nước, Quy mô DN, Đòn bẩy tài chính của DN, MTB (Cơ hội tăng trưởng). Bên cạnh đó Jeffrey và Marie E. Archambault (2003) cũng chỉ ra chính sách cổ tức là yếu tố có tác động mạnh mẽ đối với chất lượng BCTC cho nên tác giả sẽ đưa biến này vào mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, Jeffrey và Marie E. Archambault (2003) và Albert và Serban (2012) đã cho thấy tầm quan trọng của kiểm toán độc lập đối với độ tin cậy của thông tin BCTC. Do đó tác giả sẽ đưa yếu tố Dịch vụ kiểm toán DN đang sử dụng vào mô hình nghiên cứu.
Các nhân tố có thể đo lường dễ dàng; Dữ liệu có sẵn, dễ dàng ghi nhận; Nhân tố liên quan đến môi trường kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Trong mô hình này, độ tin cậy được hiểu như là một tiêu chí đảm bảo cho một BCTC chất lượng.
Mối liên hệ của các yếu tố trong mô hình sẽ được thể hiện như sơ đồ 3.2
Sự tham gia của người nước ngoài
(H1)
(H2)
Sức mạnh gia đình trong HĐQT
(H3)
Sức mạnh của các TCĐT Nhà nước
(H4)
Độ tin cậy của BCTC
(H5)
Đòn bẩy tài chính
(H6)
Cơ hội tăng trưởng
(H7)
(H8)
Cổ đông lớn
Chính sách cổ tức
Quy mô DN
Dịch vụ kiểm toán DN
(H9)
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ nghiên cứu đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Klai và các cộng sự (2011), nghiên cứu của Jeffrey và Marie E. Archambault (2003) và Albert và Serban (2012) để đưa ra các giả thuyết sau,
H1: Sự tham gia của người nước ngoài sẽ tác động cùng chiều với độ tin cậy của BCTC.
H2: Cổ đông lớn sẽ tác động cùng với độ tin cậy của BCTC.
H3: Sức mạnh gia đình trong HĐQT có tác động cùng chiểu với độ tin cậy của BCTC.
H4: Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà nước có tác động trái chiều với độ tin cậy của BCTC.
H5: Quy mô DN có tác động cùng chiều với độ tin cậy của BCTC.
H6: Đòn bẩy tài chính của DN có tác động trái chiều với độ tin cậy của BCTC.
H7: Cơ hội tăng trưởng có tác động cùng chiều với độ tin cậy của BCTC. H8: Chính sách cổ tức có tác động cùng chiều với độ tin cậy của BCTC.
H9: Dịch vụ kiểm toán DN đang sử dụng có chất lượng cao sẽ tác động cùng chiều với độ tin cậy của BCTC.
3.4 Xây dựng thang đo các biến (Bảng 3.1)
Xây dựng thang đo CLTT BCTC: Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Klai và các cộng sự (2011) và một số nghiên cứu khác để lựa chọn các biến phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở tiếp cận từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng, qua đó nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam như sau: độ tin cậy của BCTC bị chi phối bởi các thành phần như sau: Sự tham gia của người nước ngoài, Cổ đông lớn, Sức mạnh gia đình trong HĐQT, Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà nước, Quy mô DN, Đòn bẩy tài chính của DN, MTB (Cơ hội tăng trưởng), Chính sách cổ tức, Dịch vụ kiểm toán DN.
Thang đo đo lường các nhân tố tác động đến độ tin cậy BCTC: thang đo này được xây dựng dựa trên thang đo của các nghiên cứu trước.
Đo lường biến phụ thuộc (thông qua mô hình của Dechow et al (1995))
Tác giả lựa chọn việc đo lường biến phụ thuộc “Độ tin cậy BCTC” thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được DA.
Tổng dồn tích kế toán được tính toán như sau: TAit = Nlit - CF0it (1)
Trong đó:
TAit: tổng dồn tích trong năm t của công ty i; Nlit: lợi nhuận sau thuế năm t của công ty i;
CFOit: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm t của công ty i. Tổng kế toán dồn tích bao gồm các khoản
Biến kế toán dồn tích tự định càng cao thì quản trị lợi nhuận càng nhiều và như vậy, chất lượng BCTC càng thấp (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016) do đó độ tin cậy càng thấp. Việc tính toán được thực hiện như sau:
Bước 1: Tính tổng kế toán dồn tích TA theo mô hình (1) của Dechow et al (1995).
