Kết Quả Hoạt Động Của Nhno&ptntvn Từ 2008-2013


2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Có thể thấy trong giai đoạn hiện tại, cụ thể là 2 năm 2012-2013 Agribank đã gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh giảm mạnh (năm 2012 lợi nhuận giảm 16,3% và năm 2013 lợi nhuận giảm tới 29,6%). Kết quả này một phần là do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế suy thoái nhưng cũng một phần do cơ chế quản lý của Agribank còn chưa chặt chẽ khiến nợ xấu tăng cao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn.

Ngoài ra có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là khá thấp. Năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 1,31%; năm 2009 là 4,21%; năm 2010 là 3,15%; năm 2011 là 3,07%; năm 2012 là 2,8%; năm 2013 là 2,34%. Trong thời gian tới, với những nỗ lực xử lý nợ xấu trong toàn hệ thống cùng sự phục hồi của nền kinh tế, các doanh nghiệp phục hồi hoạt động thì dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank sẽ khả quan hơn.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của NHNo&PTNTVN từ 2008-2013

ĐVT: triệu đồng


Năm Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Doanh thu

97.504.614

71.358.186

91.159.715

126.539.759

116.404.825

97.748.154

Tăng/giảm


-26,8%

27,7%

38,8%

-8,0%

-16,0%

Chi phí

96.225.538

68.354.768

88.288.219

122.651.032

113.150.388

95.456.712

Tăng/giảm


-29,0%

29,2%

38,9%

-7,7%

-15,6%

Lợi nhuận

1.279.076

3.003.418

2.871.496

3.888.727

3.254.437

2.291.443

Tăng/giảm


134,8%

-4,4%

35,4%

-16,3%

-29,6%

Lợi nhuận/doanh

thu


1,31%


4,21%


3,15%


3,07%


2,8%


2,34%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Lê Nguyễn Đông Uyên - 6

Nguồn: NHNo&PTNT VN


2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn từ 2008-2013

2.2.1 Công tác phòng ngừa và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam‌

2.2.1.1 Quy trình phê duyệt và quản lý tín dụng

Quy định về phân cấp quyết định cấp tín dụng

Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng nhằm mục đích xác định quyền phán quyết tín dụng. Quyền phán quyết tín dụng được phân bổ cho những cấp bậc cán bộ có đủ chuyên môn, kinh nghiệm để đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích liên quan khi phê duyệt tìn dụng. Theo Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Theo cấu trúc phân cấp, quyết định cấp tín dụng được ủy quyền như sau:

+ Hội đồng thành viên có thẩm quyền tín dụng tối cao, quyết định phê duyệt cấp tín dụng với những trường hợp vượt thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng giám đốc. Trường hợp tổng mức cấp tín dụng đối với 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank hoặc nhóm khách hàng liên quan vượt quá 25% vốn tự có của Agribank thì phải được Thống đốc NHNN cho phép.

+ Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng giám đốc đối với 1 khách hàng tối đa là 1.000 tỷ đồng, đối với 1 dự án đầu tư là 500 tỷ đồng.

+ Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh được xác định theo Loại, nhóm chi nhánh. Các chi nhánh được phân loại căn cứ vào dư nợ tại thời điểm cuối năm liền kề. Ngoài ra thẩm quyền được quyết định bởi chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh.

Quy định cho vay và quản lý tín dụng

Quy trình phê duyệt và quản lý tín dụng tại Agribank theo mô hình phân tán. Các chi nhánh, phòng giao dịch có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của mình và


chủ động cấp tín dụng theo thẩm quyền. Đối với khoản vay vượt thẩm quyền sẽ trình lên cấp cao hơn (Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên). Theo đó khi có hồ sơ tín dụng, lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh sẽ phân cán bộ tín dụng thẩm định. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu thì cán bộ tín dụng sẽ trình duyệt lên lãnh đạo phòng, giám đốc chi nhánh. Sau khi hồ sơ được duyệt cán bộ tín dụng sẽ tiến hành các thủ tục giải ngân và quản lý hồ sơ, chịu trách nhiệm nhắc nhở và thu nợ cho đến khi khách hàng thanh toán hết toàn bộ lãi và vốn vay. Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Mô hình này có điểm yếu là nhiều công việc tập trung hết một người, thiếu sự chuyên sâu, dễ dẫn tới rủi ro đạo đức. Mặc dù tại các chi nhánh đều có phòng kiểm soát nội bộ nhưng hoạt động chưa thật sự hiệu quả do quá trình làm việc chung tại chi nhánh nên dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tình cảm . Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng nên có nhiều hạn chế.

2.2.1.2 Công tác kiểm tra giám sát tín dụng

Công tác kiểm tra nội bộ:

Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Agribank hoạt động theo quyết định 468/QĐ/HĐQT/-KTKT. Theo đó hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ (gọi tắt là kiểm tra nội bộ) là một hệ thống chuyên trách trực thuộc bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc. Hệ thống kiểm tra nội bộ có từ Trụ sở chính đến các Sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, công ty trực thuộc để giúp Tổng giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Hệ thống kiểm tra nội bộ độc lập trong hoạt động đối với các bộ phận nghiệp vụ cũng như các đơn vị trong toàn hệ thống Agribank với nguyên tắc hoạt động là tập trung, thống nhất, trung thực, khách quan. Nhiệm vụ chính của hệ thống kiểm tra nội bộ là kiểm tra việc chấp hành


các quy định pháp luật, của NHNN và Agribank; kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của Agribank.

Công tác kiểm tra khách hàng:

Công tác kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân được thực hiện bởi Agribank nơi cho vay. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay thực hiện lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cư trú tại đô thị và chậm nhất trong vòng 60 ngày đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cư trú tại nông thôn. Các lần kiểm tra và giám sát tiếp theo Giám đốc chi nhánh nơi cho vay chỉ đạo nhằm nắm bắt tình hình sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm có biện pháp xử lý như: cho vay tiếp, cơ cấu nợ, thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm mục đích sử dụng vốn ghi trong hợp đồng tín dụng, tình hình tài chính thu nhập, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hiện trạng tài sản đàm bảo. Đây là những điểm mấu chốt ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng.

2.2.1.3 Công tác quản lý nợ xấu

* Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng

Hiện Agribank đã ban hành Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động. Quyết định này dựa trên Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN.

Cụ thể theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR, Agribank sẽ phân loại các khoản vay thành 2 nhóm.

Nhóm 1: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính thuộc đối tượng chấm điểm (có BCTC trên 2 năm), khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng trờ lên.


Nhóm 2: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính không đủ điều kiện chấm điểm (có BCTC dưới 2 năm), khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ dưới 500 triệu đồng.

Nhóm 1 sẽ được phân loại qua kết quả chấm điểm trên hệ thống xếp hạng nội bộ. Nhóm 2 sẽ được phân loại dựa trên tình trạng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

Sau khi tự xếp hạng khách hàng, Agribank nơi cho vay phải sử dụng kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ.

Bảng 2.4: Phân loại theo kết quả xếp hạng nội bộ


Xếp hạng

Mô tả

Điểm

Phân loại

Nhóm nợ

AAA

Tối ưu

90-100


Nợ đủ tiêu chuẩn


1

AA

Ưu

80-89

A

Tốt

73-79

BBB

Khá

70-72


Nợ cần chú ý


2

BB

Trung bình khá

63-69

B

Trung bình

60-62


Nợ dưới tiêu chuẩn


3

CCC

Dưới trung bình

56-59

CC

Yếu

53-55

C

Kém

44-52

Nợ nghi ngờ

4

D

Rất yếu kém

<44

Nợ có khả năng mất vốn

5

Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng NHNo&PTNT VN Số tiền trích lập cụ thể được tính theo công thức:

R= (A-C) x r


Trong đó:

A: dư nợ gốc

C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ, cụ thể Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 5%

Nhóm 3: 20%

Nhóm 4: 50%

Nhóm 5: 100%

* Biện pháp thực hiện khi phát sinh nợ xấu

Hiện nay, Agribank nơi cho vay mà cụ thể là các cán bộ tín dụng sẽ quản lý khoản vay từ khi giải ngân đến khi trả dứt nợ. Do đó khi khoản vay nào có dấu hiệu hoặc đã chuyển sang nợ xấu như chậm thanh toán nợ vay, tình hình tài chính kinh doanh thu nhập suy giảm,.. thì cán bộ tín dụng, Agribank nơi cho vay phải nắm rõ và có các biện pháp xử lý nhằm thu hồi vốn tránh gây thiệt hại, thất thoát tài sản cho ngân hàng. Các biện pháp xử lý là nhắc nhở, đôn đốc khách hàng dùng mọi nguồn thu để thanh toán nợ vay; hỗ trợ về vốn, giảm lãi nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời và có thiện chí trả nợ; bán nợ; khởi kiện; xử lý tài sản đảm bảo;....

2.2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn từ 2008-2013

2.2.2.1 Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Nợ xấu tại Agribank liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2011 cà về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ. Từ 6.566 tỷ đồng năm 2008 (tương đương 2,27 % tổng dư nợ) lên 9.265 tỷ đồng năm 2009 (2,57 % tổng dư nợ) và 15.575 tỷ đồng năm 2010 (3, 7 % tổng dư nợ) Đặc biệt năm 2011, nợ xấu tăng 76% (từ 15.575 tỷ đồng lên

27.445 tỷ đồng), chiếm 6,1% tổng dư nợ. Có thể thấy các khoản vay tại Agribank chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái cũng như lạm phát và suy


giảm kinh tế trong nước. Đặc biệt những khoản vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình khó khăn trong kinh doanh, nợ xấu tăng cao diễn ra không chỉ với riêng Agribank mà còn đối với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Từ năm 2012, tình hình nợ xấu đã giảm dần (xuống 5,69% tổng dư nợ năm 2012 và 4,68% tổng dư nợ năm 2013). Có điều này là do nỗ lực giải quyết nợ xấu của Agribank cũng như được sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Một số khách hàng gặp khó khăn tạm thời đã được cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012.

Ngoài những cố gắng rất đáng khích lệ thì có thể thấy nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của Agribank liên tục tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Đây là những khoản nợ rất khó thu hồi và việc khắc phục tốn nhiều thời gian, công sức.


Bảng 2.5: Nợ xấu của NHNo&PTNTVN từ 2008-2013 theo nhóm nợ

ĐVT: triệu đồng


Năm


Nhóm


2008


2009


2010


2011


2012


2013


NHÓM 3


2.670.519


3.117.615


2.980.937


4.925.688


6.171.521


5.294.737


NHÓM 4


2.259.222


2.431.881


3.197.521


7.713.804


4.640.474


2.857.200


NHÓM 5


1.636.705


3.716.376


9.396.864


14.806.384


16.981.756


17.502.868


TỔNG


6.566.446


9.265.872


15.575.322


27.445.876


27.793.751


25.654.805


TỶ LỆ


2,27%


2,57%


3,70%


6,10%


5,69%


4,68%

Nguồn: NHNo&PTNT VN


2.2.2.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Nợ xấu của NHNo&PTNTVN từ 2008-2013 theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng nợ xấu

6,566,446

9,265,872

15,575,322

27,445,876

27,793,751

25,654,805

Tăng, giảm(%)


41.11%

68.09%

76.21%

1.27%

-7.70%

Cá nhân

3,507,671

4,037,061

3,192,140

3,976,282

3,684,568

4,467,306

DNTN

433,950

473,162

485,535

1,030,050

882,927

922,037

Hộ gia đình

90,243

62,587

40,467

71,332

92,205

114,898

HTX

24,135

34,233

36,830

33,553

40,396

28,124

CTCP

693,274

1,785,455

2,392,941

8,908,452

9,725,032

7,575,360

TNHH

1,565,210

2,149,231

4,363,674

8,119,938

9,666,329

10,353,323

Liên doanh

34,772

10,677

112,012

162,554

96,568

0

Công ty DTNN

39,043

85,785

167,724

203,540

2,242,730

1,052,292

DNNN

34,212

438,975

269,375

1,333,077

1,219,895

1,045,018

TC khác

143,937

188,706

4,514,624

3,607,098

143,101

96,446

Nguồn: NHNo&PTNT VN

Nợ xấu là khách hàng doanh nghiệp chiếm chủ yếu và liên tục tăng. Năm 2010, nợ xấu là khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 79,5% tổng nợ xấu, năm 2011 là 85,5%, năm 2012 là 86,7%, năm 2013 là 82,6%. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thậm chí phá sản. Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp bị phá sản không chỉ do bản thân doanh nghiệp gây ra, mà do yếu tố khách quan có thể kể đến là chính sách, môi trường và yếu tố bên ngoài của nền kinh tế thế giới. Những doanh nghiệp khó khăn nhất, sản xuất kinh doanh đình trệ và phá sản chủ yếu là doanh nghiệp dựa vào vốn Ngân hàng. Cộng với lãi suất cao trong giai đoạn 2011-2013 hầu hết các doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Đặc biệt dư nợ của Agribank với những khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực bất động sản, xây dựng khá cao. Đây là những lĩnh vực rất nhạy cảm với biến động của nền kinh tế và thực tế cho thấy nợ xấu thường tập trung vào nhóm khách hàng này.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí