Nhân Tố Khách Quan Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Nhà Nước


Bảng 1.2: Nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng


Nhóm nợ

Phân loại theo phương pháp định lượng (số ngày quá hạn)

Tỷ lệ trích lập dự phòng (%)

1

Dưới 10 ngày

0%

2

Từ 10 ngày đến 90 ngày

5%

3

Từ 91 ngày đến 180 ngày

20%

4

Từ 181 ngày đến 360 ngày

50%

5

Trên 360 ngày

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Lê Nguyễn Đông Uyên - 3

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 v/v: Quy định phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 01/06/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN có hiệu lực kể từ 20/03/2014 thì việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn.

Về bản chất, Thông tư 02 không có gì thay đổi nhiều về phương pháp phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro hay mang tính đột phá, mà chỉ yêu cầu các TCTD cần phân tích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong trích lập dự phòng rủi ro cho ngân hàng.

Điểm mới của Thông tư 02 có thể nhận thấy là bên cạnh việc tất cả các TCTD phải phân loại nợ theo 5 nhóm như cũ, còn phải kèm theo các tiêu chí chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhiều khoản cấp tín dụng dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn, mua trái phiếu DN chưa niêm yết... phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro.

Trước đây, các TCTD tự phân nhóm đối với các khoản nợ tín dụng, bao gồm cả tiêu chí định lượng và định tính tuy nhiên, các tiêu chí định lượng chưa đóng vai trò quyết định, do đó có mức độ chủ quan trong đánh giá là cao khiến rủi ro đạo đức tăng cao. Theo quy định mới, các ngân hàng chuyển thông tin lên Trung tâm Thông tin tín


dụng (CIC), NHNN tổng hợp và sau đó các TCTD muốn tìm hiểu về khách hàng phải truy xuất thông tin từ CIC. Quy định mới sẽ dẫn tới sự thống nhất trong việc phân loại nhóm nợ đối với một khách hàng cụ thể và do đó tránh tình trạng khách hàng có nợ xấu tại NHTM này có thể tiếp tục vay tại NHTM khác làm gia tăng rủi ro hệ thống.

Theo quy định tại Thông tư này, mỗi quý một lần, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp lại danh sách khách hàng có nhóm nợ ở mức độ rủi ro cao nhất để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Hiện nay, giá trị tài sản đảm bảo là giá trị ghi nhận theo giá trị sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Trên thực tế, giá của một số loại bất động sản đã giảm mạnh trong hai năm gần đây. Bên cạnh đó, rất nhiều tài sản thế chấp cho các khoản vay là tài sản ảo, hoặc không thể bán để thu hồi vốn được. Theo thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 các TCTD phải có quy định nội bộ tự đánh giá tài sản đảm bảo để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể. Đồng thời, kết quả định giá tài sản bảo đảm có giá trị sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày của kết quả định giá đó. Việc định giá lại các tài sản bảo đảm hàng năm phù hợp với giá thị trường, trên cở sở đó tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể sẽ khiến cho nhiều ngân hàng phải tăng chi phí trích lập dự phòng do giá trị tài sản bảo đảm thực chất đã giảm đi nhiều. Điều này ảnh hưởng lợi nhuận của các ngân hàng trong ngắn hạn nhựng mức độ an toàn của hệ thống sẽ được nâng cao. Điều này cho thấy những cố gắng của NHNN trong việc nâng cao chuẩn mực an toàn trong hoạt động theo thông lệ quốc tế.

1.1.4 Tác động của nợ xấu

* Đối với các NHTM


Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ, ngân hàng mất đi cơ hội làm ăn khác, giảm vòng quay vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Khi nợ xấu tăng, thu nhập của ngân hàng giảm do không thu hồi được nợ và phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu. Ngoài ra nếu nợ xấu cao, ngân hàng có thể bị NHNN đưa vào giám sát đặc biệt, hạn chế khả năng mở rộng và kinh doanh.

Nợ xấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh khoản và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Do hiện tại hoạt động chủ yếu của các NHTM là huy động tiền gửi và cho vay. Khi các khoản cho vay gặp rủi ro, thu hồi nợ khó khăn hoặc không thu hồi đủ nợ vốn và lãi. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản cũng như kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng. Do hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng tiền của người khác nên khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao tức là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp. Ngân hàng gặp vấn đề thiếu thanh khoản, làm mất lòng tin đối với người gởi tiền, gây áp lực cho việc thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của ngân hàng, gây áp lực nguồn vốn huy động để cho vay là rất nặng nề. Đối với NHTM có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, thì với tỷ lệ nợ xấu cao, sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản của ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

* Đối với nền kinh tế

NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM nói chung cũng như nợ xấu nói riêng ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu tăng có tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng

– nền kinh tế. Khi nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác nếu nợ xấu phát sinh do khách hàng


hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế vì nguồn vốn bị ứ động và việc sản xuất bị đình trệ, gây ra những tác động xã hội như việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Ngoài ra kinh phí để xử lý nợ xấu cũng gây ra gánh nặng cho ngân sách. Nợ xấu tăng cao đến mức tự bản thân NHTM không thể xử lý và phải trông cậy vào ngân sách sẽ dẫn đến bội chi ngân sách làm xuất hiện rủi ro lạm phát gây bất ổn nền kinh tế.

