salas và Saurina, 2002…

Quy mô ngân hàng:

Quy mô ngân hàng có thể tác động đến nợ xấu theo nhiều hướng tích cực (Rajan & Dhal, 2003; Dash & Kbra, 2010) và tiêu cực (Sals & Saurina, 2002; Hu et al, 2006). Những ngân hàng lớn có thể là hiệu quả hơn trong việc quản lý nợ xấu nhờ đa dạng hóa danh mục cho vay của họ. Ranjan và Dhal (2003) sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu bảng cho rằng điều kiện kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP) và điều kiện kinh tế vi mô (điều khoản tín dụng, quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng và lãi suất cho vay) tác động lớn đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản:

Sunkey và Greenwatl (1991); Dash và Kabra (2010) đã tìm thấy quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với nợ xấu. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đề cập đến sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng đối với các khoản nợ xấu. Nguyên ngân là do các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao hơn trong nền kinh tế suy thoái.

Tỷ lệ nợ xấu trước đó:

Bằng chứng các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng mức độ của các khoản nợ xấu trước đây có thể ảnh hưởng đến mức độ hiện tại một cách đáng kể từ sự yếu kém của quá trình xử lý nợ xấu ở thời điểm hiện tại, nguồn dự phòng không tương xứng với tài sản tịch thu, phá sản hay những khó khăn trong việc thi hành quyết định của tòa án. Dash và Kabra (2010), Das và Gosh (2007) tìm thấy sự tác động tích cực của tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước lên nợ xấu hiện tại.

1.4 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước và bài học cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của các nước Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Hệ thống tài chính Trung Quốc có những đặc điểm tương tự Việt Nam. Đó là hệ thống tài chính chủ yếu bị chi phối bởi hệ thống ngân hàng. Khác với các quốc gia Châu Á khác khi nợ xấu là kết quả của những vụ sụp đổ thị trường tài chính và bong bóng tài sản, thì nguyên nhân gây ra nợ xấu ở Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các NHTMNN lớn, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là tất yếu.‌

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Lê Nguyễn Đông Uyên - 4

Vì vậy, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn với các biện pháp cải cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường cũng như tái cấu trúc DNNN và hệ thống tài chính.

Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 quá trình tái cấu trúc tài chính nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, cụ thể tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. Bên cạnh đó các NHTM thực hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ cơ quan nhà nước.

Giai đoạn thứ hai, thành lập các công ty quản lý tài sản được nhà nước tài trợ. Từ 1999 đến 2003 có 4 AMC tương ứng với 4 NHTMNN lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng) được thành lập nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 NHTMNN này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD). Trách nhiệm của 4 AMC là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm. Các AMC có 4 phương thức huy động vốn là vốn từ Bộ Tài chính, vay NHTW, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính, vay thương mại từ các định chế tài chính khác. Thực tế vốn của AMC vay NHTW 40%, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính 60%.


Các biện pháp xử lý nợ xấu của AMC gồm: bán, đấu giá và cơ cấu lại các khoản nợ xấu, nhà bị tịch thu, kiện tụng và thanh lý; chứng khoán hóa các khoản nợ xấu; hoán đổi nợ thành cổ phần

Giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung tái cấu trúc các NHTMNN bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTMNN này.

AMC sử dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu: thanh lý tài sản, bán tài sản trực tiếp cho các nhà đầu tư và chứng khoán hóa những khoản nợ xấu này. Việc xử lý nợ xấu của Trung Quốc còn gắn liền với tái cơ cấu DNNN nên các AMC cũng có vai trò trong quá trình tái cơ cấu DNNN thông qua các biện pháp hoán đổi nợ thành cổ phần và tái cấu trúc doanh nghiệp.

Kết quả của việc xử lý nợ xấu là chất lượng tài sản tại 4 NHTMNN được cải thiện đáng kể và đã tiến hành niêm yết ra công chúng sau khi được tái cơ cấu vốn. Tuy nhiên, những khoản nợ xấu này không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính Trung Quốc, được chuyển giao từ tổ chức này sang tổ chức khác, những nguy cơ tiềm ẩn gây ra cho hệ thống tài chính Trung Quốc không có nghĩa là được giảm bớt.

