4.2 Giải pháp hạn chế nợ xấu tại NH No&PTNT VN 54
4.2.1 Đánh giá chính xác năng lực khách hàng trước và sau khi cho vay 54
4.2.2 Hoàn thiện hệ thống phân loại nợ, xếp hạng khách hàng 54
4.2.3 Tăng cường dự báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai 55 4.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 56
4.2.5 Tăng cường chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, nâng cao năng lực quản trị hệ thống 57
4.2.6 Phân loại các khoản nợ quá hạn để có các biện pháp xử lý phù hợp 58
4.2.7 Lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu 59
4.2.8 Đa dạng hóa sản phẩm 59
4.2.9 Chính sách chăm sóc khách hàng 60
4.3 Kiến nghị đối với NHNN 60
4.3.1 Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng 60
4.3.2 Cần cơ chế và khung pháp lý thích hợp cho việc mua bán và xử lý nợ xấu
thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản (VAMC) 61
4.4 Các giải pháp kiến nghị Chính phủ 62
4.4.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ của hệ thống ngân hàng 62
4.4.2 Tăng cường giám sát đối với doanh nghiệp 63
4.4.3 Thực hiện chính sách vĩ mô 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 64
KẾT LUẬN 65
Tài liệu tham khảo Phụ lục
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vị trí của ngành Ngân hàng được ví như bộ xương sống trong nền kinh tế. Thông qua việc luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu đã tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn cho nền kinh tế.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu một cách mạnh mẽ, thực tế này mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đặc biệt là lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Trong xu thế hội nhập ấy, các Ngân hàng Việt Nam đã từng bước cải cách, cơ cấu tổ chức lại cũng như phải nâng cao năng lực tài chính để hòa mình vào cuộc cạnh tranh về vốn với các Ngân hàng bạn. Tuy nhiên cho đến nay, năng lực tài chính của nhiều Ngân hàng Việt Nam vẫn còn yếu, nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay. Và đây chính là một trong những thách thức lớn nhất mà các Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Nhà nước với vai trò đầu tàu đang phải đối mặt. Vấn đề đặt ra cho các Ngân hàng Việt Nam là không những phải giải quyết nhanh, dứt điểm các khoản nợ xấu mà còn phải có những biện pháp để quản trị tốt rủi ro, ngăn chặn nợ xấu gia tăng trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc xem xét và phân tích các nhân tồ tác động đến nợ xấu của Ngân hàng là việc làm cần thiết bởi đây là vấn đề rất được quan tâm tại thời điểm này. Nguyên nhân của thực trạng nợ xấu cao như hiện nay là gì, biện pháp giải quyết hiệu quả ?
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu. Học tập kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và vận dụng vào thực tế của Việt Nam.
Phân tích thực trạng nợ xấu, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NH No&PTNT VN và từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế cũng như xử lý nợ xấu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NH No&PTNT VN giai đoạn 2008-2013
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng No&PTNT VN trong giai đoạn 2008-2013
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: tác giả dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
- Phương pháp định lượng: tác giả tham khảo mô hình hồi quy tuyến tính đo lường các nhân tố tác động đến nợ xấu của Hippolyte Fofack (2005), Salas và Suarina 2002; Rajan & Dhal, 2003; Jimenes và Saurina... Sau khi xem xét, so sánh các mô hình về tính khả thi và phù hợp khi áp dụng trong điều kiện Việt Nam, tác giả quyết định chọn mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Dữ liệu của mô hình được lấy trong giai đoạn từ năm 2008-2013 từ các BCTC theo quý, năm của NH No&PTNT VN, số liệu vĩ mô của Tổng cục thống kê.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về xấu tại NHTM
Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại NH No&PTNT Việt Nam
Chương 3: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại NH No&PTNT Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại NH No&PTNT Việt Nam
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm nợ xấu:
Theo quan điểm của tác giả, nợ xấu là các khoản cho vay mà khách hàng không còn nguồn thu nhập để thanh toán nợ đúng hạn theo cam kết cho ngân hàng
Theo các sách giáo khoa tài chính, các tác giả thường đưa ra những thuật ngữ về nợ xấu như “bad debt”, “non-performing loan”, “doubtful debt” hoặc là các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên (Peter Rose, 2009)
Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để gắng thu hồi ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày.
Theo Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức như sau:
EL = PD x EAD x LGD
(Trong đó PD – Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default – tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ; EI: Expected Loss – tổn thất có thể ước tính)
Trong Hướng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (FSIs), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định nghĩa về nợ xấu “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi
suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004).
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ giảm giá trị thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 chỉ ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị. IAS 39 chú trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng.
Khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG)
Nhóm chuyên gia tư vấn AEG của Liên Hợp Quốc cho rằng định nghĩa về nợ xâu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng dẫn cho các ngân hàng. AEG thống nhất định nghĩa như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên dã được nhập gôc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán dã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày; khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 v/v: Quy định phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 01/06/2013 thì nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5.
Bảng 1.1: So sánh quan điểm về nợ xấu
Basel II | IAS 39 | FSIs | Việt Nam | |
Mục tiêu tính nợ xấu | Giám sát và ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng | Lập báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ | Tính toán chỉ tiêu lành mạnh tài chính | Lập báo cáo kết quả trong kỳ |
Định lượng | Nợ quá hạn 90 ngày trở lên | Nợ quá hạn 90 ngày trở lên | Nợ quá hạn 90 ngày trở lên | Nợ quá hạn trên 90 ngày |
Định tính | Dấu hiệu khoản vay chưa được thanh toán, các mất mát có thể xảy ra | Dấu hiệu khách quan là khoản vay giảm giá trị | Dấu hiệu người vay có khả năng không trả được nợ | Dấu hiệu khoản nợ không thu hồi được và có khả năng mất vốn |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Lê Nguyễn Đông Uyên - 1
- Nhân Tố Khách Quan Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Nhà Nước
- Kinh Nghiệm Xử Lý Nợ Xấu Của Các Nước Và Bài Học Cho Việt Nam
- Thực Trạng Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Nguồn: Đinh Thị Thanh Vân, 2012
1.1.2. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu
Đo lường chất lượng tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính an toàn của NHTM. Một khoản vay tốt là khoản vay mà khách hàng thanh toán đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Để đánh giá chất lượng tín dụng ta có thể xem xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
x 100%
Chỉ tiêu nợ xấu cho ta số liệu cụ thể hơn để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn chỉ tiêu nợ quá hạn và phần nào cho thấy chất lượng tín dụng của các NHTM. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.
Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu
Tổng dư nợ
x 100%
Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức ≤ 5%, tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định.
Hệ số RRTD = Tổng dư nợ cho vay
Tổng tài sản có
x 100% (Trần Huy Hoàng, 2011)
Hệ số này cho thấy tỷ trọng khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có, tỷ trọng này càng cao thì lợi nhuận càng lớn nhưng cùng với đó là RRTD càng cao, hiệu quả hoạt động quản trị RRTD thấp.
1.1.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Phân loại nợ được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay của từng ngân hàng và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng giữa các khoản vay. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay, có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Việc phân loại và lập dự phòng gây nhiều khó khăn cả về mặt lý thuyết và thực tế, các quôc gia có lựa chọn rất đa dạng cho hệ thống phân loại và lập dự phòng. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thống nhất. Ủy ban Basel đưa ra những hướng dẫn, nguyên tắc quan trọng nhằm mục tiêu hướng tới sự thống nhất trong phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở các quốc gia, nhưng không đưa ra một hệ thống phân loại nợ thống nhất hay các quy trình chuẩn hóa để đánh giá rủi ro tín dụng.
Mức trích lập dự phòng cụ thể
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:
R= ∑
Ri
n i=1
Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
- ∑
n i=1
Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1
đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều
này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.