1.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

1.2.1 Nhân tố từ phía khách hàng vay vốn:

+ Sử dụng vốn vay sai mục đích: là một trong những trường hợp gian lận xảy ra khá phổ biến trong thực tế hiện nay. Việc không giám sát chặt chẽ của ngân hàng sau khi phát tiền vay đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ vay nếu khách hàng bị thua lỗ, phá sản.

+ Cố tình lừa đảo, chiếm đoạt, bỏ trốn, thiếu thiện chí trả nợ ngay từ khi vay vốn: Khách hàng lừa đảo một cách có hợp pháp để chiếm đoạt vốn của ngân hàng và bỏ trốn. Lúc đầu, khách hàng lập đủ hồ sơ vay vốn, trả nợ rất tốt để tạo uy tín; sau đó, đề nghị vay với số tiền lớn hơn và sử dụng sai mục đích, đến kỳ hạn trả nợ thì mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Khách hàng khi đã cố tình lừa đảo thì rất khó để ngân hàng nhận biết.

+ Trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng: Việc sử dụng tiền vay hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ và năng lực điều hành sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Năng lực tài chính, quản lý điều hành doanh nghiệp hạn chế, vốn bị chiếm dụng, khả năng ứng phó chậm khi thị trường biến động. Nhiều doanh nghiệp đầu tư dàn trải nhiều lĩnh vực trong khi không am hiểu nên khi thị trường biến động thì gặp rủi ro ngay.

1.2.2 Nhân tố từ phía ngân hàng:

+ Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay: Thông thường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng rất quan trọng ngay cả trước và sau cho vay. Nếu khách hàng


sử dụng đúng với mục đích như cam kết sẽ hạn chế được phát sinh nợ quá hạn do đánh giá nguồn trả nợ ngay từ ban đầu và ngược lại. Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhân viên ngân hàng cũng kiểm tra đúng quy định, việc kiểm tra mang tính chất thủ tục, chiếu lệ nên không theo sát tình hình khách hàng, làm tăng rủi ro.

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp hoặc không được chấp hành nghiêm túc: Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Vấn đề cung ứng tín dụng quá mức cho các thành viên HĐQT và các cổ đông lớn, hoặc cho những người thân hoặc cho các quan hệ riêng tư khác. Đây là nhân tố khá phổ biến ở những nước đang phát triển. Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ các hành vi tiêu cực trong tiến trình cho vay. Trước áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải luôn điều chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro.

+ Chất lượng thẩm định thấp: Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn rất quan trọng trong quá trình cho vay. Hiện nay, công tác đánh giá khách hàng tại các NHTM chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của nhân viên tín dụng và thu thập được qua báo chí, internet và từ khách hàng cung cấp.

+ Kiểm tra, quản lý và giám sát đối với TSĐB: Do thiếu nguồn thông tin chính xác, trung thực về tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng, nhiều NHTM có xu hướng chú trọng vào TSĐB để làm cơ sở cấp tín dụng, coi TSĐB là cứu cánh cuối cùng khi rủi ro tín dụng phát sinh. Chính vì dựa quá nhiều vào TSĐB nên CBTD và cấp thẩm quyền phán quyết không chú trọng phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh, năng lực tài chính thực sự của khách hàng, kinh nghiệm quản lý... Hiện nay việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, do vậy tổn thất xảy ra cho NHTM là rất lớn.

+ Đạo đức nghề nghiệp kém: Thực tế, rất nhiều vụ án xảy ra liên quan đến nhân viên tín dụng có hành vi thông đồng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ, bỏ qua nhiều


quy định bắt buộc trong quy trình nhằm vụ lợi cá nhân gây rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

+ Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững: Thực tế, một số ngân hàng cho vay theo tín hiệu thị trường, nếu thị trường đất đai sôi động thì cho vay kinh doanh bất động sản… Vì vậy, nhiều quyết định kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn và khi môi trường kinh doanh thay đổi, hoặc có biến động tiêu cực thì sẽ kéo theo những khoản nợ lớn cho ngân hàng.

+ Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro chưa được chú trọng: Một số ngân hàng dồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản hoặc nhận thế chấp tài sản là nhà cửa, đất đai. Trong khi đó công tác định giá tài sản chưa sát với thực tế, vượt quá giá chuyển nhượng trên thị trường, không phòng ngừa rủi ro khi thị trường bất động sản đóng băng, không lường trước được những rủi ro pháp lý liên quan đến bất động sản.