Thái Lan

Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã gây nhiều tác động nặng nề lên hệ thống tài chính ở Thái Lan, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Nợ xấu của khu vực ngân hàng liên tục gia tăng cuối năm 1997 đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng dư nợ tín dụng đã tạo áp lực cho Chính phủ phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp để kiểm soát vấn đề này. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện xử lý nợ xấu bằng 3 giải pháp cơ bản. Các giải pháp này bao gồm bơm vốn trực tiếp, AMC và trung gian tái cơ cấu nợ (Corporate Debt Restructuring Committee – CDRC), trong đó AMC là một trong những giải pháp mà Thái Lan đã áp dụng khá hiệu quả từ thời kỳ khủng hoảng cho đến nay.


Quá trình xử lý nợ xấu của Thái Lan dựa trên các AMC chia thành 2 thời kỳ phân tán và tập trung, trong đó mô hình phân tán có sự tham gia của cả AMC sở hữu nhà nước (hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển các Định chế tài chính – FIDF) và các AMC sở hữu bởi ngân hàng tư nhân được áp dụng lần lượt năm 1998 và 1999; mô hình AMC tập trung dựa trên sự thành lập của Công ty quản lý Tài sản Thái Lan (Thai Asset Management Corporation – TAMC) vào năm 2001. Các cơ chế AMC có nhiều điểm khác nhau ở nguồn gốc tổ chức, điều khoản và điều kiện các tài sản chuyển giao.

Mô hình AMC phân tán được áp dụng theo cách mỗi ngân hàng thành lập AMC riêng và nợ xấu của các ngân hàng sẽ được chuyển sang những AMC đó. Đối với khu vực nhà nước, các AMC sau khi thành lập sẽ phát hành trái phiếu (có sự đảm bảo của FIDF) để mua nợ xấu từ các ngân hàng sở hữu nó, trái phiếu không bán hết sẽ được FIDF mua lại, còn nợ xấu sẽ được bán ra ngoài thị trường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng đối với khu vực tư nhân, sau khi nợ xấu được chuyển xuống các AMC trực thuộc theo giá trị thị trường hoặc giá trị sổ sách ròng, ngân hàng sẽ thuê các công ty quản lý tài sản nước ngoài thực hiện quản lý các tài sản của AMC với mức phí từ 2-5% trên giá trị tài sản ròng.

Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu thông qua mô hình AMC phân tán không thành công khi nợ xấu ở các AMC của ngân hàng tư nhân không xử lý được, thậm chí mức an toàn vốn mà các ngân hàng phải duy trì đã tăng lên gấp đôi. Còn ở các ngân hàng của nhà nước, mục tiêu chủ yếu của chuyển hóa tài sản là cơ cấu lại nguồn vốn ngân hàng chứ không trọng tâm vào tối đa hóa giá trị hoàn lại của các khoản nợ xấu.

Đối với khu vực nhà nước, các AMC sau khi thành lập sẽ phát hành trái phiếu (có sự đảm bảo của FIDF) để mua nợ xấu từ các ngân hàng sở hữu nó, trái phiếu không bán hết sẽ được FIDF mua lại, còn nợ xấu sẽ được bán ra ngoài thị trường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng đối với khu vực tư nhân, sau khi nợ xấu được chuyển xuống các AMC trực thuộc theo giá trị thị trường hoặc giá trị sổ sách ròng,


ngân hàng sẽ thuê các công ty quản lý tài sản nước ngoài thực hiện quản lý các tài sản của AMC với mức phí từ 2-5% trên giá trị tài sản ròng.

Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu thông qua mô hình AMC phân tán không thành công khi nợ xấu ở các AMC của ngân hàng tư nhân không xử lý được, thậm chí mức an toàn vốn mà các ngân hàng phải duy trì đã tăng lên gấp đôi. Còn ở các ngân hàng của nhà nước, mục tiêu chủ yếu của chuyển hóa tài sản là cơ cấu lại nguồn vốn ngân hàng chứ không trọng tâm vào tối đa hóa giá trị hoàn lại của các khoản nợ xấu.

