Lược Khảo Nghiên Cứu Về Tác Động Của Nhóm Các Yếu Tố Kinh Tế Vĩ Mô Đến Nợ Xấu Ngân Hàng Thương Mại


Bảng 2.3 Lược khảo nghiên cứu về tác động của nhóm các yếu tố đặc thù đến nợ xấu ngân hàng

Yếu tố

Cùng chiều với nợ xấu

Ngược chiều với nợ xấu

Tăng trưởng tín dụng

Clair (1992), Keeton

(1999), Louzis (2012),

Demirguc-Kunt và Detragiache (1997), Nguyễn Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Salas và Sarina (2002),

Foos và ctg (2010)

Le (2016),

Jimenez và ctg (2006)

Quy mô tài sản

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Le (2016), Das và Ghosh

(2007)

Salad và Saurina (2002)

Hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận

Berger và DeYoung (1997), Salad và Saurina (2002)

Podpiera và Weill (2008), Louzis và ctg(2012), Klein (2013), Williams (2004), Rossi và ctg (2009), Altunbas (2000), Wheelock và Wilson (1995), Karim và ctg (2010), Fan và Shaffer (2004), Tsai và Huang (1999), Hughes và Mester (1993), Girardone và ctg (2004).

Vốn và an toàn hoạt động

Louzis và ctg (2012), Le (2016) (với CAR)

Berger và DeYoung (1997), Salad và Saurina (2002), Prasad (2010), Le (2016)

(với LTD)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1683995359 - 9

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


2.2.1.2. Bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố vĩ mô


- Tăng trưởng kinh tế


Hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu đều kiểm định ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến chất lượng khoản vay. Các kết quả nghiên cứu trước đây hầu hết đều cho kết quả ngươc chiều (Salad và Saurina, 2002; Klein, 2013; Park và Zhang, 2012…), chỉ có nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003) trên các NHTM Ấn Độ và Rossi (2009) trên các NHTM Áo là cho kết quả cùng chiều. Như vậy, tăng trưởng kinh tế thấp có thể ảnh hưởng đến việc khả năng trả nợ và từ đó tác động đến nợ xấu như các lý thuyết đã trình bày.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng, lợi tức doanh nghiệp và thu nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Mặt khác, một khi nền kinh tế bùng nổ, xu hướng tâm lý phát sinh là các ngân hàng dễ cấp tín dụng, kể cả việc sàng lọc khách hàng và tài sản thế chấp. Lúc đó, ngân hàng dễ bị tổn thương bởi lựa chọn bất lợi của người đi vay. Khi nền kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ làm sức mua người tiêu dùng giàm, làm mức bán và lợi tức của doanh nghiệp giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay. Khi nợ xấu tăng, gây áp lực lên thanh khoản, các NHTM nảy sinh tâm lý phòng phủ và hạn chế cấp tín dụng cho nền kinh tế. Hậu quả là doanh nghiệp và cá nhân khó tiếp cận vốn, sức sản xuất và tiêu dùng bị giảm, nền kinh tế suy giảm và tiếp tục làm nợ xấu gia tăng.


- Lạm phát và lãi suất


Tương quan của lạm phát và lãi suất với nợ xấu không đồng nhất. Mối quan hệ này cùng chiều hay trái chiều tùy thuộc vào CSTT của mỗi quốc gia và sự chuẩn bị đối phó của các NHTM. Nghiên cứu cho thấy lạm phát cùng chiều với nợ xấu là Le (2016), Nkusu (2011), Pestova và Mamonov (2011), trong khi


đó Washington (2014) nghiên cứu trên các NHTM Kenya cho thấy mối quan hệ này là ngược chiều.

Trong ngắn hạn, nếu NHTM dự báo lạm phát chính xác, các nhà quản lý có thể điều chỉnh lãi suất để tăng doanh thu nhanh hơn so với chi phí nên lạm phát ảnh hưởng nhẹ (Poudel, 2013). Ngoài ra, NHTM không giải ngân dài hạn, họ chỉ tập trung vào cho vay những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế. Điều này làm khối lượng tín dụng giảm, rủi ro tín dụng giảm (Castro, 2012). Trong giai đoạn lạm phát ngắn hạn, nếu NHNN có chính sách tăng cung tiền để hạ lãi suất, tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, nếu duy trì lâu dài sẽ làm lạm phát bùng nổ và kéo dài, hệ quả làm nợ xấu gia tăng (Schechtman và Gaglianone, 2010).


- Tỷ giá hối đoái


Về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và nợ xấu, một số nghiên cứu có kết quả tích cực giữa tỷ giá với nợ xấu như Castro (2012); Beck và ctg (2013); Beck (2013) và Lê Bá Trực (2014). Ngược lại, các nghiên cứu cho kết quả mối tương quan ngược chiều giữa hai yếu tố này là Pestova (2011) và Washington (2014). Khi tỷ giá tăng, các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài trở nên mắc hơn. Điều này khiến các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu phải vay nhiều nội tệ để trả các chi phí bổ sung. Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm các doanh nghiệp này gánh nặng nợ ngoại tệ.


- Thị trường bất động sản


Theo Jimenez và ctg (2006), sự bùng nổ cho vay có mối tương quan với thị trường nhà đất, vì khi các ngân hàng nắm giữ tài sản thế chấp gia tăng hơn các khoản vay, họ thường dễ dàng cho vay nhiều hơn. Tăng trưởng nhanh tín dụng chỉ dựa vào giá trị tài sản thế chấp chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nền kinh tế và thị trường địa ốc bị suy giảm (Nkusu, 2011; Fainstein, 2011; Lê Bá Trực 2014). Đây là thị trường quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó giúp


chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, lượng tiền vay qua thế chấp bất động sản không chỉ tại các nước có nền kinh tế phát triển mà cả những nước có nền kinh tế mới nổi gia tăng đáng kể và thường chiếm tỷ trọng trên 80% tổng lượng vốn vay.

Bảng 2.4. Lược khảo nghiên cứu về tác động của nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ xấu ngân hàng thương mại

Yếu tố

Cùng chiều với nợ xấu

Ngược chiều với nợ xấu

Tăng trưởng kinh tế

Rossi (2009), Rajan và Dhal (2003)

Klein (2013), Salad và Saurina (2002), Louzis và ctg (2012), Jimenez và ctg (2006), Park và Zhang (2012), Das và Ghosh (2007), Prasad (2010), Mileris

(2014)

Tỷ lệ lạm phát

Le (2016), Nkusu

(2011), Pestova và

Mamonov (2011)

Washington (2014)

Lãi suất

Louzis (2012), Pestova

và Mamonov (2011),

Nkusu (2011)

Das và Ghosh (2007)

Tỷ giá hối đoái

Beck (2013), Nkusu (2011), Lê Bá Trực (2014), Castro (2012)

Pestova và Mamonov (2011), Washington (2014)

Tăng trưởng giá bất động sản

Nkusu (2011), Jimenez và Saurina (2006), Lê Bá Trực (2014), Fainstein

(2011)


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Bảng 2.4 trình bày tổng hợp về các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam về tác động của nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ xấu của các NHTM, như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và lãi suất, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng giá bất động sản.


2.2.1.3. Bằng chứng thực nghiệm về yếu tố đặc thù ngành


- Mức độ cạnh tranh ngành


Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm định ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh ngành đến rủi ro tín dụng. Lee và Hsieh (2013) kiểm định ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh trên lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Trung Quốc trên 171 NHTM Trung Quốc giai đoạn 1993-2007. Kết quả cho thấy, mức độ tập trung tương quan ngược chiều với rủi ro, nghĩa là mức độ cạnh tranh của ngân hàng ở Trung Quốc càng cao thì rủi ro các NHTM sẽ càng gia tăng. Kết quả ngược chiều này được tìm thấy trong nghiên cứu của Jimenez và ctg (2007) và Ayaydin và Karakaya (2014) của NHTM Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại cho kết quả mức độ cạnh tranh tác động cùng chiều với nợ xấu, như Martínez và Ramírez (2011), Boyd và Nicolo (2005). Điều này được giải thích là do mức độ tập trung thị trường lớn khiến cho mức lãi suất cho vay của các NHTM lớn tăng lên nhằm tối đa hóa lợi nhuận, điều này sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn và gây ra sự bất ổn lớn trong hệ thống các NHTM.


Bảng 2.5. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của yếu tố đặc thù

ngành đến nợ xấu


Tác giả

Quốc gia nghiên cứu

Giai đoạn

Biến giải thích

Với nợ xấu

Lee và Hsieh (2013)

NHTM Trung Quốc

1993-2007

Chỉ số tập trung HHI và CR4

(-)

Jimenez và Saurina (2006)

NHTM Tây Ban Nha

1984-2002

Chỉ số tập trung HHI

(-)

Ayaydin and Karakaya (2014)

NHTM Thổ Nhĩ Kỳ

2003-2011

HHI

(-)

Boyd và ctg (2005)

NHTM Mỹ


HHI

(+)

Martínez và Ramírez (2011)

NHTM Colombia

2004-2009

HHI

(+)

Lin (2013)

