Yếu tố hàng đầu khi lựa chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng là lãi suất với 117 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 97,50% và có số điểm quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định của họ là 4,82 điểm.
Yếu tố thứ hai được nhiều người quan tâm là có người quen trong ngân hàng, yếu tố này làm tăng niềm tin của khách hàng vào ngân hàng, mức độ quan trọng của yếu tố này trong quyết định gửi tiền đạt 4,63 điểm, khá cao.
Yếu tố về chương trình khuyến mãi và thái độ phục vụ của nhân viên cũng được khá nhiều người quan tâm với mức độ quan trọng cũng khá cao 4,15 điểm và 4,35 điểm.
Các yếu tố khác liên quan đến quyết định của khách hàng là thông tin về sản phẩm và thời gian giao dịch chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, vớ mức điểm trung bình là 3,63 điểm và 3,05 điểm.
Như vậy, căn cứ vào các yếu tố mà khách hàng có quan tâm khi quyết định gửi tiết kiệm, ngân hàng nên tập trung đầu tư, hoặc cung cấp thông tin đó đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, các phân tích mô tả trên đã cho ta thấy được những yếu tố chính mà khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm, quan trọng nhất là lãi suất và niềm tin vào ngân hàng.
2.2.1.4 Lựa chọn
Cuối cùng là quyết định có nên gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đó hay không? Sau đây là kết quả mô hình hồi quy xác suất (logistic) để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Á Châu.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Á Châu: Kết quả mô hình hồi quy xác suất (logistic).
2.2.2.1 Mối liên hệ giữa biến gửi tiền tiết kiệm với các biến
Tác giả dùng bảng tiếp liên (crosstab) để kiểm tra xem việc có gửi tiền tiết kiệm và không gửi tiết kiệm có mối quan hệ như thế nào với các biến thu nhập hàng tháng của hộ, lãi suất tiền gửi, chất lượng phục vụ của nhân viên, có người quen trong ngân hàng, thời gian giao dịch, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác.
(1) Để biết được liệu quyết định gửi tiền tiết kiệm có mối quan hệ nào đó với thu nhập hàng tháng của hộ, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến thunhap.
Bảng 3.5: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ
Dưới 30 triệu | Từ 30 triệu đến 50 triệu | Trên 50 triệu | Tổng | ||
Không gửi | Số lượng | 36 | 7 | 2 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 60,0 | 19,4 | 8,3 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 24 | 29 | 22 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 40,0 | 80,6 | 91,7 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 60 | 36 | 24 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000 | ||||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 9,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Biến Với Dấu Kỳ Vọng Được Xem Xét Trong Mô Hình
- Tổng Hợp Các Giải Thưởng Ngân Hàng Tmcp Á Châu Được Công Nhận Trong Giai Đoạn 2007 – 2010.
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Của Ngân Hàng
- Mối Quan Hệ Giữa Quyết Định Gửi Đến Tuỏi Của Khách Hàng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Á Châu tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Á Châu tại thành phố Hồ Chí Minh - 10
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,000 < α = 10%. Như vậy thu nhập hàng tháng của hộ gia đình có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ở độ tin cậy là 90%.
(2) Để biết được liệu quyết định gửi tiền tiết kiệm có mối quan hệ với lãi suất ngân hàng công bố như thế nào, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến laisuat.
Bảng 3.6: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VÀ LÃI SUẤT TIỀN GỬI
Lãi suất | Tổng | |||
Không hấp dẫn | Hấp dẫn | |||
Không gửi | Số lượng | 34 | 11 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 64,2 | 16,4 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 19 | 56 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 35,8 | 83,6 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 53 | 67 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000 | |||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 19,88 |
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,000 < α = 10%. Như vậy lãi suất tiền gửi mà ngân hàng công bố rất có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ở độ tin cậy là 90%.
(3) Để biết được liệu chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm hay không, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến phuc vụ.
Bảng 3.7: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VỚI CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ
Chất lượng phục vụ | Tổng | |||
Không tốt | Tốt | |||
Không gửi | Số lượng | 34 | 11 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 63,0 | 16,7 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 20 | 55 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 37,0 | 83,3 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 54 | 66 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000 | |||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 20,25 |
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,000 < α = 10%. Như vậy chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ở độ tin cậy là 90%.
(4) Để biết được liệu việc có người quen ở ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng hay không, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến conguoiquen.
Bảng 3.8: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VỚI VIỆC CÓ NGƯỜI QUEN Ở NGÂN HÀNG
Có người quen | Tổng | |||
Không quen | Có quen | |||
Không gửi | Số lượng | 39 | 6 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 55,7 | 12,0 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 31 | 44 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 44,3 | 88,0 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 70 | 50 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000 | |||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 18,75 |
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,000 < α = 10%. Như vậy việc có người quen ở ngân hàng cũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ở độ tin cậy là 90%.
(5) Để biết được liệu thời gian giao dịch nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng hay không, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến thoig
Bảng 3.9: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VỚI THỜI GIAN GIAO DỊCH
Thời gian giao dịch | Tổng | ||||||
5 | 10 | 15 | 20 | 25 | |||
Không gửi | Số lượng | 1 | 6 | 14 | 19 | 5 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 4,5 | 14,0 | 50,0 | 86,4 | 100,0 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 21 | 37 | 14 | 3 | 0 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 95,5 | 86,0 | 50,0 | 13,6 | 0,0 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 22 | 43 | 28 | 22 | 5 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000 | ||||||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 1,88 |
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,000 < α = 10%. Như vậy thời gian giao dịch cũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ở độ tin cậy là 90%.
(6) Để biết được liệu giới tính của khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của họ hay không, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến gioitinh.
Bảng 3.10: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VỚI GIỚI TÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
Giới tính | Tổng | |||
Nữ | Nam | |||
Không gửi | Số lượng | 25 | 20 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 31,6 | 48,8 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 54 | 21 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 68,4 | 51,2 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 79 | 41 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,066 | |||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 15,38 |
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,066 < α = 10%. Như vậy thời gian giao dịch cũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm ở độ tin cậy là 90%.
(7) Để biết được liệu trình độ học vấn của khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của họ hay không, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến trinhdo.
Bảng 3.11: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYẾT ĐỊNH GỬI VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Trình độ học vấn | Tổng | |||
Dưới cao đẳng | Cao đẳng trở lên | |||
Không gửi | Số lượng | 16 | 29 | 45 |
Tỷ lệ (%) | 48,5 | 33,3 | 37,5 | |
Có gửi | Số lượng | 17 | 58 | 75 |
Tỷ lệ (%) | 51,5 | 66,7 | 62,5 | |
Tổng | Số lượng | 33 | 87 | 120 |
Tỷ lệ (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | |
Pearson Chi-Square | Asymp. Sig. (2-sided) = 0,126 | |||
a.0 cells (.0%) have expected count les than 5. The minimum expected count is 12,38 |
(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0)
Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square có Asymp.Sig. (2-sided) = 0,126 > α = 10%. Như vậy trình độ học vấn của khách hàng không ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của họ ở độ tin cậy là 90%.
(8) Để biết được liệu tuổi của khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của họ hay không, ta lập bảng tiếp liên với các hàng ứng với giá trị của biến quyetdinhgui, còn các cột ứng với giá trị của biến tuoi.