Mô hình AMC tập trung (TAMC) có cơ chế hoạt động như sau: Hội đồng thành viên của TAMC bao gồm ủy ban kiểm toán và các thành viên bên ngoài. Nguồn vốn hoạt động của TAMC chủ yếu từ phát hành trái phiếu chiếm 96%, còn lại 0,4% là hỗ trợ từ Chính phủ. TAMC thực hiện phát hành trái phiếu có thời hạn 10 năm với sự đảm bảo của FIDF để mua nợ xấu. Tài sản được chuyển giao sẽ định giá theo giá trị tài sản bảo đảm. Việc xử lý nợ xấu sẽ dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời – lỗ giữa TAMC và các TCTD bán nợ. Nếu nợ xấu có thể sinh lời thì ngân hàng bán nợ sẽ được hưởng 80% phần lợi nhuận, còn nếu nợ xấu tạo lỗ thì ngân hàng đó sẽ phải bán chịu 20% khoản lỗ ấy. Hầu hết nợ xấu của các ngân hàng chuyển sang TAMC quản lý xuất phát từ các doanh nghiệp bất động sản và sản xuất. Đối với các khoản vay có thế chấp không còn khả năng trả nợ, TAMC thực hiện tịch thu tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời – lỗ. Đối với các khoản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC đã chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện cho các khu vực kinh tế để đưa ra các giải pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực đó, tạo nguồn vốn trả nợ.

Trong khi AMC phân tán hầu như chỉ xử lý được nợ xấu với tỷ lệ rất nhỏ thì với AMC tập trung, tính đến tháng 6/2003, số nợ xấu được TAMC giải quyết là 784,4 tỷ Baht, đạt 73,46% tổng số nợ cần xử lý.

Nhật Bản:


Trong thập niên mất mát của Nhật Bản, giá bất động sản lao dốc khiến các khoản cho vay của Ngân hàng nhanh chóng trở thành nợ xấu, đẩy các nước này vào cuộc khủng hoảng sâu rộng. Vì vậy việc giải quyết nợ xấu của Nhật Bản giai đoạn này cũng là cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Để giải quyết khủng hoảng chính phủ Nhật Bản đã đề ra hai mục tiêu:

+ Mục tiêu thứ nhất, chấm dứt tình trạng các ngân hàng tiếp tục cho con nợ xấu vay. Có hai cách để tiếp cận vấn đề này, gồm chú trọng vào ngân hàng và chú trọng vào con nợ. Với cách tiếp cận thứ nhất, từ tháng 3-1998 đến tháng 3-1999. Chính phủ Nhật Bản đã dùng các quỹ công để mua lại các khoản nợ xấu và cổ phần của các ngân hàng lớn. Sau đó buộc các ngân hàng tái cơ cấu đề mua lại các khoản nợ/ cổ phần đã bị chính phủ mua. Bank of Tokyo Mitsubishi và Sumitomo Trust and Banking là những ngân hàng đầu tiên thành công trong công việc này. Ở các tiếp cận thứ hai, Nhận Bản đã thành lập tập đoàn tái thiết công nghiệp Nhật Bản (IRCJ), với ngân sách chủ yếu là từ các ngân hàng. Thông qua IRCJ, các ngân hàng giúp khách hàng tái cấu trúc để có thể sinh lời và trả nợ. Cách là của IRCJ thường là tách các con nợ thành nhiều phòng, ban và đánh giá hiệu quả của từng phòng, ban. Nếu một ban không sinh lời ICRJ có thể bán ban đó kèm theo chiết khấu dựa vào tài sản sau khi định giá. Cuối cùng nguồn lực sẽ được dồn một cách chọn lọc vào những phòng, ban là ăn có lãi hoặc có sức cạnh tranh. Trong giai đoạn 2004-2006, IRCJ đã tái thiết được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như trong lĩnh vực siêu thị, mỹ phẩm, bất động sản… Điều này tạo nên làn sóng sáp nhập và mua bán trong giai đoạn này, giúp tái cấu trúc nến công nghiệp Nhật Bản.

