Tổng Hợp Các Giải Thưởng Ngân Hàng Tmcp Á Châu Được Công Nhận Trong Giai Đoạn 2007 – 2010.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu


2.1.1 Bối cảnh thành lập


Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTM cổ phần Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ngân hàng TMCP Á Châu chính thức đi vào hoạt động .

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động


Các hoạt động chính của ngân hàng TMCP Á Châu và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là Tập đoàn) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.


2.1.3 Tầm nhìn


Ngay từ ngày đầu hoạt động, ngân hàng TMCP Á Châu đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ngân hàng TMCP Á Châu.

2.1.4 Chiến lược


Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là :


+ Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

+ Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ngân hàng TMCP Á Châu trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.

+ Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.

+ Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Tuy ngân hàng TMCP Á Châu đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực


hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ngân hàng TMCP Á Châu đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006-2011) và tầm nhìn 2015.

2.1.5 Phát triển – các cột mốc đáng ghi nhớ


Giai đoạn 1993 – 1995 : Đây là giai đoạn hình thành ngân hàng TMCP Á Châu. Những người sáng lập ngân hàng có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ngân hàng hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 – 2000 : ngân hàng TMCP Á Châu là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ngân hàng bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ngân hàng TMCP Á Châu đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ngân hàng TMCP Á Châu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ngân hàng chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lòi là TCBS (The Complete Banking Solution : Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ngân hàng đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu


thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Giai đoạn 2001 – 2005 : Năm 2003, ngân hàng TMCP Á Châu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ngân hàng TMCP Á Châu và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng TMCP Á Châu. Ngân hàng triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần

(i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lòi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 – 2010 : ngân hàng niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ngân hàng đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19(2006), 23(2007), 75(2008), 51(2009), và 45(2010). Trong năm 2007, ngân hàng

TMCP Á Châu tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lòi; với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý; với Ngân hàng Standard Charterd về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. Năm 2009, ngân hàng hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực;


xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng. Năm 2010, ngân hàng tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Điểm nổi bật là trong quý 3 Hội đồng quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ngân hàng TMCP Á Châu.

Một điểm son trong giai đoạn này là ngân hàng TMCP Á Châu được tặng hai huân chương lao động và được nhiều tổ chức/tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm.

Bảng 2.1: TỔNG HỢP CÁC GIẢI THƯỞNG NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2010.


Năm

Giải thưởng

Tổ chức công nhận

2007

+ Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân

+ The Asian Banker


hàng Việt Nam năm 2006



+ Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong

+ Hội đồng Tư vấn Doanh


lĩnh vực đội ngũ lao động

nghiệp ASEAN (BAC)

2008

+ Huân chương lao động hạng nhì

+ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

+ Chủ tịch nước

+ Euromoney

2009

+ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

FinanceAsia, Asiamoney, Global Finance, Euromoney, The Banker,

và The Asset

2010

+ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

+ FinanceAsia, Global



Finance, Asiamoney và



The Asset


+ Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam

+ The Asian Banker

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012)


Năm 2011, tháng Giêng, định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Các nội dung lớn của chương trình này gồm có : (1) Phân định rò vai trò và trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo của ngân hàng; (2) Tăng cường năng lực chỉ đạo của Hội đồng quản trị; (3) Tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng giám đốc; (4) Tăng cường vai trò độc lập của Ban kiểm soát, nâng cao năng lực Ban kiểm toán nội bộ và xây dựng khung quản lý rủi ro tích hợp. Cuối năm, ngân hàng TMCP Á Châu đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tai Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu trong định hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và Phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tương lai. Trong năm, ngân hàng đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Ngân hàng đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8; và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm Việt Nam đồng chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lưu ý là tuy tổng tiền gửi khách hàng có giảm nhưng huy động tiết kiệm Việt Nam đồng của ngân hàng tăng trưởng 16.3% so đầu năm. Ngân hàng cũng lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà


nước. Tuy lợi nhuận năm của Tập đoàn ngân hàng TMCP Á Châu không như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng. Ngân hàng cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm; bước đầu hoàn chỉnh khuôn khổ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 6 chi nhánh và phòng giao dịch. Một số đơn vị kênh phân phối vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về lợi nhuận và hoàn thành kế hoạch năm.

2.1.6 Tình hình về tiền gửi tiết kiệm


Hoạt đông gửi tiết kiệm năm 2012 cũng gặp biến cố dữ dội. Sự cố rút tiền xảy ra trong trung tuần tháng 8 và những tuần đầu tháng 9 đã làm cho số dư huy động giảm mạnh mà những cố gắng sau đó cũng chưa thể phục hồi lại được. Tổng vốn huy động năm 2012 đã giảm đi 32% so với năm 2011 và 13% so với năm 2010. Trong tổng số 159.500 tỷ đồng vốn huy động được thì có 140.700 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.


Biểu đồ 2 1 Tổng vốn huy động của ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2008 1


Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của ngân hàng TMCP Á Châu trong giai

đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012)


Cụ thể, số dư huy động của từng nhóm khách hàng như sau:


Bảng 2.2: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM NĂM 2012


ĐVT: tỷ đồng



Chỉ tiêu

6 tháng đầu

năm 2012

6 tháng cuối

năm 2012

Tốc độ tăng trưởng (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ

TG doanh nghiệp

18.291

12.312

(8.442)

(46,15%)

TG dân cư

73.164

36.933

(36.231)

(49,52%)

Vốn huy động

91.455

49.245

(42.210)

(46,15%)

(Nguồn : Phòng Quản lý bán hàng – Ngân hàng TMCP Á Châu)


Dựa vào bảng trên ta có thể nhận thấy 6 tháng cuối năm 2012, số dư huy động của ngân hàng giảm khá mạnh so với 6 tháng đầu năm. Các khoản tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng giảm gần 50%. Những con số này cho thấy ngân hàng TMCP Á Châu cần phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn hơn nữa trong thời gian sắp tới để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và lâu dài.

Bảng trên cũng cho thấy một tỷ trọng cao của tiền gửi cá nhân trong tổng vốn huy động tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi của cá nhân chủ yếu chính là tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng ngân hàng cần phải đẩy mạnh gia tăng để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế đồng thời mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng thông qua các hoạt động sử dụng vốn như cho vay, đầu tư….

Đi theo định hướng phát triển là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ngân hàng rất quan tâm đến đối tượng khách hàng là cá nhân, đặc biệt là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng đã thiết kế rất nhiều các sản phẩm tiết kiệm đi cùng các chương trình khuyến mãi nhằm đảm bảo hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm được ổn định lâu dài như tiết kiệm lộc bảo toàn, tiết kiệm dự thưởng xổ số, ưu đãi lãi suất cho khách hàng thuộc đối tượng Hội viên thân thiết ACB….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022