1.2.3 Nhân tố khách quan môi trường kinh doanh và chính sách nhà nước

Ngoài lý do chính đến từ con nợ và chủ nợ, còn bao gồm nhiều nhân tố khác được dồn tích từ nhiều năm qua bởi cơ chế, bởi môi trường kinh doanh cũng như trình độ năng suất lao động chung của nền kinh tế. Khi nền kinh tế trong giai đoạn thịnh vượng, việc sản xuất kinh doanh thuận lợi và như vậy việc trả nợ của khách hàng cho ngân hàng dễ dàng nên rủi ro tín dụng thấp, ngược lại lúc kinh tế trong trong thời kỳ suy thoái thì rủi ro tín dụng cao.

+ Biến động môi trường kinh doanh: Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Đặc biệt, từ cuối năm 2008 nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, môi trường kinh doanh và hoạt động của các tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín


dụng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế, chủ yếu là dựa vào vốn vay ngân hàng. Do vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi thì doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ, gây nguy cơ nhiều doanh nghiệp bị đào thải và sự đổ vỡ của NHTM. Ngay cả khi môi trường thuận lợi thì vẫn có một số ngành nghề bị suy giảm và doanh nghiệp bị đào thải do thiếu cạnh tranh trên thị trường.

+ Sự mất ổn định và thiếu đồng bộ, hợp lý của pháp luật, môi trường pháp lý: Thực tế cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết nợ xấu, dẫn đến tình trạng nợ xấu không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên. Mặt khác, sự thay đổi trong pháp luật và sự chồng chéo của các văn bản pháp lý sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động của tổ chức kinh tế.

+ Tác động từ thị trường thế giới: Bên cạnh những lợi ích to lớn có được do hội nhập thì nền kinh tế của từng quốc gia cũng sẽ nhạy cảm hơn với những biến động của thị trường thế giới.

+ Cơ chế chính sách của Nhà nước: Chính sách Nhà nước góp phần rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Những gói kích thích kinh tế, những mức hỗ trợ về lãi suất, hỗ trợ về chi phí đầu vào, giảm giá sản phẩm … đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hoạt động tốt hơn và giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

+ Các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, địch họa: Những nhân tố không thể lường trước hoặc không thể tránh khỏi: bão, hạn hán, lở núi, sóng thần … sẽ gây thiệt hại lớn cho các thành phần kinh tế.

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến nguyên nhân nợ xấu trên thế giới

1.3.1 Các yếu tố vĩ mô:


Những nghiên cứu thực nghiệm xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô đến các khoản nợ xấu (Lis et at, 2009; Salas và Suarina 2002; Rajan & Dhal, 2003; Jimenes và Saurina, Hippolyte Fofack (2005)‌

Các yếu tố vĩ mô thường được nhấn mạnh như: Tăng trưởng GDP, lạm phát.

Tăng trưởng GDP:

Có bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu trong nhiều bài nghiên cứu trước đây như Salas và Suarina 2002; Rajan & Dhal, 2003; Jimenes và Saurina, Hippolyte Fofack (2005)

Lis et at (2000) giải thích trong suốt cuộc khủng hoảng, nợ xấu tăng nguyên nhân là do sự khó khăn về tài chính của các hộ gia đình và các công ty. Khi nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, thu nhập của các công ty và hộ gia đình tăng lên có thể cải thiện khả năng trả nợ dẽ dàng hơn, nợ xấu thấp hơn.

Lạm phát:

Hippolyte Fofack (2005) sử dụng quan hệ nhân quả Granger và mô hình dữ liệu bảng tìm hiểu những nhân tố gây ra nợ xấu trong vùng Sahara Châu Phi trong những năm 1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát góp phần làm tăng số nợ xấu ở những nước Châu Phi cận Sahara. Tỷ lệ lạm phát cao đều này sẽ dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng vốn chủ sở hữu các ngân hàng thương mại và mức độ nợ xấu lớn hơn.

1.3.2 Các yếu tố vi mô:

Thông qua nhiều nghiên cứu nước ngoài cho thấy các thành phần như lãi suất cho vay, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, sự thiếu hiệu quả kết quả kinh doanh (ROE), tỷ lệ nợ xấu trước đó có mối quan hệ với nợ xấu ngân hàng (Rajan & Dhal, 2003, Waweru and Kalini, 2009; Lis et al, 2000; Sinkey và Greenwalt, 1991; Das và Gosh, 2007)

Tăng trưởng tín dụng:

Lis et al, 2000 trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ ở thị phần cho vay, điều này mang lại sức tăng trưởng tín dụng cao. Các ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023