+ Mục tiêu thứ hai là chấm dứt tình trạng có quá nhiều ngân hàng lớn. Theo các nhà chuyên môn, những ngân hàng quá lớn sẽ khiến hoạt động cho vay trải qua quá nhiều bước trung gian từ đó làm chậm việc phát triển thị trường, khiến ngân hàng thu lợi nhuận chậm. Để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngân hàng, chính phủ đã thực hiện theo hai cách trái ngược nhau. Trong giai đoạn đầu, chính phủ nới lỏng các quy định để giúp các ngân hàng tái cấu trúc, mua bán, sáp nhập thuận lợi hơn. Giai đoạn sau, chính


phủ tăng các quy định, thúc đẩy quá trình đóng cửa hoặc quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém.

1.4.2 Bài học cho Việt Nam

Những kinh nghiệm trong giải quyết nợ xấu thành công của một số quốc gia trong những năm vừa qua là bài học có thể nghiên cứu áp dụng cho giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á, chính phủ các nước như Trung Quốc và Thái Lan đã thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Riêng Thái Lan ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của công ty tài chính. Xử lý nợ xấu hầu như phải qua một trung gian là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của chính bản thân ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý trực thuộc chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà tổ chức này có cách tổ chức này có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động khác nhau, nhưng có nhiệm vụ chung là mua nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về. Bên cạnh đó Việt Nam có thể áp dụng xử lý nợ bằng cách thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố, chuyển nợ thành vốn sở hữu và bán các khoản nợ cho nhà đầu tư trong đó quan trọng nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới cho thấy các nước thường triển khai theo những hướng cơ bản như sau:

(i) Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn;

(ii) Thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company - AMC) để thu mua nợ xấu;

(iii) Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và bên đi vay.

Chính sách xử lý nợ qua bơm vốn là phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho các ngân hàng và định chế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng. Việc tạo


ra một cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các TCTD và bên đi vay nhằm làm trung gian cho các chủ nợ (ở đây là các TCTD) và các doanh nghiệp đi vay thương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thức như thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng, điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung đề cập đến những vấn đề cần lưu ý rút ra cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu qua các công ty quản lý tài sản - là cách thức được áp dụng phổ biến tại các quốc gia trong quá trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng. Nhìn chung, việc thành lập các công ty quản lý tài sản trên thế giới được tổ chức theo 2 hình thức: tập trung hoặc phân tán.

Hình thức tập trung: Các khoản nợ xấu sẽ được tách khỏi bảng cân đối của ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được chuyển sang một công ty quản lý tài sản hoặc một cơ quan quản lý về thanh khoản ngân hàng để các đơn vị này phụ trách việc thu hồi các khoản nợ xấu. Công ty quản lý tài sản được thành lập dưới hình thức này trong giai đoạn đầu hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Hình thức phân tán: Các khoản nợ xấu vẫn được giữ trên bảng cân đối của ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những đơn vị được thành lập trong chính ngân hàng. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động yếu kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng thời, các ngân hàng cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng thu hồi đến mức tối đa các khoản nợ xấu.

Thứ hai, đối với Nhật Bản việc xử lý nợ xấu thông qua tái thiết doanh nghiệp của IRCJ đã khơi thông được nút thắt của nguồn tài chính đang bị tắt nghẽn của doanh nghiệp, giúp khơi thông được dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế. Chính sự thành công của RCJ Nhật Bản đã tiếp tục thành lập một cơ quan tương tự IRCJ là cơ quan hỗ trợ tái sinh doanh nghiệp (EICJ) vào năm 2009 để tiếp tục thực hiện xử lý nợ gắn với tái thiết doanh nghiệp. Với hiện trạng nợ xấu Việt Nam hiện nay, việc xử lý nợ xấu gắn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023