Phương Pháp Nghiên Cứu Và Xây Dựng Thang Đo


Tóm tắt chương 2


Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan về sự hài lòng của sinh viên, CLDV, CLDVĐT cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên và CLDVĐT tại các tổ chức giáo dục đại học. Từ nền tảng đó, tác giả đề xuất các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI và xây dựng mô hình lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu với một biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT và năm biến độc lập gồm (1) Phương diện Học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo. Tiếp theo chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn.



CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

Tiếp theo chương 1 và 2, chương 3 tác giả sẽ trình bày phần phương pháp nghiên cứu gồm qui trình nghiên cứu, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, cách xây dựng thang đo và cách chọn mẫu. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu sẽ trình bày cách đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (EFA), qua đó sẽ xây dựng được mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức cho luận văn.

3.1 Qui trình nghiên cứu


Trong luận văn này, để giải quyết mục tiêu của đề tài, tác giả đã thực hiện qui trình nghiên cứu – được trình bày trong hình 3.1 – dựa trên phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, đó là quá trình nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng, đánh giá các thang đo; qua đó đưa ra những thang đo chính thức của mô hình để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện cụ thể qua hai (02) giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng sơ bộ. Mục đích để xác định được mô hình và thang đo chính thức.

- Giai đoạn 2: giai đoạn nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Giai đoạn này được thực hiện bằng kỹ thuật phát phiếu khảo sát trực tiếp thông qua Bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra. Mục đích là để xem ý kiến của chính các sinh viên đang theo học tại Khoa Du lịch của Trường HUFI đánh giá các nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của sinh viên trong CLDVĐT tại Khoa Du lịch của trường.


Vấn đề nghiên cứu


Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan và đặc điểm giáo dục



Thảo luận chuyên

gia học thuật

Nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính)

Mô hình nghiên cứu và thang đo nháp



Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng:


Thống kê mô tả dữ liệu Phân tích Cronbach ‘s alpha Phân tích EFA

Phân tích hồi qui đa biến

Kiểm định sự khác biệt (T – test, Anova)

Kiểm định các giả thuyết



Kết quả nghiên cứu

Đề xuất hàm ý quản trị

Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát thử Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ Mô 2

Khảo sát thử

Nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ)

Mô hình và thang đo chính thức

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)



3.2 Phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo


3.2.1 Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đây và thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia học thuật, tác giả sẽ phát triển và bổ sung các biến quan sát của bài nghiên cứu để đảm bảo các thang đo có được độ tin cậy cao cũng như đảm bảo các biến quan sát có ý nghĩa về mặt học thuật và bao phủ được giá trị nội dung.

3.3.2 Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra. Phương pháp này được tác giả sử dụng xuyên suốt trong cả hai (02) giai đoạn là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Phân tích định lượng sơ bộ (pilot test) được thực hiện nhằm loại bỏ các biến rác không đạt yêu cầu hoặc không phù hợp với thực tế nghiên cứu, qua đó hình thành và xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức. Phân tích định lượng chính thức được sử dụng để đánh giá các thang đo chính thức và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề ra.

Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó, tác giả tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Sở dĩ tác giả chọn phương pháp này là vì để dễ dàng lựa chọn được những đáp viên sẵn sàng trả lời bảng khảo sát, khi họ sẵn sàng để tham gia trả lời thì câu trả lời của họ sẽ có độ tin cậy cao hơn, tránh tình trạng trả lời một cách qua loa, không suy nghĩ. Cũng như với phương pháp này sẽ giúp tác giả ít tốn kém về mặt thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Bảng câu hỏi – Phương pháp thu thập dữ liệu: Bảng câu hỏi được thiết kế theo hình thức trả lời dưới dạng câu hỏi đóng, lựa chọn các mức độ đồng ý theo thang đo



Likert 5 điểm với mức độ tăng dần theo thứ tự (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.

Phân tích dữ liệu: các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Một số công cụ thống kê được sử dụng như: đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến, kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp T – test hoặc Anova.

Xác định kích thước mẫu: nghiên cứu gồm 2 giai đoạn là sơ bộ và chính thức, việc xác định kích thước mẫu ở 2 giai đoạn là không đồng nhất. Chính vì vậy, tác giả sẽ xác định kích thước mẫu cụ thể theo từng giai đoạn.

3.3.3 Xây dựng thang đo

3.3.3.1 Kế thừa và điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở tổng quan và kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học trước. Mô hình được tác giả kế thừa là mô hình HEdPERF hiệu chỉnh của Abdullah (2006) với 5 thang đo bao gồm Phương diện Học thuật, Phương diện Phi học thuật, Danh tiếng, Tiếp cận, Chương trình đào tạo để đo lường sự hài lòng về CLDVĐT. Các nhân tố này được đo lường bởi nhiều biến quan sát khác nhau, cho nên việc kế thừa các biến quan sát của những công trình nghiên cứu trước sẽ được tác giả xem xét và điều chỉnh một cách phù hợp cho nghiên cứu của mình.

Trong quá trình khảo lượt tài liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành kế thừa 5 nhân tố độc lập và 28 biến quan sát từ nghiên cứu của Abdullah (2006), nhưng để phù hợp cho nghiên cứu của mình tác giả điều chỉnh thành 29 biến quan sát. Kế tiếp là trong nghiên cứu của Đặng Thị Hồ Thủy (2018), tác giả sẽ kế thừa 1 nhân tố phụ thuộc và 3 biến quan sát của nhân tố này. Bảng kế thừa thang đo được tác giả trình bày ở Phụ lục 1.


3.3.3.2 Thang đo do tác giả đề xuất

Để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả mạnh dạn đề xuất 9 biến quan sát mới của nhân tố độc lập phù hợp với nội dung nghiên cứu để bổ sung cho bài luận văn của mình.

Như vậy, thông qua quá trình kế thừa, điều chỉnh và đề xuất các thang đo cũng như các biến quan sát. Tác giả đã xây dựng được thang đo cho nghiên cứu này được thể hiện qua Phụ lục 1.

3.4 Các giai đoạn nghiên cứu


3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được tác giả thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Mục đích để xác định được thang đo và mô hình chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua 2 bước sau:

Bước 1: nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tác giả tiến hành phỏng vấn hai (02) chuyên gia học thuật để kiểm tra thang đo đã được xây dựng và các biến quan sát (Phụ lục 1) phù hợp với đề tài nghiên cứu cũng như đảm bảo được rằng nội dung của các biến quan sát được rõ nghĩa và bao phủ được nội dung của khái niệm.

Bước 2: Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả thực hiện bằng cách khảo sát thử 50 sinh viên đang theo học tại Khoa Du lịch của trường, tương ứng với 50 bảng câu hỏi sơ bộ, kết quả thu được sẽ thiết lập được bảng thang đo chính thức. Tác giả chọn quy mô mẫu là 50 vì cỡ mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng các công cụ thống kê suy diễn hay kiểm định (Nguyễn Văn Thắng, 2014).

3.4.1.1 Phỏng vấn chuyên gia học thuật

Dàn bài thảo luận với chuyên gia được tác giả lập sẵn gồm sáu (06) nhân tố và 41 biến quan sát được thể hiện ở Phụ lục 2. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thảo luận với hai (02) chuyên gia học thuật có kinh nghiệm lâu năm đang tham gia giảng dạy tại trường HUFI như sau



Bảng 3.1: Danh sách chuyên gia học thuật được phỏng vấn



STT

Công cụ nghiên cứu


Chuyên gia


Đơn vị công tác

Thông tin liên lạc

1


Phỏng vấn chuyên gia

NCS. Ngô Đình Tâm

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

0985.051.628

2

NCS. Phạm Minh Luân

0988.869.371

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM - 6

(Nguồn: tác giả tổng hợp) Sau khi thảo luận, tác giả nhận được một số ý kiến đóng góp của chuyên gia:

Câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết những thang đo và các biến quan sát sau đây có bao phủ nội dung của khái niệm không?

- NCS. Ngô Đình Tâm – Giảng viên Khoa Du lịch.

Ý kiến 1: Những thang đo được nêu ra trong bảng xin ý kiến chuyên gia đều được chấp nhận có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Trường HUFI. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nhân tố “danh tiếng” nên được đặt tên thành nhân tố “cơ sở vật chất” vì theo chuyên gia, thang đo này được đo lường bởi các biến quan sát chủ yếu tập trung vào cơ sở vật chất của nhà trường, như vậy sẽ dễ làm cho đối tượng khảo sát có thể hiểu sai vấn đề nghiên cứu và dễ làm sai lệch kết quả nghiên cứu về sau. Tiếp đến nữa là nhân tố tiếp cận, chuyên gia nhận thấy khi sử dụng từ ngữ “tiếp cận” sẽ làm cho sinh viên khó hiểu ý nghĩa nên đề xuất ý kiến là tác giả có thể xem xét sử dụng nhân tố “sự quan tâm của nhà trường” để thay thế.

Ý kiến 2: Thứ nhất là một số từ ngữ trong biến quan sát cần được lược bỏ từ, tránh rườm rà mà vẫn đảm bảo đầy đủ ý nghĩa về mặt nội dung; thứ hai là một vài biến quan sát nên được tách rời thành hai biến quan sát nhỏ hoặc gộp lại thành một biến quan sát lớn; cuối cùng là bỏ một số biến quan sát không phù hợp. Lý do điều chỉnh là để giúp cho đáp viên dễ dàng lựa chọn câu trả lời.

- NCS. Phạm Minh Luân – Phó Phụ trách bộ môn Quản trị Kinh doanh.

Ý kiến 1: Theo chuyên gia này những thang đo được nêu ra trong bảng



xin ý kiến chuyên gia đều được chấp nhận có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại HUFI, nhưng chuyên gia cho rằng nhân tố “danh tiếng” nên được đặt tên thành nhân tố “cơ sở vật chất” vì theo chuyên gia thang đo này được đo lường bởi các biến quan sát chủ yếu tập trung vào cơ sở vật chất của nhà trường.

Ý kiến 2: Theo chuyên gia, tác giả cần chú ý làm gọn lại các từ ngữ nhưng vẫn đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, bên cạnh đó cần chú ý kiểm tra nội dung của các biến quan sát vì có vài biến quan sát chứa đựng nhiều ý nghĩa dễ dẫn đến sự sai lầm trong đánh giá và trả lời của đáp viên.

Sau khi phỏng vấn chuyên gia cũng như tiếp thu ý kiến đóng góp từ phía chuyên gia, tác giả đã xem xét, đánh giá, kiểm tra và gạn lọc các ý kiến của hai chuyên gia. Tác giả kết luận như sau:

Thứ nhất là vẫn giữ nguyên nhân tố “Danh tiếng” trong nghiên cứu của mình, không đổi thành nhân tố “Cơ sở vật chất” vì tác giả đang kế thừa nghiên cứu của Abdullah (2006), theo quan điểm nhà nghiên cứu này, trong phần định nghĩa nhân tố Danh tiếng, ông cho rằng nhân tố này được đo lường bởi các biến quan sát có liên quan về cơ sở vật chất, uy tín và hình ảnh của nhà trường.

Thứ hai, tác giả đồng tình, tiếp thu ý kiến và thực hiện theo đề xuất của hai chuyên gia trong việc chỉnh sửa, gạn lọc các từ ngữ, cụm từ rườm rà trong các biến quan sát, đảm bảo biến quan sát rõ nghĩa; tách rời một số biến thành các biến nhỏ cho các đáp viên dễ dàng lựa chọn câu trả lời, tránh nhầm lẫn; lược bỏ một vài biến không phù hợp hoặc gom các biến có cùng nội dung lại với nhau để tránh trùng lắp.

Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia từ sáu (06) nhân tố và 41 biến quan sát ban đầu, tác giả đã điều chỉnh thành sáu (06) nhân tố và 42 biến quan sát, trong đó có 30 biến quan sát tác giả kế thừa từ thang đo HEdPERF hiệu chỉnh của Abdullah (2006), 9 biến quan sát do tác giả đề xuất cho phù hợp với bối cảnh, thị trường Việt Nam và 3 biến quan sát kế thừa từ Đặng Thị Hồ Thủy 2018. (Phụ lục 3)

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí