với tái cơ cấu doanh nghiệp là một lựa chọn đáng tham khảo. Hướng đi này được công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) thực hiện.
Thứ ba, xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và tuân thủ thời hạn đề ra. Nếu thời hạn xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu được càng hạn chế, nếu xử lý nợ xấu càng nhanh thì hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế có lợi.
Thứ tư, xử lý nợ xấu đi đôi với ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai. Việc ngăn chặn nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng phải có một giải pháp cụ thể cùng với các chính sách vĩ mô phải lành mạnh.
Thứ năm, một vấn đề có thể thấy, đó là trong khi xử lý nợ xấu các NHTM phải chấp nhận tổn thất khá lớn, song với mục tiêu hạn chế tối đa thiệt hạn và thu hồi vốn nhanh nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã tổng hợp và điểm lại lý luận chung về nợ xấu như khái niệm nợ xấu, các chỉ tiêu cơ bản, tác động của nợ xấu. Xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu qua các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và thế giới, tổng hợp nguyên nhân gây ra nợ xấu trong thời gian qua tại Việt Nam có yếu tố từ ngân hàng, khách hàng vay và môi trường kinh doanh. Phần cuối chương, luận văn trình bày kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số quốc gia và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn từ 2008-2013
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2013, Agribank có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng; tổng dư nợ 530.600 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Sự tăng trưởng về nguồn vốn:
Trước áp lực cạnh tranh cũng như nhằm tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cấp và mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ thì tăng trưởng về quy mô tài sản, nguồn vốn là bắt buộc với các Ngân hàng. Với vị thế là ngân hàng lớn nhất cả nước với mạng lưới hoạt động rộng khắp cùng thương hiệu lâu năm, Agribank đã huy động được nguồn vốn lớn từ các cá nhân và tổ chức.
Có thể thấy nguồn vốn của Agribank trong giai đoạn 2008-2013 liên tục tăng, đặc biệt là năm 2009 tăng 20,8%, năm 2010 tăng 9,5%, năm 2011 tăng 6,6%, năm 2012 tăng 10,1% và năm 2013 tăng 14%. Giai đoạn 2010-2011 tốc độ tăng có giảm do tình hình chạy đua lãi suất huy động nhằm đàm bảo yêu cầu thanh khoản của các ngân hàng rất căng thẳng nhưng Agribank vẫn chấp hành nghiêm túc chỉ đạo về trần lãi suất huy động của NHNN, không nhận các khoản tiền gửi lãi suất cao vượt trần. Từ 2012 đến nay nguồn vốn đã có tốc độ tăng cao hơn qua từng năm.
Về cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ, đồng nội tệ chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (trên 90%) và ngày càng cao hơn.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn, lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm, lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng và chiếm tỷ trọng cao cho thấy nguồn vốn chưa thật sự ổn định. Nguồn vốn huy động của Agribank có nhiều khoản tiền gửi lớn của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Agribank cần chú ý tăng nguồn tiền huy động trung dài hạn từ dân cư nhằm ổn định nguồn vốn huy động
Nhìn chung trong hoàn cảnh nhiều bất lợi như ngừng huy động và tất toán tài khoản tiền gửi bằng vàng theo chỉ đạo của NHNN, giảm trần lãi suất huy động, cuộc chạy đua huy động vốn và cạnh tranh quyết liệt giành khách hàng giữa các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng TMCP với nhiều chương trình khuyến mãi, quảng bá rầm rộ và cả vượt trần lãi suất thì những kết quả mà Agribank đạt được trong công tác huy động là rất đáng khích lệ.