NHTM Mỹ và ngoài Mỹ

2003-2009

HHI

(+)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


- Mức độ kiểm soát của chủ sở hữu


Các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng tỷ lệ sở hữu cổ phần tương quan ngược chiều với nợ xấu (Iannotta và ctg, 2007; Shehzad và ctg, 2010). Điều này được giải thích rằng mức độ kiểm soát của chủ sở hữu góp phần làm giảm hậu quả của vấn đề rủi ro đạo đức. Các nghiên cứu trước cũng sử dụng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cá nhân hay tổ chức làm biến đại diện cho mức độ kiểm soát của chủ sở hữu. Laeven và Levine (2009) sử dụng hai tỷ lệ là 10% và trên 20% trong khi Shehzad và ctg (2010) cho thấy vấn đề có thể nằm ở tỷ lệ sở hữu cao hơn tức là mức độ sở hữu cao của các cá nhân hay tổ chức làm gia tăng nợ xấu.


2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm tác động nợ xấu đến hoạt động ngân hàng


2.2.2.1. Bằng chứng thực nghiệm tác động của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng


Gần đây, nhiều nghiên cứu về hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng thường xem xét chất lượng tài sản có, đặc biệt là nợ xấu ngân hàng. Theo Karim (2010), ngân hàng bị phá sản có tỷ lệ nợ xấu cao và hoạt động kém hiệu quả. Kwan và Eisenbeis (1995) cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu quả lợi nhuận và nợ xấu của các ngân hàng đang hoạt động bình thường.

Các nghiên cứu trong Bảng 2.12 về tác động của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng đều cho thấy mối tương quan trái chiều và có ý nghĩa thống kê (Alkhar, 2011; Trujillo-Ponce, 2013; Le, 2016 và Phạm Hữu Hồng Thái, 2013...).

Achou và Tenguch (2008) sử dụng dữ liệu của NHTW Qatar giai đoạn 2001- 2005, kết quả nghiên cứu cho thấy những ngân hàng với khả năng sinh lời cao thì có các khoản nợ xấu thấp do có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hợp lý. Phạm Hữu Hồng Thái (2013) đã đánh giá tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của 34 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2005-2012, kết quả chỉ ra rằng nợ xấu có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

Banker và ctg (2008) đã sử dụng dữ liệu bảng của 14 NHTM Hàn Quốc giai đoạn 1995-2005 để kiểm định tác động của nợ xấu lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy, nợ xấu có tác động tiêu cực rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Marius và ctg (2011) cũng nghiên cứu cả hệ thống ngân hàng ở châu Âu giai đoạn 2004-2009 phát hiện có sự trái ngược về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Điều này nghĩa là khi nợ xấu tăng lên thì chỉ số ROA giảm và đặt biệt là chỉ số ROE giảm rất mạnh.

Trujillo-Ponce (2013) cũng cho kết quả tương tự khi phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTM Tây Ban Nha giai đoạn 1999-2009.


Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng thông qua mô hình GMM để đo lường ảnh hưởng của 89 NHTM với 697 quan sát, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều với ROA mức ý nghĩa 5% và ROE với mức ý nghĩa 1%.

Bằng cách lượng hóa hiệu quả hoạt động thông qua kiểm soát các nhân tố rủi ro và chất lượng tài sản của các NHTM Nhật trong giai đoạn 1993-1996, Altunbas và ctg (2000) phát hiện tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả hoạt động có mối quan hệ ngược chiều. Đồng thời, sau khi kiểm soát được các yếu tố rủi ro thì các ngân hàng này có xu hướng phải chịu đựng việc giảm hiệu quả hoạt động theo quy mô, do buộc phải cắt giảm chi phí. Kết quả này cũng nhất quán với nghiên cứu của Hughes và Mester (1993) trong nghiên cứu thực hiện trên các ngân hàng ở Mỹ và nghiên cứu của Girardone và ctg (2004).

Bảng 2.6. Lược khảo nghiên cứu về tác động của nợ xấu đến hiệu quả


Tác giả

Quốc gia nghiên cứu

Giai đoạn nghiên cứu

Biến phụ thuộc

Tương quan

Le (2016)

196 NHTM từ 8 quốc gia Đông Á

2005-2014

Tác động của NPL đến ROA

(-)

Phạm Hữu Hồng Thái (2013)

NHTMCP Việt Nam

2005-2012

ROA, ROE

(-)

Trujillo-Ponce (2013)

NHTM Tây Ban Nha

1999-2009

ROA

(-)

Marius (2008)

NHTM Châu Âu

2004-2009

ROA và ROE

(-)

Banker và ctg (2008)

NHTM Hàn Quốc

1995-2005

ROA và ROE

(-)

Achou và Tenguch (2008)

NHTM Qatar

2001-2005

ROA và ROE

(-)

Karim và ctg (2010)

NHTM Singapore và Malaysia

1995-2000

CE

(-)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí