sơ sinh, 1 bộ đặt và tháo DCTC, 3 bộ khám phụ khoa, 1 bộ bơm hút thai chân không bằng tay 1 van [9].
Nếu chỉ có đủ các cơ sở cấp cứu sản khoa thì vẫn chưa đảm bảo cho công tác chăm sóc sản khoa thiết yếu mà người ta còn phải quan tâm đến phân bố các cơ sở y tế này theo địa lý. Nếu tất cả các cơ sở cấp cứu sản khoa đều tập trung ở vùng thành thị, thì nhiều phụ nữ đặc biệt là những người sống ở nông thônsẽ không thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu kịp thời. Khác với các chỉ số khác đưa ra trong phần tài liệu này, chỉ số này chỉ có thể tính toán được thông qua phân tích không gian với việc sử dụng bản đồ hoặc sử dụng hệ thống thông tin địa lý.Ở nhiều nước đang phát triển, địa hình không bằng phẳng và các điều kiện thông tin liên lạc, đường xá và phương tiện giao thông còn kém. Thông thường, khoảng cách được coi là chỉ số để tính toán khả năng tiếp cận về mặt vật lý đến các dịch vụ chăm sóc trên. Trong thực tế thời gian để đến một cơ sở cấp cứu sản khoa là chỉ số chính xác hơn để tiếp cận các dịch vụ ấy. Để đến được có sở y tế qua những đoạn đường tương đối ngắn nhưng có khi lại mất rất nhiều thời gian. Người ta thường đi bộ, đi bằng xe ngựa hay các phương tiện thô sơ đến các cơ sở y tế. Do đó chỉ số đại diện hữu ích chính là tỷ lệ các gia đình trong một khoảng thời gian nhất định có thể đến với cơ sở cấp cứu sản khoa. Tốt nhất tất cả phụ nữ chỉ nên sống cách cơ sở cấp cứu sản khoa trong vòng hai giờ đi lại. Con số này được chọn là giới hạn tối đa về mặt thời gian vì tai biến băng huyết - biến chứng gây tử vong nhanh nhất trong thai nghén, có thể gây tử vong mẹ trong vòng hai giờ. Để cứu được nhiều bà mẹ nhất, các cơ sở y tế phải có khả năng cứu sống bà mẹ trong khoảng thời gian này. Tai biến này có thể giải quyết ngay tại một cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản mặc dù trong một số trường hợp cần phải chuyển bà mẹ tới cơ sở chăm sóc sản khoa toàn diện để truyền máu. Do đó, phân bố các cơ sở y tế theo mặt địa lý một cách hợp lý sẽ đảm bảo các
sản phụ sống trong khoảng cách có thể đến được cơ sở chăm sóc sản khoa cơ bản trong vòng 2 giờ và đến cơ sở chăm sóc sản khoa toàn diện trong vòng 12 giờ theo hướng dẫn của UNFPA [113]. Đây thực sự là một mục tiêu rất khó khăn liên quan đến việc cải thiện các hệ thống thông tin liên lạc, giao thông và đường xá.
Dễ dàng nhận thấy lý do dẫn đến tỷ lệ thấp TYT đạt CQG về TTB thiết yếu CSSKSS là do tỷ lệ rất thấp TYT có đủ 3 bộ đỡ đẻ và 3 bộ khám phụ khoa (trên dưới 10%) hoặc có đủ số bộ dụng cụ nhưng trong mỗi bộ có thể thiếu 1 hoặc 2 dụng cụ. Loại TTB có tỷ lệ đạt cao nhất và cải thiện nhiều nhất là TTB phục vụ dịch vụ KHHGĐ và phá thai, đó là bộ đặt tháo DCTC và bơm hút Karman 1 van. Bộ kiểm tra CTC và bộ hồi sức sơ sinh cũng đã nhận được sự quan tâm đầu tư tại nhiều TYT. Tuy nhiên, cho đến nay, trừ bộ đặt tháo DCTC, bộ đỡ đẻ và bộ khám phụ khoa, các loại TTB khác chỉ đạt CQG ở khoảng trên dưới 1/3 số TYT [57].
1.2.2. Đào tạo cán bộ y tế cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sức khỏe sinh sản
Việc đào tạo cán bộ y tế cho công tác làm mẹ an toàn ở các cơ sở y tế là rất quan trọng. Có thể nói rằng trong bất kỳ lĩnh vực công tác nào thì việc đào tạo cán bộ nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng mang tầm quan trọng hàng đầu.Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ (CSSKBM) và trẻ sơ sinh cho thấy muốn nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em thì yếu tố con người là quan trọng nhất.Tại Thụy Điển trước khi xây dựng được mạng lưới nữ hộ sinh từ trước thế kỷ18, tỷ số tử vong mẹ và sơ sinh rất cao. Nhận thức được vấn đề này Chính phủ Thụy Điển đã tiến hành đào tạo và thiết lập mạng lưới nữ hộ sinh từ cộng đồng đến bệnh viện, kết quả đã cho thấy tỷ số tử vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm một cách đáng kể (MMR dao động từ hàng chục/100.000 trẻ đẻ sống xuống chỉ còn
khoảng dưới 10/100.000 trẻ đẻ sống và IMR chỉ còn khoảng 7/100.000 trẻ đẻ sống cho trẻ dưới 1 tuổi).Những kinh nghiệm này đã được UNFPA tổng kết lại trong chương trình quản lý giám sát và đánh giá năm 2009 [113].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 3
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chương Trình Can Thiệp Làm Mẹ An Toàn
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Cấp Cứu Sản Khoa Cơ Bản Và Toàn Diện
- Truyền Thông Nâng Cao Nhận Thức Của Người Dân Về Lmat
- Thời Gian Và Địa Điểm Can Thiệp Và Thu Thập Số Liệu
- Tổ Chức Các Lớp Tập Huấn, Đào Tạo Giảng Viên Theo Hướng Dẫn Quốc Gia Về Dịch Vụ Sức Khoẻ Sinh Sản Cho Các Tuyến
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, do công tác đào tạo chưa đạt được theo chuẩn mực quốc tế, hàng năm rất ít có cơ hội đào tạo cho các cán bộ y tế nói chung và cán bộ y tế làm công tác CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh, hệ thống chuyển tuyến gặp rất nhiều khó khăn nên chất lượng chăm sóc y tế vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ số tử vong mẹ còn cao (69/100.000 trẻ đẻ sống) và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh còn khá cao (16/1.000 trẻ đẻ sống) [50].Năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế số tử vong sơ sinh trên toàn quốc là 15.104 trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) là 16,8% [49]. Nếu so sánh với các nước có cùng thu nhập thì 2 tỷ số tử vong mẹ vẫn là thấp nhưng so với mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) thì những tỷ số này vẫn còn cao và khó có thể đạt được vào năm 2015, là năm cam kết đạt chỉ tiêu của Việt Nam.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn qua, Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế. Vụ sức khỏe Bà mẹ và trẻ em (SKBMTE) phối hợp với Vụ Khoa học Đào tạo, BYT đã nỗ lực xây dựng chương trình đào tạo hộ sinh trung học dựa vào năng lực và hiện đang xây dựng chương trình cao đẳng hộ sinh. Đặc biệt đã có một chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản do bệnh viện Từ Dũ khởi xướng đang được các dự án lớn của UNFPA, LMAT nhân rộng, nhằm cung cấp nhân lực y tế cho những vùng miền núi khó khăn, khi người dân không có điều kiện đẻ tại cơ sở y tế do hạn chế về đường xá xa xôi, khó khăn về kinh phí và phong tục tập quán không thích đẻ tại TYT xã. Hiện nay, Vụ SKBMTE đang thí điểm tiến hành đào tạo loại hình cán bộ cung cấp dịch vụ này cho một số tỉnh có dự án hỗ trợ kinh
phí và Vụ Tổ chức Cán bộ đang có kế hoạch chính thức hoá loại hình và xây dựng chế độ đãi ngộ CBYT này trong hệ thống chức danh cán bộ y tế.Có nhiều lớp đào tạo ngắn hạn được tổ chức, với nhiều chủ đề khác nhau và từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau.Kinh phí chính là nguồn ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho DS-KHHGĐ và SKSS, từ các nguồn tài trợ của các dự án và từ kinh phí đào tạo lại. Trong các chương trình đào tạo, phải nói đến chương trình đào tạo chuẩn quốc gia về CSSKSS bao gồm các cấu phần về hướng dẫn chung, làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhiễm khuẩn đường sinh sản/ bệnh lây truyền qua đường tình dục, phá thai an toàn đã được thực hiện ở rất nhiều tỉnh trên cả nước. Dựa trên chuẩn quốc gia, các chương trình tập huấn khác nhau đã được thiết kế cho các nhóm đối tượng người cung cấp dịch vụ CSSKSS khác nhau và tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể mà thời gian của chương trình đào tạo thay đổi từ 5-22 ngày. Hiện nay chương trình đào tạo mới có cập nhật thêm một số nội dung quan trọng ví dụ như chăm sóc sản khoa tích cực ở giai đoạn 3 khi sinh, chuyển tuyến sản khoa và chuyển tuyến sơ sinh, sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN), nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục (NKĐSS/ LTQĐTD). Mục đích của các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho người cung cấp dịch vụ tại tất cả các tuyến để cung cấp dịch vụ CSSKSS có chất lượng thông qua việc giúp người cung cấp dịch vụ tuân thủ các CQG mới được ban hành [8]. Nhìn chung về đào tạo lại trong CSSKSS là một điểm mạnh, chất lượng giáo trình và tổ chức đào tạo tăng lên nhiều, đem lại hiệu quả chăm sóc SKSS ở nhiều địa phương.
Tuy nhiên, công tác đào tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hầu như chỉ có những tỉnh có dự án hỗ trợ thì cán bộ y tế (CBYT) mới có khả năng tiếp cận đầy đủ các chương trình đào tạo ngắn hạn về các nội dung đã nêu trên. Ví
dụ do hạn chế về nguồn lực cho nên chỉ những tỉnh có dự án hỗ trợ thì CBYT mới có khả năng được tham gia các khoá hoàn chỉnh về CQG (22 ngày). Còn ở những tỉnh khác, tùy theo kinh phí và nhu cầu địa phương thì CBYT sẽ được tham gia các khoá học ngắn hạn hơn theo một (vài) chủ đề thuộc CQG.Những người hành nghề y tế tư nhân mặc dù có tham gia cung cấp dịch vụ SKSS nhưng chưa được tham gia các lớp đào tạo lại về SKSS. Do hạn chế về nguồn lực nên các chương trình đào tạo đều thực hiện theo phương pháp đào tạo giảng viên cho các tuyến (TOT): đào tạo giảng viên trung ương, giảng viên tuyến tỉnh và thực hiện tại địa phương. Theo nhận định của cán bộ quản lý các chương trình, nhiều khi chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Giám sát sau đào tạo chưa thực hiện được do thiếu kinh phí và nguồn lực. Đặc biệt việc mời CBYT có trình độ chuyên môn cao từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ rất khó khăn do không có thời gian [71].
1.2.3. Xây dựng và thực hiện các chính sách và các Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về SKSS và LMAT
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tổ chức tại Cairo năm 1994 đã đưa ra chương trình hành động mới, đánh dấu một bước ngoặt trong định hướng các chính sách về dân số, từ chỗ chỉ tập trung vào các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chuyển sang quan tâm tới các nhu cầu về sức khoẻ sinh sản (SKSS), sức khoẻ tình dục (SKTD) của con người và quyền sinh sản [21].
Sau hội nghị Cairo, Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện chương trình hành động của ICPD. Năm 2000, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) trong giai đoạn 2001-2010nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, các định hướng Chiến lược về Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và Chiến lược Dân số Việt Nam trong giai đoạn 2001-
2010, trong đó có các Chính sách về Dân số và kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) [16].Tiếp theo Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 [25].
Chiến lược thể hiện các quan điểm chỉ đạo, những mục tiêu và hoạt động ưu tiên trong công tác CSSKSS ở Việt Nam trong 10-20 năm, đồng thời giúp các bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và tư nhân triển khai thực hiện các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao chất lượng và tính bền vững của công tác CSSKSS, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản đã giúp định hướng hoạt động của hệ thống CSSKBMTE. Chiến lược CSSKSS ra đời năm 2000 đã giúp chuyển dịch định hướng hoạt động của ngành từ KHHGĐ-SKBMTE sang SKSS, tập trung nhiều vào lĩnh vực chất lượng dịch vụ, quyền khách hàng và tiến tới hội nhập toàn cầu, tiếp cận nhiều với các hoạt động của quốc tế.
Văn bản chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản (CLCSSKSS) là kim chỉ nam giúp Bộ Y tế định hướng những hỗ trợ quốc tế và trong nước vào những lĩnh vực cụ thể. Trọng tâm của chiến lược là đáp ứng các nhu cầu SKSS/SKTD của cá nhân từng người phụ nữ, nam giới và các cặp bạn tình thay vì chỉ đạt các mục tiêu dân sốvà thực hiện cách tiếp cận SKSS lồng ghép và toàn diện nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) mà Việt Nam đã cam kết. Ở địa phương, CLCSSKSS đã đưa ra định hướng để giúp các địa phương có thể lập kế hoạch và triển khai các hoạt động. Nhận thức của mọi tầng lớp, từ lãnh đạo đến người dân đều tốt hơn và do vậy việc thực hiện các hoạt động CSSKSS đã có nhiều tiến bộ.
Vụ SKBMTE đã chủ trì để xây dựng nhiều văn bản chính sách quan trọng, hướng tới đạt mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) về giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh xuống còn ¾ so với năm 2000.Sau sự ra đời của CLCSSKSS năm 2000 và mới nhất vào năm 2011, Vụ SKBMTE đã ban hành quy định về phân tuyến kỹ thuật 385/2001/QĐ-BYT ngày 13/2/2001Qui định Nhiệm vụ Kỹ thuật trong lĩnh vực Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế ngoài công lập [4]. Trong đó đã nêu rõ những chức năng, nhiệm vụ kỹ thuật nào được thực hiện theo từng tuyến. Đây là văn bản pháp lý có tính chất phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng tuyến một trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ CSSKSS ở Việt Nam.Hiện nay tài liệu này đang được cập nhật bao gồm cả hệ thống dịch vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em và dân số phát triển.
Một văn bản chính sách có vai trò quan trọng nữa được ban hành tại QĐ số 3367/QĐ-BYT ngày 12/9/2002 về Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS tại Việt Nam [9]. Chuẩn Quốc gia (CQG)gồm 5 chương: Làm mẹ an toànvà chămsóc sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình, cácbệnh nhiễm khuẩn đườngsinh sản bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, SKSSVTN và phá thai an toàn. Các hướng dẫn về tư vấn được xây dựng lồng ghép trong từng nội dung. Sự ra đời của CQG về dịch vụ CSSKSS đã giúp định hình được chất lượng dịch vụ vừa được sử dụng là công cụ pháp lý để yêu cầu các cơ sở, các tổ chức trong và ngoài nước sử dụng và tuân thủ khi thực hiện cung cấp dịch vụ CSSKSS ở Việt Nam, vừa là một tài liệu để giúp đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ SKSS. Hiện nay chuẩn Quốc gia mới về dịch vụ SKSS (CQG về SKSS) đã được ban hành theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đó có thêm một số nội dung mới liên quan đến chăm sóc sơ sinh, nam học và
người cao tuổi và một số yếu tố như văn hóa, HIV/AIDS, chuyển tuyến và tư vấn trong phòng chống bạo lực gia đình [7].
Trong giai đoạn vừa qua, có nhiều văn bản chính sách có vai trò định hướng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của chương trình LMAT.Đáng kể nhất là Kế hoạch quốc gia về LMAT năm 2003 [17]. Đây là một bước quan trọng trong việc thực hiện CLSKSS, hướng tới giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất chết sơ sinhtheo mục tiêu mà CLCSSKSS đã đề ra. Những giải pháp then chốt đã được đưa ra như tăng tính sẵn có; khả năng tiếp cận của các dịch vụ CSSS và SKTD; cải thiện chất lượng CSSS và sản khoa; kiện toàn nhân lực và công tác quản lý; cải thiện các điều kiện có liên quan đến sức khoẻ BMTE như phòng chống HIV/AIDS. Kế hoạch cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng tính sẵn có và khả năng tiếp cận của dịch vụ ở vùng núi và vùng sâu vùng xa, nơi chủ yếu có người dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch LMAT cũng mới chỉ hạn chế được ở 14 tỉnh do thiếu nguồn lực.
Bên cạnh những văn bản chính sách có vai trò định hướng như đã nêu trên, việc tiếp cận với các chương trình và kỹ thuật khoa học công nghệ do toàn cầu hóa mang lại đã giúp Bộ Y tế (BYT) ban hành được nhiều văn bản chính sách có liên quan về chuyên môn kỹ thuật, ví dụ sinh con theo phương pháp khoa học (thông tư 07/2003/TT-BYT), hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cấp cứu 05 tai biến sản khoa (QĐ 3519/2000/QĐ-BYT), Chỉ thị 04/2003/CT- BYT về tăng cường công tác chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, “Chăm sóc sức khỏe sinh sản” tài liệu giảng dạy dùng cho các cán bộ y tế [2], “Chăm sóc bà mẹ sau đẻ” tài liệu đào tạo hộ sinh trung học năm 2005 [18]. Trong giai đoạn qua, đã có nhiều văn bản hướng dẫn cải tổ bộ máy tổ chức ở một số lĩnh vực như: