Về kỳ hạn gửi, ngân hàng TMCP Á Châu luôn cố gắng làm hài lòng khách hàng nên các sản phẩm huy động luôn đa dạng về các kỳ hạn gửi. Các kỳ hạn gửi hiện nay mà ngân hàng đang triển khai là kỳ hạn tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng với đa dạng các kỳ lãnh lãi như lãi tháng, lãi quý, lãi cuối kỳ. Chính điều này đã làm cho sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng thêm phong phú và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
Bảng 2.3: CƠ CẤU TIỀN GỬI TIẾT KIỆM THEO KỲ HẠN
ĐVT: tỷ đồng
6 tháng đầu năm 2012 | Tỷ trọng (%) | 6 tháng cuối năm 2012 | Tỷ trọng (%) | |
Không kỳ hạn | 13.670 | 14,95% | 6.068 | 12,32% |
Dưới 12 tháng | 58.979 | 64,49% | 30.220 | 61,36% |
1224 tháng | 18.415 | 20,13% | 12.812 | 26,02% |
Từ 24 tháng trở lên | 391 | 0,43% | 145 | 0,3% |
Tổng | 91.455 | 100% | 49.245 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Lựa Chọn, Sử Dụng Và Đánh Giá Dịch Vụ Ngân Hàng ( Trần Hoàng Mai, Nguyễn Văn Sáu, Trịnh Quốc Trung (2008))
- Tổng Hợp Biến Với Dấu Kỳ Vọng Được Xem Xét Trong Mô Hình
- Tổng Hợp Các Giải Thưởng Ngân Hàng Tmcp Á Châu Được Công Nhận Trong Giai Đoạn 2007 – 2010.
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Vào Ngân Hàng Tmcp Á Châu: Kết Quả Mô Hình Hồi Quy Xác Suất (Logistic).
- Mối Quan Hệ Giữa Quyết Định Gửi Đến Tuỏi Của Khách Hàng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Á Châu tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
(Nguồn : Phòng Quản lý bán hàng – Ngân hàng TMCP Á Châu)
Trong việc phân tích tính ổn định của nguồn vốn này thì ta sẽ xem xét đến tỷ trọng của từng loại kỳ hạn trong lượng tiền gửi tiết kiệm. Ở bảng trên, ta nhận thấy, ngân hàng TMCP Á Châu đều huy động được tiền gửi có mức kỳ hạn dưới 12 tháng là chủ yếu. Lượng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là loại vốn huy động có tính ổn định khá thấp, chiếm tỷ trọng trên 50% và có xu hướng giảm nhẹ vào 6 tháng cuối năm 2012. Bên cạnh đó, loại tiền gửi kỳ hạn 1224 tháng thì có xu hướng tăng vào giai đoạn cuối năm do ngân hàng triển khai sản phẩm tiết kiệm 12+ ưu đãi lãi suất khi khách hàng quay lại gửi tiết kiệm tại ngân hàng sau sự cố rút tiền hàng loạt vào trung tuần tháng 8. Đây là loại tiền gửi có tính ổn định cao và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, chính điều này cũng góp phần giúp ngân hàng quản lý được khả năng thanh toán của mình.
Bên cạnh lượng vốn khá lớn được huy động từ cá nhân, ngân hàng còn có được nguồn vốn huy động không nhỏ từ các khách hàng doanh nghiệp. Nếu đối với khách hàng cá nhân thì loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp do mục đích gửi tiền của đa số người dân là để tiết kiệm, thì đối với khách hàng là doanh nghiệp, gửi tiền chủ yếu là nhằm phục vụ thanh toán. Tuy nhiên, việc huy động lượng vốn lớn từ đối tượng này không phải là không đem lại hiệu quả sử dụng cho ngân hàng, mặt khác, khi thu hút được các doanh nghiệp gửi tiền thì ACB có thể cung cấp được nhiều dịch vụ khác như: ủy thác thanh toán, bảo lãnh, cho vay…Bởi vì, thông thường khách hàng sẽ có tâm lý sử dụng dịch vụ của các ngân hàng mà họ đã có quan hệ giao dịch trước đây.
Nhìn chung, đặc điểm tiền gửi của 2 loại đối tượng là khác nhau và có tác động trái ngược nhau đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nhưng sự đa dạng về các loại tiền gửi cũng là một cách để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Với một chính sách thanh khoản hợp lý thì sẽ giúp ngân hàng tận dụng tối đa nguồn vốn có được đầu tư hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện tối thiểu hóa rủi ro thanh khoản.
2.1.7 Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng
Định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2013 được xây dựng và thông qua từ đầu năm 2011.
Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015 nhằm đưa ngân hàng TMCP Á Châu phát triển là “Ngân hàng của mọi nhà”, chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Định hướng chiến lược này gồm 2 nội dung lớn: (1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lòi là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường; (2) Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế.
Thực hiện chiến lược, trong các năm 2011 – 2012, ngân hàng TMCP Á Châu
đã:
i. Vể hoạt động kinh doanh: đã khẳng định nguyên tắc là ngân hàng tập trung vào hoạt động lòi là kinh doanh ngân hàng thương mại. Năm 2011, ngân hàng đã thực hiện 5 tiểu dự án thuộc 2 khối kinh doanh và đã kết thúc giai đoạn dự án để bắt đầu triển khai trên toàn hệ thống trong năm 2012.
ii. Về nâng cao năng lực thể chế: đã kiện toàn một bước tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, các ủy ban của Hội đồng quản trị. Đã và đang tiếp tục xây dựng mới/bổ sung năng lực quản tri rủi ro, tài chính, quản trị nguồn nhân lực,v.v. Hiện đang tiếp tục triển khai đổi mới tổ chức và hoạt động Khối thị trường tài chính (trước đây là Khối ngân quỹ), Khối Công nghệ thông tin, ACBS,v.v. Đã chuẩn bị chương trình chuyển đổi kênh phân phối theo hướng chuyển hệ thống một cấp hiện nay thành hệ thống hai cấp. Chuẩn bị dự án thay đổi thiết kế, bố trí kênh phân phối phù hợp hơn với mô hình ngân hàng bán lẻ.
iii. Năm 2011, năm đầu của giai đoạn phát triển kinh tế 2011 – 2015, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, GDP chỉ tăng hơn 6%, thấp hơn so với nhiều năm trước đó. Năm 2012 vừa qua đánh dấu một năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn đáng kể so với nhiều năm trước đây, số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng cao. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2012 đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, trong khi nợ xấu tăng cao. Đánh giá của các chuyên gia đều cho rằng khó khăn của nền kinh tế còn tiếp tục trong năm 2013 và có thể chưa sớm chấm dứt. Tình hình đó sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2011 – 2015, và cũng tác động quyết định đến sự phát triển của toàn ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như sự phát triển của từng ngân hàng nói riêng trong giai đoạn sắp tới.
Trong bối cảnh chung đó, sự cố xảy ra với ngân hàng TMCP Á Châu trong tháng 8 và tháng 9/2012 đặt ra những thách thức càng lớn đối với ngân hàng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2015. Sau giai đoạn đầu xử lý khủng hoảng, đảm bảo an toàn thanh khoản cho Ngân hàng, Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Á Châu đã chỉ đạo tập trung tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tổ chức rà soát, xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra sau khủng hoảng, đảm bảo các điều kiện phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững cho ngân hàng.
Kiên trì định hướng phát triển ngân hàng TMCP Á Châu là “Ngân hàng của mọi nhà”, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao năng lực thể chế:
Xây dựng và củng cố hình ảnh của Ngân hàng , xác định rò các giá trị cốt lòi và xây dưng văn hóa công ty.
Nâng cao vai trò quản trị của Hội đồng quản trị, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành viên Hội đồng quản trị vào hoạt động quản trị ngân hàng.
Xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống Bộ quy tắc ứng xử.
Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban điều hành, phân định rò hơn quyền hạn và trách nhiệm của Ban điều hành và các thành viên Ban điều hành.
Thực hiện ngay trong nửa đầu năm 2013 chương trình sắp xếp lại kênh phân phối thành hệ thống hai cấp.
Tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chức năng: quản lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực,v.v., đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và hoạt động mới của Khối thị trường tài chính và Khối Công nghệ thông tin.
Tiếp tục định hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh lòi là hoạt động ngân hàng thương mại ở địa bàn đô thị, ngân hàng TMCP Á Châu sẽ :
Rà soát lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Ngân hàng từ nay đến năm 2015 phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu quả.
Ưu tiên tập trung phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các phân đoạn khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với khách hàng công ty lớn và định chế tài chính một cách có chọn lọc. Ngoài quan hệ tín dụng, ngân hàng cần tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm khách hàng này.
Tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Á Châu : Kết quả từ cuộc điều tra.
Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng được tiến hành rà soát dựa theo mô hình hành vi sử dụng dịch vụ tài chính.
2.2.1.1 Nhận thức nhu cầu
Trước hết từ việc nhân thức gửi tiền tiết kiệm, được thể hiện qua việc tìm hiểu lý do gửi tiết kiệm.
Theo kết quả điều tra, ta thấy được, phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm vì mục đích sinh lãi, có 102 người lựa chọn chiếm 85%. Lý do thứ hai là vì họ muốn tìm một nơi cất giữ tiền an toàn hơn, khách hàng cảm thấy lo lắng và không an tâm khi phải cất giữ một lượng tiền lớn bên người, chính vì thế họ chọn ngân hàng là nơi có thể
làm tốt công việc đó. Hai lý do này thường đi cùng nhau bởi vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng vừa an toàn mà còn sinh lãi.
Một lý do khác mà ta có thể thấy được, đó là có 65 người trong 120 người (chiếm 54,17%) là vì mục đích duy trì cuộc sống ổn định, với mục đích này họ nghĩ rằng họ sẽ đảm bảo được cuộc sống sau này khi không còn lao động được nữa.
Đối với mục đích dự phòng thì chiếm tỷ lệ ít hơn, người dân tiết kiệm với mục đích này chủ yếu là do thu nhập của họ thấp hơn với các khoản chi tiêu bất trắc có thể xảy ra. Ví dụ như tiết kiệm để đề phòng ốm đau, tai nạn.
Bảng 3.1: LÝ DO GỬI TIẾT KIỆM
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Sinh lãi | 102 | 85% |
Duy trì cuộc sống | 65 | 54,17% |
Cất giữ tiền an toàn | 96 | 80% |
Dự phòng | 33 | 27,5% |
(Nguồn : Bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng)
2.2.1.2 Tìm kiếm thông tin
Bước tiếp theo, sau khi đã xác định được nhu cầu, đó là thu thập, tìm hiểu thông tin liên quan đến dịch vụ. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có cách tiếp cận thông tin khác nhau, từ nhiều nguồn và đối với mỗi nguồn cũng có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với quyết định của họ.
Bảng 3.2: TÌM KIẾM THÔNG TIN
Lượng khách hàng | Tỷ lệ (%) | |
Chủ động | 51 | 42,50% |
Không chủ động | 69 | 57,50% |
Tổng cộng | 120 | 100% |
(Nguồn : Bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng)
Trong 120 người được phỏng vấn, có 51 người chủ động tìm kiếm thông tin về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm cũng như ngân hàng phát hành, chiếm tỷ lệ 42,5%. Người Việt Nam nói chung khá thụ động trong việc tiếp cận thông tin ở chỗ ngại chủ động tìm kiếm thông tin mà chỉ đợi những thông tin sẵn có. Do đó, ngân hàng cần thông tin đến khách hàng một cách hợp lý, thông qua những am hiểu về thói quen của khách hàng. Chúng ta cần đưa thông tin về dịch vụ tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi theo thói quen tiếp cận thông tin, cũng như các nguồn thông tin tin cậy của khách hàng. Tuy nhiên, thông qua kết quả khảo sát ta thấy sự chênh lệch giữa 2 nhóm chủ động và không chủ động là không nhiều. Điều này không chỉ cho thấy ở một thành phố năng động như thành phố Hồ Chí Minh, mọi người cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm thông tin vì họ có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của mình mà còn khẳng định sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Hiện nay, phương tiện thông tin đại chủng rất đa dạng như tivi, báo chí, internet, bảng quảng cáo, banroll, prochure…Theo các mẫu phỏng vấn cho thấy, hầu hết ngân hàng đều sử dụng các kênh thông tin trên để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, đối với đông đảo khách hàng hiện nay, họ tiếp cận thông tin theo phương thức truyền miệng, nghĩa là, thông qua bạn bè, người thân giới thiệu về ngân hàng, về dịch vụ thì thông tin đáng tin cậy hơn (có đến 104 thông qua bạn bè, người quen giới thiệu chiếm 86,67%). Thông tin từ người thân hay bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng của họ với mức điểm trung bình là 4,32 điểm. Thông qua đảy, ta có thể thấy khả năng thu hút khách thông qua khách hàng cũ là rất lớn. Vì vậy, vai trò dịch vụ chăm sóc khách hàng là vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa để có được khách hàng mới. Nguồn thông tin được nhiều người tham khảo và đáng tin cậy thứ 2 là thông tin từ các nhân viên ngân hàng với 76 người lựa chọn và mức độ ảnh hưởng của kênh thông tin này là là 4,11 điểm. Ngoài ra, các nguồn thông tin từ báo chí, tivi, bảng quảng cáo… đều được nhiều khách hàng tham khảo đến. Riêng internet là công cụ thông tin hữu hiệu
và ít tốn kém, nhưng do chưa quen tiếp cận internet nhiều nên chỉ có 34 người có tham khảo thông tin về tiền gửi tiết kiệm qua internet.
Bảng 3.3: CÁC KÊNH THAM KHẢO THÔNG TIN
Khách hàng có tham khảo | Mức độ ảnh hưởng đến quyết định | ||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Bạn bè, người thân giới thiệu | 104 | 86,67 | 4,32 |
Nhân viên ngân hàng | 76 | 63,33 | 4,11 |
Báo chí | 58 | 48,33 | 3,58 |
Tivi | 48 | 40 | 3,76 |
Bảng quảng cáo, prochure, … | 46 | 38,33 | 3,31 |
Internet | 34 | 28,33 | 3,15 |
(Nguồn: Bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng)
2.2.1.3 Đánh giá
Sau khi có thông tin về dịch vụ gửi tiết kiệm, khách hành bắt đầu đánh giá các tiêu chí mình cần khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. Theo kết quả phỏng vấn, ta có được bảng sau :
Bảng 3.4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM VÀO NGÂN HÀNG Á CHÂU
Lượng khách hàng quan tâm | Mức độ quan trọng | ||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Lãi suất | 117 | 97,50 | 4,82 |
Người quen trong ngân hàng | 90 | 75 | 4,63 |
Thái độ của nhân viên | 85 | 70,83 | 4,35 |
Chương trình khuyến mãi | 82 | 68,33 | 4,15 |
Thông tin sản phẩm | 77 | 64,16 | 3,63 |
Thời gian giao dịch | 65 | 54,16 | 3,05 |
(Nguồn: Bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng)