Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mẫu Theo Dữ Liệu Trùng Lắp



CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được. Tác giả thực hiện các bước: Mô tả mẫu nghiên cứu; đánh giá độ tin cậy các thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha; sử dụng phương pháp phân tích các tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của các thang đo; phân tích hồi qui tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT nói chung, đồng thời xem xét sự phù hợp của các yếu tố trong thang đo và kiểm định các giả thuyết ban đầu; sử dụng phương pháp phân tích T-Test, phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố nhân khẩu học.

4.1 Kết quả thống kê mô tả


4.1.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo dữ liệu trùng lắp

Sau khi phát ra 240 phiếu khảo sát, tổng số phiếu khảo sát được thu về là 224 phiếu. Sau khi kiểm tra và loại bỏ 14 phiếu không đạt yêu cầu thì còn lại 210 phiếu đạt yêu cầu và được đưa vào để phân tích dữ liệu, sau khi đưa dữ liệu vào phân tích SPSS tác giả nhận thấy có 2 phiếu khảo sát bị trùng lắp nên 2 phiếu này sẽ bị loại bỏ và còn lại 208 phiếu được sử dụng để phân tích cho toàn bộ nghiên cứu của luận văn; như vậy số lượng phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ 92,86% so với số phiếu thu về.

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mẫu dữ liệu trùng lắp



Tần số

Tỷ lệ (%)

% tích lũy

Trùng lắp

2

1

1

Không trùng lắp

208

99

100

Tổng cộng

210

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM - 9

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)



4.1.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo giới tính

Về giới tính, trong tổng số 208 phiếu hợp lệ thì nam có 40 phiếu chiếm tỷ lệ 19,2%; nữ có 168 phiếu chiếm tỷ lệ 80,8%. Sở dĩ có sự chênh lệch giới tính lớn là do luận văn đã phản ánh thực tế tình hình tại Khoa Du lịch của Trường HUFI.

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mẫu theo giới tính


Giới tính

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nam

40

19,2

Nữ

168

80,8

Tổng cộng

208

100

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


4.1.3 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo năm học

Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu theo năm học ta thấy với kích thước mẫu là 208 thì trong đó có 31 đáp viên hiện đang theo học năm 1, chiếm tỷ lệ 14,9%; 65 đáp viên đang theo học năm 2, chiếm tỷ lệ là 31,3% và cuối cùng là tỷ lệ 53,8% là của sinh viên đang theo học năm 3 tại Khoa Du lịch của trường.

Bảng 4.3: Kết quả thống kê mẫu theo năm học


Năm học

Tần số

Tỷ lệ (%)

Năm 1

31

14,9

Năm 2

65

31,3

Năm 3

112

53,8

Tổng cộng

208

100

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

4.1.4 Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng chung về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên

Thông qua kết quả thống kê mô tả của các biến quan sát được trình bày theo Phụ lục 8. Kết quả cho ta thấy rằng giá trị trung bình của các biến có dữ liệu biến động trung bình từ mean = 3,49 đến 4,21. Xét theo mức độ thang đo likert 5 điểm, từ mức 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” đến mức 5 là “Hoàn toàn đồng ý”, như vậy ta thấy sự chênh lệch dữ liệu giữa các biến quan sát là không nhiều. Nhìn vào phụ



lục 8 ta thấy biến quan sát có mức độ đánh giá trung bình cao nhất là Acc6 = 4,21 “Nhà trường đánh giá cao những phản hồi từ sinh viên cho công tác cải thiện CLDV của nhà trường” mức này khá cao so với thang đo likert 5 điểm, biến quan sát có mức đánh giá trung bình thấp nhất là Rep = 3,49 “Trường có uy tín” nhưng điểm này vẫn lớn hơn mức trung lập. Qua đó, ta có thể kết luận rằng với cùng một phát biểu có sinh viên hoàn toàn đồng ý và cũng có sinh viên hoàn toàn không đồng ý trong nghiên cứu này. Điều này chứng tỏ mẫu thu thập được của nhiều sinh viên khác nhau thì mỗi cá nhân sẽ có những cái nhìn khác nhau trong đánh giá về CLDVĐT.

4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha

Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá thống kê mô tả mẫu. Tiếp theo, tác giả tiến hành thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cách dùng phân tích Cronbach’s alpha dựa trên hai chỉ số thống kê là hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation). Tác giả tiến hành đánh giá kết quả kiểm định độ tin cậy của từng thang đo (Phụ lục 9) được thể hiện như sau:

Nhân tố học thuật

Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo ta thấy rằng hệ số Cronbach’s alpha của thang đo học thuật là 0,843 và hệ số tương quan biến – tổng của 5 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,843 nên ta sẽ dừng lại ở đây và không loại biến nữa. Điều này cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Nhân tố phi học thuật

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố phi học thuật, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,872; và hệ số tương quan biến – tổng của 4 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,872 nên ta sẽ dừng lại ở đây, không loại biến nữa và có thể tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá.



Nhân tố Danh tiếng

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố danh tiếng, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,845; và hệ số tương quan biến – tổng của 5 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,845 nên ta sẽ dừng lại ở đây và không loại biến nữa. Như vậy có thể nói rằng 5 biến quan sát này đạt yêu cầu và có thể tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá.

Nhân tố Tiếp cận

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố tiếp cận, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,887; và hệ số tương quan biến – tổng của 7 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,887 nên ta sẽ dừng lại ở đây và không loại biến nữa. Như vậy có thể nói rằng 7 biến quan sát này đạt yêu cầu và có thể tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá.

Nhân tố Chương trình đào tạo

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố tiếp cận, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,868; và hệ số tương quan biến – tổng của 5 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3; nhưng ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến quan sát Pro5 “Chương trình đào tạo có khối lượng kiến thức tương xứng với thời gian học, không bị quá tải đối với sinh viên” thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0,881, tuy nhiên, hệ số Cronbach’s alpha lúc này có tăng nhưng không đáng kể và để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo này, tác giả không tiến hành loại biến quan sát Pro5 (Nguyễn Đình Thọ 2013) và đánh giá thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Nhân tố Sự hài lòng của sinh viên

Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố sự hài lòng của sinh viên cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,703 và không có hệ số tương quan biến – tổng nào nhỏ



hơn 0,3. Nên các biến quan sát được mã hóa Sat1, Sat2, Sat3 đạt yêu cầu và có thể sử dụng cho những phân tích tiếp theo.

Tóm lại: Qua kết quả kiểm định hệ số độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha có thể thấy:

Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6.

Các hệ số tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát > 0,3.

Như vậy tất cả 6 thang đo và 29 biến quan sát đều đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.


4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và các hệ số tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát, số lượng biến độc lập là 5 biến gồm (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo và có tổng cộng 26 biến quan sát thuộc 5 biến độc lập. Tác giả tiến hành EFA:

Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett ’s Test


Trước khi thực hiện EFA, tác giả tiến hành kiểm tra điều kiện cần để thực hiện EFA thông qua Kiểm định Bartlett ’s test (Bartlett ’s test of sphericity) và Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of Sampling Adequacy). Tiêu chuẩn đưa ra cho 2 kiểm định này là KMO ≥ 0,5 và kiểm định Bartlett ’s test phải đạt mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Kết quả thu được từ phần mềm SPSS 20.0 (xem Phụ lục 10). Tác giả xin trình bày ngắn gọn các tiêu chí cần thiết để kết luận cho 2 kiểm định này như sau:



Bảng 4.4 : KMO và kiểm định Bartlett’s Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.


0,909


Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

3336,413

df

325

Sig.

0,000

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


Hệ số KMO = 0,909 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1, với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 thỏa mãn điều kiện trong kiểm định Bartlett’s Test. Nghĩa là quá trình phân tích EFA có dữ liệu thích hợp và các biến có tương quan với nhau.

Đánh giá giá trị thang đo


Sau khi kiểm tra 2 điều kiện cần để tiến hành phân tích EFA, tác giả tiến hành đánh giá giá trị thang đo. Kết quả cụ thể thu được tác giả trình bày ở Phụ lục 10, dưới đây là phần đánh giá, loại biến và kết luận của tác giả đối với từng thuộc tính khi phân tích EFA. Tác giả đã loại bỏ các biến lần lượt theo thứ tự như sau:

EFA lần thứ nhất: Hệ số KMO là 0,909 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test là Sig. = 0,000; thỏa điều kiện cần cho phân tích EFA, số lượng nhân tố trích là 5 nhân tố đạt Eigenvalues >1, tổng phương sai trích là 66,116% > 50%, đáp ứng được tiêu chuẩn, tuy nhiên có 3 biến quan sát gồm Pro1, Pro5 và Aca5 có chênh lệch trọng số < 0,3 lần lượt là 0,244; 0,297; 0,241, tuy nhiên theo tiêu chí loại bỏ biến quan sát nào có chênh lệch trọng số < 0,3 và nhỏ nhất trước nên tác giả loại biến Aca5 trước tiên và tiến hành chạy lại EFA cho các biến còn lại.

EFA lần thứ hai: Hệ số KMO là 0,905 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test là Sig. = 0,000; thỏa điều kiện cần cho phân tích EFA, số lượng nhân tố trích là 5 nhân tố đạt Eigenvalues >1, tổng phương sai trích là 66,799% > 50%, đáp ứng được tiêu chuẩn, tuy nhiên có 2 biến quan sát gồm Pro1 và Pro5 có chênh lệch trọng số < 0,3 lần lượt là 0,245; 0,285, tuy nhiên theo tiêu chí loại bỏ biến quan sát



nào có chênh lệch trọng số < 0,3 và nhỏ nhất trước nên tác giả loại biến Pro1 trước tiên và tiến hành chạy lại EFA cho các biến còn lại.

EFA lần thứ ba: Hệ số KMO là 0,901 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test là Sig. = 0,000; thỏa điều kiện cần cho phân tích EFA, số lượng nhân tố trích là 5 nhân tố đạt Eigenvalues >1, tổng phương sai trích là 66,799% > 50%, đáp ứng được tiêu chuẩn, tuy nhiên có 1 biến quan sát là Rep1 có chênh lệch trọng số là 0,261 < 0,3, nên tác giả loại biến Rep1 và tiến hành chạy lại EFA cho các biến còn lại.

EFA lần thứ tư: Hệ số KMO là 0,897 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test là Sig. = 0,000; thỏa điều kiện cần cho phân tích EFA, số lượng nhân tố trích là 5 nhân tố đạt Eigenvalues >1, tổng phương sai trích là 67,561% > 50%, đáp ứng được tiêu chuẩn, tuy nhiên có 1 biến quan sát là Rep2 có chênh lệch trọng số là 0,265 < 0,3, nên tác giả loại biến Rep2 và tiến hành chạy lại EFA cho các biến còn lại.

EFA lần thứ năm: Hệ số KMO là 0,901 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test là Sig. = 0,000; thỏa điều kiện cần cho phân tích EFA, số lượng nhân tố trích là 5 nhân tố đạt Eigenvalues >1, tổng phương sai trích là 68,176% > 50%, đáp ứng được tiêu chuẩn, tuy nhiên có 1 biến quan sát là Aca3 có chênh lệch trọng số là 0,296 < 0,3, nên tác giả loại biến Aca3 và tiến hành chạy lại EFA cho các biến còn lại.

EFA lần thứ sáu: Hệ số KMO là 0,896 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett's Test là Sig. = 0,000; thỏa điều kiện cần cho phân tích EFA, số lượng nhân tố trích là 5 nhân tố đạt Eigenvalues >1, tổng phương sai trích là 69,405% > 50%, đáp ứng được tiêu chuẩn, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5 và không có biến nào có chênh lệch trọng số là < 0,3. Thêm vào đó, kết quả cũng cho thấy tất cả các biến quan sát đều hội tụ về đúng nhóm nhân tố của nó và các hệ số KMO cũng như Sig. đều đạt, chứng tỏ là các biến đưa vào phân tích nhân tố là thích hợp và các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích EFA của nghiên cứu chính thức này:



Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA


Biến quan sát

Nhân tố

1

2

3

4

5

Acc4

.790





Acc3

.732


.229

.235


Acc1

.726




.261

Acc6

.718



.341


Acc5

.708


.297

.338


Acc2

.683





Acc7

.679




.219

N – Aca2

.234

.820




N – Aca1


.802

.296


.219

N – Aca4


.796




N – Aca3


.722

.224

.235


Pro3


.216

.759

.362


Pro4


.264

.742

.239


Pro2

.299

.290

.687


.212

Pro5



.664


.231

Rep4

.225



.818


Rep5




.784

.235

Rep3

.318


.320

.678


Aca1

.311


.231


.795

Aca2


.336



.792

Aca4


.304



.669

KMO = 0,896

Eigenvalue = 1,068

Tổng phương sai trích = 69,405%

(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS)


4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Đưa 3 biến quan sát (gồm Sat1, Sat2, Sat3) của biến phụ thuộc vào phân tích, kết quả chi tiết (Phụ lục 10). Như vậy khi phân tích nhân tố “Sự hài lòng chung của sinh viên” thì có 3 biến quan sát (Sat1, Sat2, Sat3) được nhóm thành 1 nhân tố.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí