có đội ngũ nhân viên tốt. Khi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp tốt, luôn biết quan tâm, nắm bắt tâm lý khách hàng… điều này tạo nên tâm lý hài lòng cho khách hàng mỗi khi giao dịch.Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, nhân viên ngân hàng là một trong những yếu tố được khách hàng đánh giá cao và mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mỗi ngân hàng.
Nhân tố danh tiếng ngân hàng
Việc khách hàng lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc không nhỏ vào danh tiếng của ngân hàng đó trên thị trường. Bởi nó liên quan đến niềm tin, niềm hy vọng của khách hàng. Ngân hàng không thể cạnh tranh và đứng vững nếu không gây dựng danh tiếng, vì vậy mỗi ngân hàng luôn luôn cố gắng xây dựng hình ảnh thương hiệu giá trị được định vị trong tâm trí của khách hàng, đó cũng chính là nguyên nhân giải thích nhân tố “danh tiếng ngân hàng” là một trong những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
Nhân tố về Lợi ích tài chính: Theo kết quả của nghiên cứu, yếu tố tố lợi ích tài chính vẫn nằm trong yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn khách hàng nhưng nó không còn là yếu tố mang tính chất tiên quyết như trước đây, bởi khi các ngân hàng đang chạy đua về lãi suất, các chương trình khuyến mãi, quà tặng, sản phẩm bổ sung… thì lợi ích tài chính của các ngân hàng mang lại không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, kênh gửi tiết kiệm vẫn là kênh được khách hàng ưu ái bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại và tính an toàn so với các kênh đầu tư khác.
Tóm tắt chương 4
Quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hoàn thiện mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố tác động đên quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng là lợi ích tài chính, nhân viên, danh tiếng, thuận tiện, hình ảnh và ảnh hưởng của người thân quen, Để kiểm tra lại lại mô hình tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu và kết quả thu được có 5 yếu tố ảnh hưởng đến lực chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm cho khách hàng theo thứ tự giảm dần như sau: ảnh hưởng của người thân quen, thuận tiện, nhân viên, danh tiếng và lợi ích tài chính.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
5.1. Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Về Mẫu Nghiên Cứu
- Đánh Giá Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha Của Biến Độc Lập
- Đánh Giá Thang Đo Của Biến Phụ Thuộc Bằng Phân Tích Nhân Tố Efa
- Rao,s & Sharma, D.r.(2010), Bank Selection Cretiria Employed By Mba Students In Delhi: An Empirical Analysis, Journal Of Business Studies Quarterly,vol.1(2), 56-59.
- Bảng Mã Hóa Thang Đo Nghiên Cứu
- Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 12
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều các ngân hàng quốc tế được thành lập, để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường buộc các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, cần có những thay đổi tích cực để có thể tồn tại và phát triển, Chính vì vậy, hệ thống ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã vạch định hướng phát triển trong những năm tới như sau:
- Phát triển hệ thống ngân hàng an tòan, hiệu quả, bền vững dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa.
- Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp, theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém, xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo.
- Mở thêm các phòng giao dịch ở các khu vực vùng sâu, vùng xa như Đa Tẻh, Đạ Huoai…Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.
- Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới
ATM.
- Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các
chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với những định hướng trên các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt đang phát triển từng ngày, thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, góp phần phát triển nền kinh tế tại địa phương.
5.2. Trình bày các giải pháp thu hút khách hàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Dựa vào kết quả phân tích mô hình ta thấy có 05 nhân tố có ảnh hưởng đến, quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng, Trong đó, nhân tố ảnh hưởng của người thân quen có tác động nhiều nhất đến Quyết định lựa chọn kế đến là nhân tố thuận tiện, nhân viên, danh tiếng và cuối cùng là lợi ích tài chính, kết hợp với thực trạng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Tác giả đưa ra các giải pháp tham khảo cho bộ phận quản lý các tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt, giúp các ngân hàng TMCP thu hút được nhiều khách hàng hơn.
5.2.1. Xây dựng, củng cố lòng tin ở khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới
Kết quả nghiên cứu cho thấy Ảnh hưởng của người thân quen là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lực chọn ngân hàng của khách hàng chính vì vậy để thu hút được khách hàng mới thì các ngân hàng phải xây dựng hình ảnh bền chặt có trước, có sau và mối quan hệ lâu dài với các khách hàng cũ để chính họ là những nhà marketing giúp ngân hàng tìm được khách hàng mới, muốn được như vậy, bên cạnh việc phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đối với khách hàng thân thiết, ngân hàng nên có những chương trình chi ân dành cho khách hàng để mỗi khách hàng sẻ trở thành kênh quảng bá tích cực cho ngân hang. Ví dụ như các chương trình tặng quà, tích điểm, lãi suất ưu đãi dành cho những khách hàng giới thiệu khách hàng mới cho ngân hàng …
5.2.2. Mở rộng mạng lưới giao dịch
Cuộc sống thời hiện đại khiến con người quay cuồng với công việc, ngay cả thời gian ăn, uống, nghỉ nghơi cũng bị hạn chế, chính vì vậy việc yêu cầu thuận tiện, tiết kiệm thời gian được khách hàng khá quan tâm. Ngân hàng đáp ứng được nhu
cầu này của khách hàng thì ngân hàng đó sẻ có ưu thế. Chính vì vậy, ngân hàng nên:
- Bố trí mạng lưới các phòng giao dịch thuận tiện và hiệu quả. Nên đầu tư mở thêm các phòng giao dịch ở các huyện bởi đa phần các phòng giao dịch chỉ tập trung ở những vị trí trung tâm thành phố điều này gây khó khăn cho người dân khi muốn tiếp cận với ngân hàng.
- Nên mở thêm các điểm giao dịch làm việc ngoài giờ hành chính để khách hàng tiện giao dịch, ở Đà lạt các điểm giao dịch hoạt chỉ hoạt động trong giờ hành chính gây bất tiện khi khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoài giờ hành chính đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức thì nhu cầu giao dịch ngoài giờ khá cao.
- Mở rộng mạng lưới ATM, hoặc liên kết với các ngân hàng khác để thuận tiện hơn cho khách hàng khi có nhu cầu, đồng thời mỗi điểm đặt máy ATM cần có bảo vệ túc trực để tránh sự cố mất tiền cũng như đảm bảo hệ thống máy được hoạt động 24/24.
5.2.3. Nâng cao trình độ năng lực nhân viên
Trong hoạt động của ngân hàng, nhân viên ngân hàng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, có thể nói nhân viên ngân hàng chính là bộ mặt quan trọng của ngân hàng việc thu hút được khách hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào nhân viên. Chính vì vậy, bên cạnh việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn ngân hàng cần.
- Đầu tư đồng phục cho nhân viên được sang trọng, lịch sự để gây được thiện cảm với khách hàng, hiện nay có một số ngân hàng cho nhân viên mặc trang phục tự do, điều này tạo sự thoải mái cho nhân viên, tuy nhiên cũng phần nào ảnh hưởng đến bộ mặt của ngân hàng.
- Mở các lớp đào tao ngắn hạn về kỹ năng mềm cho nhân viên như kỹ năng chào, hỏi, lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng… để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái và được tôn trong khi giao dịch với ngân hàng.
- Tổ chức các khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của nhân viên.
- Thiết lập các chỉ tiêu, các công cụ để đo lường thành quả làm việc của nhân viên, từ đó tạo động lực để nhân viên ngày càng nhiệt tình năng nổ hơn trong công việc.
5.2.4. Nâng cao danh tiếng ngân hàng
Để nâng cao được danh tiếng của ngân hàng bên cạnh bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị hiện đaị. Ngân hàng nên tích cực tham gia các sự kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, các hoạt động giúp phát triển cộng đồng địa phương, giúp đỡ người nghèo, gây quỹ học bổng… đồng thời sử dụng hiệu quả các kênh thông tin truyền thông khác nhau để tạo tiếng vang cho ngân hàng mình, từ đó khẳng định vị thế cũng như khẳng định khả năng phát triển bền vững của ngân hàng để có thể củng cố thương hiệu và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
5.2.5. Xây dựng chính sách lãi suất, phương thức trả lãi phù hợp, chương trình khuyến mãi, quà tặng cho khách hàng
Lãi suất là yếu tố quan tâm của bất kỳ khách hàng nào, khi tham gia gửi tiết kiệm. Do đó các ngân hàng cần đưa ra các chính sách trả lãi theo hướng đảm bảo, tạo ra môi trường cạnh tranh để thu hút khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng nên điều chỉnh các loại phí dịch vụ sao cho phù hợp, đồng thời có thể tổ chức các đợt khuyễn mãi, miễn phí phát hành các loại thẻ, phí rút tiền, phí in sao kê… giảm phí chuyển đổi ngoại tệ, phí phạt chậm thanh toán, các chương trình tặng quà cho khách hàng đăng kí phát hành thẻ… Đồng thời, ngân hàng nên tập trung cho nghiên cứu thị hiếu của thị trường để từ đó đưa ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại những ý nghĩa nhất định đối với các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tuy nhiên do thời gian giới hạn nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
- Phạm vi nghiên cứu chỉ được thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Lạt, dữ liệu được thu thập dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên thị trường khá đồng nhất, tính đại diện chưa cao.
- Nghiên cứu chỉ khảo sát những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Vậy nên, kết quả nghiên cứu bỏ qua ý kiến đánh giá của nhóm khách hàng đã và đang có ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Chưa đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố trình độ, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp… đến quyết đinh lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm.
- Quyết đinh lựa chọn của khách hàng còn ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng do thời gian có hạn nên tác giả chưa đề cập đến.
Với những hạn chế của đề tài này thì ở các đề tài tiếp theo các tác giả có thể nghiên cứu trên địa bàn rộng hơn khi đó khả năng khái quát sẻ cao hơn. Phương pháp lấy mẫu nên lấy mẫu theo phương pháp xác xuất để có tính đại diện cao hơn, đồng thời đánh giá thêm sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến quyết định lựa chọn của ngân hàng.
Tóm tắt chương 5
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đền tài và các định hướng phát triển của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tác giả đã đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.
KẾT LUẬN
Đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt” được thực hiện từ ngày 01/01/2019 trên cơ sở tiến hành điều tra thu thập số liệu và lấy số liệu từ 10 ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt bao gồm: NHTMCP Ngoại Thương, NHTMCP Công Thương, NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Sài Gòn - Thương Tín. Với tổng số phiếu được phát ra là 300 số phiếu thu về là 280, số phiếu hợp lệ là 265 tác giả sử dụng hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xử lý số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, thang đo LIKER với 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, kết quả của nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau:
- Đánh giá được thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý thuyết về dich vụ tiền gửi tiết kiệm, cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng. Tóm tắt được kết quả của một số các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
- Tìm ra được 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm bao gồm nhân tố ảnh hưởng người thân quen, Thuận tiện, Nhân viên, Danh tiếng và Lợi ích tài chính.
- Căn cứ vào định hướng hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn và kết quả của mô hình nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các biện pháp giúp ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng.
Sau một thời gian dài miệt mài nghiên cứu, kết quả của đề tài cũng đã giải đáp được câu hỏi nghiên cứu cũng như hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đề ra, đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã có đóng góp nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu ngân hàng. Bên cạnh đó đề tài có thể là mô hình tham khảo cho
các nghiên cứu về xu hướng lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm còn có hạn, vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và những thiếu sót đó chính là những hướng gợi mở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.