Bảng 2.1: Số liệu nguồn vốn của NHNo&PTNTVN từ 2008-2013
ĐVT: triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng N.vốn | 355.519.274 | 429.568.258 | 470.568.029 | 501.418.328 | 552.301.205 | 629.703.238 |
Tốc độ tăng (%) | 20,8% | 9,5% | 6,6% | 10,1% | 14,0% | |
Theo tiền tệ | 355.519.274 | 429.568.257 | 470.568.029 | 501.418.328 | 552.301.205 | 629.703.238 |
Nội tệ | 319.594.765 | 372.904.026 | 418.009.650 | 453.903.720 | 512.456.625 | 597.787.428 |
Tỷ trọng (%) | 89,9% | 86,8% | 88,8% | 90,5% | 92,8% | 94,9% |
Ngoại tệ | 35.924.509 | 56.664.231 | 52.558.379 | 47.514.608 | 39.844.580 | 31.915.810 |
Tỷ trọng (%) | 10,1% | 13,2% | 11,2% | 9,5% | 7,2% | 5,1% |
Theo kỳ han | 358.621.414 | 429.959.171 | 470.567.990 | 501.418.328 | 552.301.205 | 629.703.238 |
Tiền gửi KKH | 78.750.705 | 90.449.726 | 95.101.458 | 84.995.971 | 105.461.070 | 118.045.118 |
Tỷ trọng (%) | 22,0% | 21,0% | 20,2% | 17,0% | 19,1% | 18,7% |
Tiền gửi CKH<12Tháng | 132.718.247 | 201.473.352 | 252.847.315 | 316.917.870 | 318.430.273 | 370.533.685 |
Tỷ trọng (%) | 37,0% | 46,9% | 53,7% | 63,2% | 57,7% | 58,8% |
Tiền gửi CKH >=12 Tháng | 147.152.462 | 138.036.093 | 122.619.217 | 99.504.487 | 128.409.862 | 141.124.435 |
Tỷ trọng (%) | 41,0% | 32,1% | 26,1% | 19,8% | 23,2% | 22,4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Lê Nguyễn Đông Uyên - 2
- Nhân Tố Khách Quan Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Nhà Nước
- Kinh Nghiệm Xử Lý Nợ Xấu Của Các Nước Và Bài Học Cho Việt Nam
- Kết Quả Hoạt Động Của Nhno&ptntvn Từ 2008-2013
- Nợ Xấu Của Nhno&ptntvn Từ 2008-2013 Theo Thời Hạn Vay
- Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Nguồn: NHNo&PTNT VN
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng Agribank liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2013 tuy tốc độ tăng khác nhau. Từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng từ nền kinh tế suy thoái nên tăng trưởng dư nợ đã chậm lại theo hướng sàng lọc khách hàng với những tiêu chí cho vay chặt chẽ hơn.
Xét theo loại tiền cho vay, dư nợ tín dụng nội tệ luôn chiếm tỷ trên 90% và ngày càng tăng cho thấy Agribank dần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là hỗ trợ khu vực nông thôn cũng như lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong nước.
Xét theo thời hạn thì tỷ trọng giữa dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn khá ổn định ở mức 60% và 40%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đang tăng dần từ 61,1% năm 2010 lên 63,4% năm 2011; 64,5% năm 2012 và 65,3% năm
2013.
Xét theo ngành kinh tế, tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn liên tục tăng và ở mức trên 60%. Điều này cho thấy Agribank đang hoạt động đúng với chức năng và nhiệm vụ của mình. Các lĩnh vực không khuyến khích như bất động sản và chứng khoản giảm dần cả về dư nợ và tỷ trọng. Agribank cũng tích cực thực hiện các giải pháp cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ và NHNN như cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên theo nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay chương trình bình ổn giá, chương trình 10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi ngắn hạn các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu với lãi suất tối thiểu 7%/năm,...
Xét theo đối tượng tín dụng, tỷ trọng tín dụng của các đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân đều chiếm tỷ lệ trên 40%. Đây là các đối tượng khách hàng chủ yếu của Agribank. Định hướng thời gian sắp tới của Agribank là ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay sản xuất chế biến xuất nhập khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, tiếp tục chương trình “ chung tay xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020.
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của NHNo&PTNTVN từ 2008-2013
ĐVT: triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Dư nợ theo loại tiền tệ | 284.679.580 | 354.832.979 | 414.952.790 | 443.567.645 | 479.939.735 | 530.056.930 |
Tốc độ tăng (%) | 24,6% | 16,9% | 6,9% | 8,2% | 10,4% | |
Dư nợ nội tệ | 262.569.354 | 326.949.949 | 379.604.685 | 409.248.886 | 448.888.438 | 503.781.802 |
Tỷ trọng (%) | 92,2% | 92,1% | 91,5% | 92,3% | 93,5% | 95,0% |
Tốc độ tăng (%) | 24,5% | 16,1% | 7,8% | 9,7% | 12,2% |
22.110.226 | 27.883.031 | 35.348.106 | 34.318.759 | 31.051.297 | 26.275.128 | |
Tỷ trọng (%) | 7,8% | 7,9% | 8,5% | 7,7% | 6,5% | 5,0% |
Tốc độ tăng (%) | 26,1% | 26,8% | -2,9% | -9,5% | -15,4% | |
Dư nợ theo thời hạn | 284.679.580 | 354.832.979 | 414.952.790 | 443.567.645 | 479.939.735 | 530.056.930 |
Dư nợ cho vay ngắn hạn | 175.889.391 | 213.478.127 | 253.659.678 | 281.381.629 | 309.691.853 | 346.215.458 |
Tỷ trọng (%) | 61,8% | 60,2% | 61,1% | 63,4% | 64,5% | 65,3% |
Tốc độ tăng (%) | 21,4% | 18,8% | 10,9% | 10,1% | 11,8% | |
Dư nợ cho vay trung dài hạn | 108.790.275 | 141.354.909 | 161.293.168 | 162.186.072 | 170.247.915 | 183.841.499 |
Tỷ trọng (%) | 38,2% | 39,8% | 38,9% | 36,6% | 35,5% | 34,7% |
Tốc độ tăng (%) | 29,9% | 14,1% | 0,6% | 5,0% | 8,0% | |
Dư nợ theo ngành kinh tế | 284.679.580 | 354.832.979 | 414.952.790 | 443.567.645 | 479.939.735 | 530.056.930 |
Dư nợ cho vay nông nghiệp. nông thôn | 110.319.647 | 199.316.707 | 241.581.372 | 259.515.782 | 289.334.525 | 331.162.033 |
Tỷ trọng (%) | 38,8% | 56,2% | 58,2% | 58,5% | 60,3% | 62,5% |
Tốc độ tăng (%) | 80,7% | 21,2% | 7,4% | 11,5% | 14,5% | |
Dư nợ cho vay BĐS | 13.873.835 | 17.086.983 | 18.159.301 | 17.384.384 | 16.213.249 | 11.419.613 |
Tỷ trọng (%) | 4,9% | 4,8% | 4,4% | 3,9% | 3,4% | 2,2% |
Tốc độ tăng (%) | 23,2% | 6,3% | -4,3% | -6,7% | -29,6% | |
Dư nợ cho vay chứng khoán | 191.413 | 609.036 | 112.318 | 45.180 | 8.590 | 4.442 |
Tỷ trọng (%) | 0,1% | 0,2% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
Tốc độ tăng (%) | 218,2% | -81,6% | -59,8% | -81,0% | -48,3% |
17.809.872 | 36.335.942 | 57.283.670 | 44.082.080 | 48.751.040 | 66.337.785 | |
Tỷ trọng (%) | 6,3% | 10,2% | 13,8% | 9,9% | 10,2% | 12,5% |
Tốc độ tăng (%) | 104,0% | 57,7% | -23,0% | 10,6% | 36,1% | |
Khác | 142.484.814 | 101.484.313 | 97.816.130 | 122.540.218 | 125.632.331 | 121.133.057 |
Tỷ trọng (%) | 50,1% | 28,6% | 23,6% | 27,6% | 26,2% | 22,9% |
Tốc độ tăng (%) | -28,8% | -3,6% | 25,3% | 2,5% | -3,6% | |
Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế | 284.679.580 | 354.832.979 | 414.952.790 | 443.567.645 | 479.939.735 | 530.056.930 |
DN nhà nước | 16.949.593 | 26.632.510 | 22.406.083 | 21.907.914 | 19.862.107 | 17.776.964 |
Tỷ trọng (%) | 6,0% | 7,5% | 5,4% | 4,9% | 4,1% | 3,4% |
Tốc độ tăng (%) | 57,1% | -15,9% | -2,2% | -9,3% | -10,5% | |
DN ngoài quốc doanh | 147.090.126 | 155.099.638 | 190.337.686 | 208.945.196 | 213.855.515 | 212.945.828 |
Tỷ trọng (%) | 51,7% | 43,7% | 45,9% | 47,1% | 44,6% | 40,2% |
Tốc độ tăng (%) | 5,4% | 22,7% | 9,8% | 2,4% | -0,4% | |
Hợp tác xã | 952.863 | 1.062.760 | 1.008.749 | 750.200 | 741.275 | 747.430 |
Tỷ trọng (%) | 0,3% | 0,3% | 0,2% | 0,2% | 0,2% | 0,1% |
Tốc độ tăng (%) | 11,5% | -5,1% | -25,6% | -1,2% | 0,8% | |
Hộ gia đình. cá nhân | 119.687.000 | 172.038.071 | 201.200.272 | 211.964.334 | 245.480.838 | 298.586.709 |
Tỷ trọng (%) | 42,0% | 48,5% | 48,5% | 47,8% | 51,1% | 56,3% |
Tốc độ tăng (%) | 43,7% | 17,0% | 5,3% | 15,8% | 21,6% |
Nguồn: NHNo&PTNT VN