Tổng dồn tích kế toán bằng tổng dồn tích tự định (Non-discretionary accruals - NDA) và các khoản dồn tích không tự định (Discretionary accruals - DA).
TAit = NDAit + DAit (2)
Suy ra, DAit = TAit - NDAit (3)
Bước 2: Tính toán dồn tích không tự định:
NDAit/ Ait-1 = a0i (1 /Ait-i) + a1i((AREVit - ARECit )/Ait-i) + a2i (PPEit/Ait-i) (4)
Trong đó:
NDAit : dồn tích không tự định trong năm t của công ty i; AREVit: doanh thu năm t trừ đi doanh thu năm t-1 của công ty i;
ARECit: khoản phải thu thuần năm t trừ đi khoản phải thu thuần năm t-1 của công
ty i;
PPEit: nguyên giá BĐS, nhà xưởng, máy móc thiết bị trong năm t của công
Ait-1: tổng tài sản trong năm t-1 của công ty i;
Các hệ số α0i, α1i, α2i được ước lượng của các hệ số a0, a1, a2, trong mô
hình gốc của Dechow et al (1995) như sau:
TAit/ Ait-1 = a0i (1/Ait-i) + a1i (AREVit - ARECit)/Ait-i) + a2i (PPEit
/Ait-i) + £i (5)
Trong đó:
TAit: tổng dồn tích trong năm t của công ty i;
AREVit: doanh thu năm t trừ đi doanh thu năm t-1 của công ty i;
ARECit: khoản phải thu thuần năm t trừ đi khoản phải thu thuần năm t-1 của công ty i;
PPEit: nguyên giá BĐS, nhà xưởng, máy móc thiết bị trong năm t của công ty i;
Ait-1: tổng tài sản trong năm t-1 của công ty i Bước 3: Tính biến dồn tích tự định
Từ công thức (3), chia cả 2 vế cho Ait-1 ta có: DAit/Ait-1 = TAit/Ait-1 - NDAit/Ait-1 (6)
Thế kết quả từ các phương trình (4) và (5) vào phương trình (6) nói trên, tìm ra được DAit/ Ait-1. Vì hành vi làm tăng hay giảm lợi nhuận đều là hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016) nên biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh sẽ được lấy giá trị tuyệt đối (DAii/Ait-i). (DAit/Ait-i) đo lường biến phụ thuộc của mô hình (1); giá trị tuyệt đối (DAit/Ait-i) càng cao thì chất lượng BCTC càng thấp, độ tin cậy càng thấp.
Đo lường biến độc lập
Bảng 3.1: Danh sách biến độc lập và phương pháp đo lường
TÊN BIẾN | KÝ HIỆU | ĐO LƯỜNG | NGUỒN | |
1 | Sự tham gia của người nước ngoài | CĐNN | Tỷ lệ % sở hữu vốn bởi cô đông nước ngoài | Klai và các cộng sự (2011) |
2 | Cổ đông lớn | CĐL | Tỷ lệ % sở hữu vốn bởi cổ đông lớn | Klai và các cộng sự (2011) |
3 | Sức mạnh gia đình trong HĐQT | SMGĐ | Biến giả, bằng 1 nếu có mối quan hệ gia đình giữa nhiều thành viên trong HĐQT, và ngược lại nhận giá trị 0 | Klai và các cộng sự (2011); Gonzalez, J. S., and Meca, E. G (2014) |
4 | Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà nước | SMTCNN | Tỷ lệ % sở hữu vốn bởi cổ đông tổ chức nhà nước | Klai và các cộng sự (2011) |
5 | Quy mô công ty | QMDN | Logarit tự nhiên của tống tài sản | Klai và các cộng sự (2011) |
6 | Đòn bẩy tài chính | ĐBTC | Tỷ lệ giữa tổng nợ trên tổng tài sản | Klai và các cộng sự (2011) |
7 | Cơ hội tăng trưởng | CHTT | Tỷ lệ doanh thu năm sau trên doanh thu năm trước | Klai và các cộng sự (2011) |
8 | Chính sách cổ tức | CSCT | Tỷ lệ cổ tức được chi trả trên lơi nhuận thuần | Jeffrey và Marie E. Archambault (2003) Akerlof, Micheal Spence (1973) |
9 | Dịch vụ kiểm toán DN | DVKT | Biến giả, bằng 1 nếu được kiểm toán | Jeffrey và Marie E. Archambault (2003) |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Các Nghiên Cứu Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Bctc
- Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng (Asymmetric Information)
- Phương Pháp Ước Lượng Hồi Quy Pool Regression (Ols Cho Dữ Liệu Bảng).
- Kết Quả Hồi Quy Theo Phương Pháp Ước Lượng Pols
- Đối Với Nhân Tố Cổ Đông Nước Ngoài
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
TÊN BIẾN | KÝ HIỆU | ĐO LƯỜNG | NGUỒN | |
bởi các công ty kiểm toán, bằng 0 nếu không phải | và Chalaki et al (2012) |
3.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng mẫu là các DN thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm 31/12/2017, tổng số công ty thực phẩm đồ uống niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và sàn HNX của Việt Nam là 50 công ty. Tác giả áp dụng chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên đó là các công ty có BCTN (trong đó có bao gồm BCTC) của công ty niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch có đầy đủ thông tin các chỉ tiêu cần thu thập và thời gian niêm yết đạt yêu cầu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu sau cùng bao gồm 50 DN ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán, từ năm 2010 – 2017.
3.6 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
3.6.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Vì việc thu thập dữ liệu về tài chính trực tiếp từ các doanh nghiệp rất khó khăn, nên nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố rộng rãi trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Dữ liệu thu thập được từ website của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, bao gồm 50 công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ 2010 – 2017.
Việc chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2010 – 2017 vì những năm này có cùng chung bối cảnh kinh tế. Hơn nữa giai đoạn 7 năm này, tất cả 50 doanh nghiệp đều có thời gian hoạt động đủ dài và đủ số liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, để tạo được một bảng dữ liệu cân đối.
Các số liệu về tài chính chi tiết được lấy từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính. Các báo cáo thường niên đã được kiểm toán của các DN hoạt
động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam được công bố trên website của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và cung cấp bởi Công ty Cổ phần StoxPlus.
3.6.2 Xử lý dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu cơ bản để tính toán và tạo ra giá trị của những biến số cần phân tích trong mô hình. Từ đó xây dựng một bảng dữ liệu thông qua việc kết hợp các chuỗi dữ liệu theo thời gian (từ 2010
– 2017) của các quan sát theo không gian.
Những ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu bảng trong ước lượng, theo Gujarati (2004) như sau:
Dữ liệu bảng liên kết các đối tượng cá thể (các công ty) theo thời gian, nên có sự không đồng nhất (heterogeneity) giữa các cá thể này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể xem xét đến sự không đồng nhất này bằng cách đưa vào những biến số đặc trưng riêng của từng cá thể nghiên cứu.
Bằng việc kết hợp những chuỗi quan sát theo thời gian và không gian, dữ liệu bảng hạn chế dược hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số độc lập, bậc tự do được tăng thêm và hiệu quả hơn.
Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường một cách tốt hơn sự tác động không thể quan sát được theo dữ liệu chỉ theo thời gian hoặc chỉ theo không gian thuần túy, tránh được phần nào việc bỏ sót các biến số có ý nghĩa trong mô hình.
Dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa độ chệch (bias) có thể phát sinh nếu chúng ta kết hợp các cá thể thành nhóm.
Thống kê mô tả bằng phần mềm chuyên dụng STATA 12 được sử dụng để mô tả đặc trưng dữ liệu nghiên cứu thông qua các giá trị của các biến số trong mô hình.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng STATA 12 để tạo lập ma trận hồi quy tương quan và ước lượng hồi quy.
3.7 Phương pháp ước lượng hồi quy
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Klai (2011), nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên cơ sở tiếp cận từ mô