Hữu ích | |||
Cheng và cộng sự (2006) | Chấp nhận Internet Banking: một nghiên cứu thực nghiệm ở Hồng Kông | TAM | Dễ sử dụng Bảo mật web Thái độ sử dụng |
Ý định sử dụng | |||
Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM thêm biến cảm nhận bảo mật trang web. Với việc khảo sát các khách hàng đang sử dụng Internet Banking ở ngân hàng ở Hồng Kông, cũng giống như nghiên cứu trước dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận hữu ích và ảnh hưởng gián tiếp tới ý định sử dụng, cảm nhận hữu ích ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng. Điểm khác của nghiên cứu này là nhân tố cảm nhận bảo mật trang web được đưa vào xem xét trong mối quan hệ với các nhân tố hữu ích, thái độ, ý định sử dụng. Kết quả nhân tố bảo mật web có ảnh hưởng tới cảm nhận hữu ích, thái độ sử dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng ở Hồng Kông. Hạn chế của nghiên cứu là không xem xét mối liên quan tới đặc điểm nhân khẩu và không khảo sát nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới khách hàng chưa sử dụng dịch vụ này để giúp cho các ngân hàng có chiến lược trong việc mở rộng dịch vụ Internet Banking ở Hồng Kông. | |||
Sự hữu ích | |||
Sự dễ sử dụng | |||
Ndubisi (2006) | Ý định và sự chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking | TAM | Tin cậy Kinh nghiệm máy tính |
Thái độ sử dụng | |||
Ý định sử dụng | |||
Ndubisi (2006) sử dụng mô hình TAM thêm hai biến sự tin cậy và kinh nghiệm máy tính. Thông qua khảo sát khách hàng ở Malaysia, qua việc phân tích các số liệu kết quả chỉ ra rằng: nhân tố sự tin cậy có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp qua nhân tố sự hữu ích tới ý định sử dụng của khách hàng. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kent Ericksson và cộng sự (2005). Nhân tố sự hữu ích, dễ sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng mạnh nhất tới ý định sử dụng Internet Banking, kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với nghiên cứu trước cho là nhân tố dễ sử dụng ảnh hưởng gián tiếp tới ý định sử dụng của khách hàng về dịch vụ Internet Banking (Davis,1989; Cheng và cộng sự,2005; Kent Ericksson và cộng sywj, 2005). Điểm khác biệt là nhân tố kinh nghiệm máy tính không có ảnh hưởng gì tới ý định và sự chấp nhận Internet Banking của khách hàng ở Malaysia. | |||
Hữu ích | |||
Nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng | Dễ sử dụng | ||
Yiu và cộng sự (2007) | Internet Banking | TAM | Tính sáng tạo Rủi ro |
ở Hồng Kông | Thái độ sử dụng | ||
Ý định sử dụng | |||
Khác với nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cũng nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng của khách hàng ở Hồng Kông, nghiên cứu của Yiu và cộng sự (2007) cũng sử dụng mô hình TAM nhưng thêm biến tính sáng tạo và cảm nhận rủi ro. Với phạm vi nghiên cứu khá hẹp hỏi qua điện thoại 150 khách hàng ở Hồng Kông, kết quả phân tích từ dữ liệu thu thập được chỉ ra rằng: nhân tố hữu ích, dễ sử dụng, cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng tới ý định sử dụng và điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước. Tuy nhiên nghiên cứu này có sự khác biệt so với các |
Có thể bạn quan tâm!
- Khoảng Cách Địa Lý Từ Nhà (Văn Phòng) Tới Ngân Hàng
- Use Ib Service Frequently As Source Of Information
- Kinh Nghiệm Máy Tính Và Khả Năng Truy Cập Internet
- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 25
- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 26
- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Sara (2007) | Nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận Internet Banking ở Iran | Kết hợp TAM- TPB | Cảm nhận hữu ích Cảm nhận dễ sử dụng Tin cậy Tiêu chuẩn chủ quan Hành vi kiểm soát cảm nhận Thái độ hành vi |
Nghiên cứu kết hợp mô hình TAM- TPB thêm biến tin cậy. Kết quả nghiên cứu: nhân tố tin cậy có ảnh hưởng đáng kể tới cảm nhận hữu ích, cảm nhận hữu ích ảnh hưởng trực tiếp đáng kể tới thái độ và ý định sử dụng, còn nhân tố dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận hữu ích, thái độ sử dụng và ảnh hưởng gián tiếp tới ý định sử dụng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt với các nghiên cứu khác khi sử dụng mô hình lý thuyết TAM. Nghiên cứu này đã kết hợp cả lý thuyết TAM- TPB chỉ ra rằng nhân tố tin cậy có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi cảm nhận, tiêu chuẩn chủ quan và Tiêu chuẩn chủ quan, hành vi kiểm soát cảm nhận không ảnh hưởng tới thái độ nhưng ảnh hưởng tới ý định sử dụng của khách hàng nhưng không mạnh. Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trong một phạm vi hẹp ở 4 chi nhánh của ngân hàng Saman ở Tehran, Iran những khách hàng có kinh nghiệm Internet (với cả khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng). | |||
Ozdemir và cộng sự (2008) | Nhận thức khác biệt của nhóm khách hàng chấp nhận và không chấp nhận Internet Banking ở Ngân hàng bán lẻ Thổ Nhĩ Kỳ | TAM | Hữu ích Dễ sử dụng Bảo mật Rủi ro Thái độ sử dụng Ý định sử dụng |
Nghiên cứu của Ozdemir và cộng sự (2008), mở rộng mô hình TAM thêm các biến: nhận thức rủi ro, bảo mật và các biến kiểm soát bên ngoài: các kinh nghiệm trước đó, đặc điểm nhân khẩu. Nghiên cứu có sự khác biệt với các nghiên cứu trước, nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức giữa 2 nhóm khách hàng: khách hàng chấp nhận sử dụng và không chấp nhận sử dụng Internet Banking. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: - Nhóm khách hàng chấp nhận Internet Banking thì cho rằng nó hữu ích hơn, dễ sử dụng và không nhiều rủi ro, trong đó bảo mật, nhận thức rủi ro là yếu tố quan trọng nhất. - Nhóm khách hàng chấp nhận Internet Banking là những người có thu nhập cao hơn, ít thời gian rảnh rỗi và chính họ là những người có kinh nghiệm sử dụng máy tính nên dễ dàng cảm nhận được hữu ích của Internet Banking. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu trong phạm vi khá hẹp, hỏi 155 người có thu nhập cao, có tài khoản ở ngân hàng nhưng không nghiên cứu cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ Internet Banking họ đang sử dụng để có định hướng phát triển và kết nối dài lâu. | |||
Ming-Chi Lee (2008) | Nhân tố ảnh hưởng tới chấp nhận Internet Banking ở Đài Loan với sử dụng kết hợp TAM- TPB | Kết hợp TAM-TPB | Hữu ích Dễ sử dụng Tiêu chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi cảm nhận Lợi ích Rủi ro (rủi ro tài chính, xã hội, thời gian, an toàn/bảo mật, hiệu suất) |
Honei, Nasim (2009) | Nghiên cứu tỷ lệ chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng miền Trung Tây của Mỹ | TAM | Hữu ích Dễ sử dụng Thái độ sử dụng Ý định sử dụng Biến kiểm soát về phía ngân hàng Biến kiểm soát phía khách hàng |
Nghiên cứu này có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước sử dụng mô hình TAM nhưng thêm các biến kiểm soát về phía ngân hàng (tin tưởng vào Internet Banking, bản thân ngân hàng, hỗ trợ dịch vụ, duyệt web) và về phía khách hàng (kiến thức, ưu đãi, an toàn/bảo mật). Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhân tố kiến thức có ảnh hưởng tới việc dễ dàng sử dụng, nhân tố ưu đãi của ngân hàng ảnh hưởng tới cảm nhận hữu ích. Nhận thức dễ dàng sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng, nhận thức hữu ích thì không ảnh hưởng. Kết quả này có sự khác biệt với các nghiên cứu trước, đều cho rằng nhận thức hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng, còn nhận thức dễ sử dụng thì ảnh hưởng gián tiếp. Kết quả nghiên cứu không thống nhất có thể do điều kiện, đặc điểm con người của Mỹ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trong một vùng kết quả khó có thể suy rộng ra cho các nước khác. | |||
Kesharwani và cộng sự (2012) | Nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận Internet Banking ở Ấn Độ | Kết hợp TAM - TPB | Cảm nhận hữu ích Dễ sử dụng Cảm nhận rủi ro Tin cậy Thiết kế trang web |
Kesharwani và cộng sự (2012) thì kết hợp cả hai mô hình TPB và TAM để giải thích nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận Internet Banking ở Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng: việc thiết kế trang web của ngân hàng mà tốt sẽ làm tăng sự cảm nhận hữu ích, dễ sử dụng và giảm thiểu rủi ro. Nhân tố tin cậy có tác động tiêu cực tới cảm nhận rủi ro và cảm nhận rủi ro (perceived risk ) có tác động tiêu cực tới hành vi sử dụng Internet Banking của khách hàng. Nghiên cứu này đã phát triển hơn các nghiên cứu trước, nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng Internet Banking trong mối quan hệ giữa sự tin cậy và cảm nhận rủi ro, khách hàng chấp nhận sử dụng Internet Banking được quyết định bởi họ cảm thấy độ tin cậy cao, mức rủi ro thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế là chỉ khảo sát 1050 sinh viên ở trường Đại học ở Ấn Độ vì vậy kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên, có kinh nghiệm Internet, có |
Lê Thị Kim Tuyết (2008) | Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng Internet Banking ở Việt nam | TAM | Hữu ích Dễ sử dụng Tự tin Tin cậy Thái độ sử dụng Ý định sử dụng |
Nghiên cứu chứng minh mô hình TAM là tối ưu trong việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới Internet Banking ở Việt nam. Mô hình TAM lúc đầu được tác giả đưa vào 4 nhân tố: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tự tin sử dụng, sự tin cậy cảm nhận sau đó được điều chỉnh thành mô hình 3 nhân tố: sự hữu ích sử dụng, khả năng sử dụng, sự dễ sử dụng cảm nhận. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 500 khách hàng có sử dụng Internet, có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, tuổi từ 18-60, kết quả phân tích cho thấy nhân tố sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng mạnh tới ý định sử dụng, còn nhân tố tin cậy có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới ý định sử dụng thông qua hai biến còn lại. Tuy nhiên nghiên cứu này ở phạm vi hẹp tại Đà Nẵng, mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ ý định và bản thân mô hình TAM còn hạn chế. | |||
Lê Phan Thị Diệu Thảo (2013) | Nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn sử dụng Internet Banking của khách hàng ở Miền Tây nam bộ | TAM | Nhận thức hữu ích Nhận thức dễ sử dụng Nhận thức rủi ro Nhận thức về chi phí Thái độ sử dụng Ý định sử dụng |
Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM và có sự khác biệt với các nghiên cứu trước đó ngoài biến nguyên thủy nhận thức dễ sử dụng, hữu ích và trong một vài nghiên cứu khác thêm biến rủi ro thì nghiên cứu này còn đưa thêm biến nhận thức chi phí. Kết quả nghiên cứu: Nhận thức dễ sử dụng tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng, tiếp theo sau là nhận thức hữu ích. Nhân tố nhận thức rủi ro, nhận thức chi phí có ảnh hưởng tiêu cực tới ý định lựa chọn dịch vụ Internet Banking, trong đó nhân tố nhận thức rủi ro là rào cản mạnh nhất tới việc lựa chọn của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ này. Hạn chế của nghiên cứu này là: đối tượng trong phạm vi hẹp, với mẫu khảo sát 200 khách hàng ở miền Tây Nam Bộ và cũng chỉ dừng nghiên cứu ở ý định sử dụng. | |||
Nguyễn Mạnh Hà, Bùi Hải Yến (2013) | Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng cá nhân | Kết hợp TAM- TRA- TPB | Tính hữu ích Tính dễ sử dụng Tính bảo mật và riêng tư Tính hiệu quả của máy tính Thái độ sử dụng Quy chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi nhận thức Sự hỗ trợ của chính phủ Sự hỗ trợ của công nghệ |
Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM kết hợp TRA (đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước), các nghiên cứu trước thường mở rộng mô hình TAM hoặc kết hợp giữa TAM- TPB. Nghiên cứu này ngoài các biến nguyên thủy của mô hình TAM, TRA còn thêm vào các biến: tính bảo mật và riêng tư, tính hiệu quả của máy tính, sự hỗ trợ của Chính phủ, sự hỗ trợ của công nghệ. Kết quả nghiên cứu: Nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới đến ý định sử dụng |
Rudi Hoppe và cộng sự (2001) | Nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Nam Phi: một nghiên cứu so sánh | Kết hợp TPB -IDT | Lợi thế tương đối Sự tương thích Sự phức tạp của công nghệ Rủi ro Tiêu chuẩn chủ quan Hành vi kiểm soát cảm nhận (hiệu quả máy tính, tạo điều kiện Chính phủ, điều kiện cơ sở hạ tầng) |
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: nhân tố lợi thế tương đối, sự tương thích, khả năng dùng thử, rủi ro có ảnh hưởng chấp nhận sử dụng (kết quả nghiên cứu này phù hợp các kết quả nghiên cứu trước), sự phức tạp không ảnh hưởng (điểm khác biệt so với nghiên cứu trước). Nhân tố tạo điều kiện của Chính phủ, điều kiện cở sở hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng. Nghiên cứu này đã chỉ ra được nhân tố nào có ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Nam Phi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này khó có thể suy rộng cho các vùng khác do nghiên cứu được tiến hành ở một vùng, kích thước mẫu nhỏ, người trả lời chủ yếu là sinh viên và chưa xem xét tới yếu tố xã hội. | |||
Jun Wu (2005) | Nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận Internet Banking ở Ethekweni, phía Nam Châu Phi | IDT | Lợi thế tương đối Sự tương thích Sự phức tạp của công nghệ Cảm nhận rủi ro Cảm nhận chi phí |
Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết IDT (Rogers, 1995) với các nhân tố: lợi thế tương đối, sự tương thích, sự phức tạp của công nghệ và thêm vào nhân tố cảm nhận rủi ro, cảm nhận chi phí, đặc điểm nhân khẩu, ảnh hưởng xã hội. Kết quả phân tích dữ liệu thu thập từ 400 người được hỏi: nhân tố lợi thế tương đối, sự phức tạp, tương thích có ảnh hưởng đáng kể tới sự chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking (kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Rogers,1995); nhân tố đặc điểm nhân khẩu tuổi, thu nhập, trình độ giáo dục, nghề nghiệp) có ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng Internet Banking . Nghiên cứu này có điểm mới hơn so nghiên cứu trước đó, đưa nhân tố ảnh hưởng của xã hội (ý kiến của bạn bè, bố mẹ, đồng nghiệp) vào mô hình nghiên cứu, tuy nhiên kết quả chỉ ra rằng nhân tố này không có ảnh hưởng gì cả tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng. Giới hạn của nghiên cứu chỉ trong phạm vi hẹp ở một vùng, mẫu khảo sát không lớn chưa đủ cho việc khái quát kết quả cho các vùng khác. | |||
Ndubisi and Sini, (2006) | Thái độ khách hàng, đặc điểm hệ thống và chấp nhận Internet Banking ở Malaysia | IDT kết hợp MM (The Motivation al Model) | Tầm quan trọng Internet Banking Khả năng tương thích Phức tạp Khả năng dùng thử Rủi ro Sự tiện dụng |
Lợi thế tương đối | |||
Khalil and Pearson, (2007) | Ảnh hưởng của sự tin tưởng vào sự chấp nhận | IDT | Sự tương thích Sự phức tạp của công nghệ Khả năng quan sát |
Tin cậy | |||
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố tin cậy, lợi thế tương đối và khả năng dùng thử có ảnh hưởng tới thái độ sử dụng và thái độ sử dụng thì ảnh hưởng tới ý định sử dụng Internet Banking. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp sinh viên của một trường đại học. | |||
Hiệu suất kỳ vọng | |||
Nỗ lực kỳ vọng | |||
Foon và cộng sự (2011) | Chấp nhận Internet Banking tại Kuala Lumpur: Một ứng dụng của mô hình UTAUT | ATAUT | Ảnh hưởng xã hội Tạo điều kiện thuận lợi Hiệu quả của máy tính Sự lo ngại |
Tin cậy | |||
Thái độ | |||
Nghiên cứu này sử dụng mô hình UTAUT của Venkatest và cộng sự (2003), bên cạnh 4 nhân tố của mô hình UTAUT (hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi) còn thêm vào các nhân tố: tính hiệu quả cuả máy tính (self-efficacy), sự lo ngại (anxiety), thái độ đối với việc sử dụng dịch vụ Internet Banking và cảm nhận tin cậy (perceived credibility). Thông qua việc phân tích số liệu thu thập từ cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 200 người có độ tuổi (21-50) ở 3 khu vực ở Kuala Lumpur (Cheras, Ampang, Pudu) ở Malaysia, kết quả phân tích cho thấy: nhân tố hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi và tin cậy có ảnh hưởng tới ý định, hành vi của khách hàng trong việc chấp nhận sử dụng Internet Banking, riêng nhân tố nhân khẩu thì không có ảnh hưởng gì. Do nghiên cứu này qui mô mẫu nghiên cứu nhỏ, (khách hàng có độ tuổi 21-50 và chỉ thực hiện khảo sát ở một địa phương ở Malaysia) nên kết quả nghiên cứu bị giới hạn và không thể mang tính đại diện cho các vùng và các nước khác. | |||
Hiệu suất kỳ vọng | |||
Nỗ lực kỳ vọng | |||
Koloud và cộng sự (2013) | Chấp nhận Internet Banking ở Jordan: một ứng dụng của mô hình | UTAUT | Ảnh hưởng xã hội Tạo điều kiện thuận lợi |
Hiệu quả của máy tính | |||
Chất lượng của trang web | |||
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mô hình UTAUT được mở rộng với nhân tố chất lượng trang web là phù hợp. Nhân tố chất lượng trang web có ảnh hưởng gián tiếp tới ý định hành vi thông qua nhân tố hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng. Kết quả cũng chỉ ra rằng giữa mô hình TAM và UTAUT có mối quan hệ với nhau, các nhân tố của mô hình UTAUT (nhân tố hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng) thì được chuyển thể từ mô hình TAM. Hạn chế của nghiên cứu này nghiên |
Saibaba và Naryana (2013) | Nhân tố ảnh hưởng tới ý định hành vi chấp nhận Internet banking ở Ấn Độ | UTAUT | Hiệu suất kỳ vọng Nỗ lực kỳ vọng Ảnh hưởng xã hội Tạo điều kiện thuận lợi Hiệu quả của máy tính Nâng cao nhận thức Tin cậy Thái độ |
Dựa trên kết quả khảo sát 325 khách hàng cá nhân của ngân hàng ở thành phố Hyderabad ở Ấn Độ, nghiên cứu đã tiến hành phân tích đưa lại kết quả như sau: cả 7 nhân tố (hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, tin cậy, nâng cao nhận thức, hiệu quả của máy tính, thái độ) đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi chấp nhận Internet Banking của khách hàng và trong đó nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là nhân tố nâng cao nhận thức của khách hàng về dịch vụ Internet Banking như lợi ích, độ tin cậy, tính đơn giản trong sử dụng. Nghiên cứu được thực hiện tại một thành phố với 325 người được thăm dò, kết quả này khó có thể suy rộng cho nhiều quốc gia, nhiều vùng khác nhau và mặt khác ngoài các nhân tố ở trên thì việc chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng còn có thể bị tác động bởi nhân tố khác như an ninh/bảo mật, rủi ro, cảm nhận... | |||
Gang Liu và cộng sự (2008) | Sự chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng trong môi trường biến động và rủi ro ở Trung Quốc | UTAUT | Hiệu suất kỳ vọng Nỗ lực kỳ vọng Ảnh hưởng xã hội Hiệu quả máy tính Rủi ro Tin cậy Sự bất ổn nhận thức Chất lượng thông tin Chất lượng hệ thống Chất lượng dịch vụ Sự hài lòng Ý định hành vi |
Nghiên cứu sử dụng ba nhân tố (hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội) của mô hình lý thuyết UTAUT (Venkatesh et al, 2003) và thêm vào các nhân tố: hiệu quả của máy tính, rủi ro cảm nhận, tin cậy cảm nhận, sự bất ổn nhận thức (Perceived uncertainty), chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, ý định hành vi. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát 413 người kéo dài trong vòng 3 tháng, người được hỏi là các giám đốc điều hành kinh doanh hiện đang theo học ở các trường. Kết quả phân tích cho thấy: nhân tố hiệu quả máy tính(self-efficacy) ảnh hưởng tới hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng; Nhân tố tin cậy cảm nhận, có ảnh hưởng tới rủi ro cảm nhận, sự bất ổn nhận thức (perceived uncertainly) và cảm nhận rủi ro của khách hàng về Internet Banking nếu tăng thì việc sử dụng Internet Banking của khách hàng sẽ giảm; Nhân tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đáng kể tới sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Internet Banking và sự hài lòng thì có ảnh hưởng mạnh tới hành vi sử dụng; hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội thì ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng (kết quả này phù hợp với Venkatesh et al, 2003). | |||
Dong Cheng | Chấp nhận sử dụng Internet Banking | UTAUT | Hiệu suất kỳ vọng Nỗ lực kỳ vọng |
của khách hàng ở Trung Quốc | Ảnh hưởng xã hội Chất lượng dịch vụ Sự tự tin | ||
Mô hình lý thuyết UTAUT và mở rộng thêm các biến: chất lượng dịch vụ và sự tin cậy cảm nhận nhằm giải thích hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các khách hàng ở Trung Quốc. Kết quả một lần nữa khẳng định nghiên cứu mô hình gốc của Venkatesh et al (2003) và chỉ ra rằng: nhân tố chất lượng dịch vụ, sự tin cậy cảm nhận có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng (kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó của Gang Liu et al, 2008 với trường hợp ở Trung Quốc về sự chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng) | |||
Wadie (2011) | Nhân tố ảnh hưởng sự chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Tunisia (một quốc gia nhỏ ở Châu Phi) | ------------- ---- | Tiện lợi Cảm nhận rủi ro Bảo mật Kiến thức về Internet Thông tin online Banking |
Kết quả phân tích dữ liệu thu được từ một cuộc khảo sát trên 253 khách hàng (trong đó có 95 khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet Banking) cho thấy: nhân tố tiện lợi, cảm nhận rủi ro, bảo mật và kiến thức về Internet có ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking, trong đó nhân tố kiến thức Internet, cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng mạnh, còn nhân tố thông tin online Banking thì không có ảnh hưởng gì. | |||
Jayarman và cộng sự (2012) | Khách hàng sử dụng và không sử dụng Internet Banking ở ngân hàng Malaysia | ------------- - | Dễ sử dụng Tiện lợi Không phức tạp Tin cậy An toàn Kết nối Internet nhanh |
Nghiên cứu chỉ ra rằng: nhóm khách hàng chấp nhận và không chấp nhận sử dụng Internet Banking có sự nhận thức khác nhau đáng kể về các nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking: dễ dàng sử dụng, tiện lợi, không phức tạp, tin cậy, an toàn và kết nối internet nhanh. Kết quả này giúp cho các ngân hàng Malaysia có những chính sách, chương trình khuyến khích khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền thống chuyển sang sử dụng Internet Banking, giúp cho ngân hàng tiết kiệm chi phí. |