so với bằng chứng kiểm toán được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận (ví dụ phỏng vấn về việc áp dụng một kiểm soát);
Bằng chứng kiểm toán dạng văn bản, có thể là trên giấy tờ, phương tiện điện tử, hoặc các dạng khác, đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời (ví dụ, biên bản họp được ghi đồng thời trong quá trình diễn ra cuộc họp đáng tin cậy hơn việc trình bày bằng lời sau đó về các vấn đề đã được thảo luận trong cuộc họp);
Bằng chứng kiểm toán là các chứng từ, tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán là bản copy, bản fax hoặc các tài liệu được quay phim, số hóa hoặc được chuyển thành bản điện tử mà độ tin cậy của các tài liệu này có thể phụ thuộc vào các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ tài liệu, thông tin.
Đoạn 05(a) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định chi tiết hơn về độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng cho mục đích thiết kế thủ tục phân tích trong các thử nghiệm cơ bản.
Đoạn 13 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 quy định về các trường hợp mà kiểm toán viên có lý do để tin rằng một tài liệu nào đó có thể không xác thực, hoặc có thể đã bị sửa đổi mà việc sửa đổi đó không được thông báo cho kiểm toán viên.
Độ tin cậy của tài liệu, thông tin do chuyên gia của đơn vị được kiểm toán tạo ra (hướng dẫn đoạn 08 Chuẩn mực này).
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán có thể cần đến chuyên môn trong một lĩnh vực khác ngoài kế toán, kiểm toán, ví dụ như việc tính toán thống kê bảo hiểm, định giá, hoặc dữ liệu kỹ thuật. Đơn vị được kiểm toán có thể tuyển dụng hoặc thuê chuyên gia trong các lĩnh vực này để có đủ chuyên môn cần thiết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, nếu không sẽ làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu.
Khi tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán được tạo ra nhờ sử dụng công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên cần thực hiện theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực này. Ví dụ, một cá nhân hoặc tổ chức có thể có chuyên môn trong việc áp dụng các mô hình để ước
tính giá trị hợp lý của chứng khoán khi không có tài liệu, thông tin thị trường cho các chứng khoán này. Nếu cá nhân hoặc tổ chức sử dụng chuyên môn để đưa ra ước tính mà đơn vị được kiểm toán sử dụng ước tính này trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì cá nhân hoặc tổ chức đó là chuyên gia của đơn vị được kiểm toán và được áp dụng theo quy định của đoạn 08 Chuẩn mực này. Mặt khác, nếu cá nhân hoặc tổ chức chỉ cung cấp dữ liệu về giá của các giao dịch riêng không phải của đơn vị mà đơn vị sử dụng dữ liệu này trong các phương pháp ước tính riêng của đơn vị thì tài liệu, thông tin đó nếu được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán, sẽ áp dụng theo quy định tại đoạn 07 Chuẩn mực này, mà không được coi là việc sử dụng chuyên gia của đơn vị được kiểm toán.
Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực này có thể chịu ảnh hưởng của các vấn đề như:
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Trên Thế Giới
- Nhận Xét Các Nghiên Cứu Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu
- Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng (Asymmetric Information)
- Danh Sách Biến Độc Lập Và Phương Pháp Đo Lường
- Phương Pháp Ước Lượng Hồi Quy Pool Regression (Ols Cho Dữ Liệu Bảng).
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(1) Bản chất và độ phức tạp của vấn đề có sự tham gia của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;
(2) Rủi ro có sai sót trọng yếu của vấn đề;
(3) Tính sẵn có của các nguồn bằng chứng kiểm toán thay thế;
(4) Nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;
(5) Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán do đơn vị tuyển dụng hay do đơn vị thuê để cung cấp các dịch vụ liên quan;
(6) Phạm vi mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán có thể kiểm soát hoặc mức độ ảnh hưởng của Ban Giám đốc đối với công việc của chuyên gia;
(7) Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các yêu cầu khác về chuyên môn của ngành nghề hay không;
(8) Nội dung và phạm vi kiểm soát của đơn vị được kiểm toán đối với công việc của chuyên gia của đơn vị;
(9) Kiến thức và kinh nghiệm của kiểm toán viên về lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;
(10) Kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên về công việc của chuyên
gia đó.
Năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán (hướng dẫn đoạn 08(a) Chuẩn mực này).
Năng lực được thể hiện thông qua hiểu biết và trình độ chuyên môn của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán. Khả năng của chuyên gia được thể hiện thông qua việc chuyên gia sử dụng năng lực đó trong từng trường hợp cụ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của chuyên gia có thể bao gồm vị trí địa lý, thời gian và các nguồn lực sẵn có.
Tính khách quan là tác động có thểcó của sự thiên lệch, sự xung đột về lợi ích hoặc ảnh hưởng của những người khác đến xét đoán chuyên môn của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán. Năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán, và bất kỳ kiểm soát nào của đơn vị đối với công việc của chuyên gia đó, đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ tin cậy của tài liệu, thông tin do chuyên gia tạo ra.
Mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho các nhà đầu tư tiềm năng và hiện tại, người cho vay và các chủ nợ khác để từ đó đưa ra quyết định về việc mua, bán hoặc nắm giữ vốn hoặc các công cụ nợ, cung cấp hoặc giải quyết các khoản vay hoặc các hình thức tín dụng khác, hoặc thực hiện các quyền bỏ phiếu hoặc việc ra quyết định của ban quản lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế (IASB 2018).
Khuôn mẫu IASB 2018 nêu rõ thích hợp và đại diện đáng tin cậy là đặc tính nền tảng. Cụ thể:
- Thích hợp (Relevance): khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của người sử dụng. Thông tin có thể có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định khi nó mang Giá trị dự đoán, Giá trị xác nhận hay cả hai (IASB, 2018).
+ Giá trị dự đoán: thông tin được sử dụng như là một thông tin đầu vào bởi người sử dụng khi dự đoán các kết quả tương lai (IASB, 2018).
+ Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc thừa nhận hoặc những sự thay đổi của các đánh giá trước đó (IASB, 2018).
- Đại diện đáng tin cậy (Faithful representation): bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của thông tin.
- Toàn vẹn (Completeness): bao hàm toàn bộ các thông tin cần thiết để người sử dụng hiểu được các hiện tượng bao hàm mọi miêu tả và giải thích cần thiết. Đối với một số khoản mục, Toàn vẹn còn bao hàm việc giải thích các mức ý nghĩa về bản chất của các khoản mục, các nhân tố và các hoàn cảnh có thể tác động đến CL và bản chất đó cũng như quy trình được sử dụng để xác định các giá trị đó (IASB, 2018).
- Trung lập (Neutrality): được xem như là không chứa đựng những định kiến, điều chỉnh, nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc là tìm mọi cách để chế biến thông tin làm gia tăng khả năng người sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn tốt đẹp hoặc ngược lại. Tuy nhiên Trung lập không có nghĩa là việc trình bày thông tin không có mục tiêu hoặc là không ảnh hướng đến hành vi. Bởi lẽ, đặc tính Thích hợp có nói rằng thông tin phải có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng (IASB, 2018).
- Không sai sót (Free from error): không sai sót có nghĩa là không có lỗi hoặc là bỏ sót trong việc miêu tả sự kiện và qui trình được sử dụng để sản xuất thông tin. Thí dụ như việc ước lượng về mặt giá trị không thể được xác định là chính xác hay không chính xác. Tuy nhiên, việc trình bày của ước lượng này cần phải đúng sự thật nếu giá trị được xác định rõ ràng, việc ước lượng được xem là xác đáng, bản chất và giới hạn của việc ước lượng cần phải được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn và áp dụng quy trình phù hợp trong quá trình ước lượng (IASB, 2018).
Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CL và độ tin cậy bao gồm: Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Dễ hiểu (IASB, 2018). Cụ thể:
- Có khả năng so sánh (Comparability): thông tin có liên quan đến một thực thể sẽ trở nên hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với những thông tin tương tự của các thực thể khác hoặc là giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể thông tin. Nhất quán, mặc dù có liên quan đến khả năng so sánh, nhưng không phải là một. Nhất quán có liên quan đến việc sử dụng cùng một phương
pháp cho cùng một khoản mục giữa các kỳ KT trong phạm vi của thực thể hoặc trong cùng một kỳ KT giữa các thực thể. Có khả năng so sánh là mục tiêu và tính nhất quán giúp đạt được mục tiêu đó.
- Có thể kiểm chứng (Verifiability): giúp đảm bảo người sử dụng rằng thông tin phản ánh các hiện tượng kinh tế một cách đúng sự thật. Có thể kiểm chứng có nghĩa là những người quan tâm độc lập và có kiến thức đến thông tin đều đạt được sự đồng thuận, mặc dù sự đồng thuận đó không phải là toàn vẹn, đó là một sự mô tả đặc thù của thông tin được trình bày trung thực. Thông tin cần phải được kiểm chứng cả về số lượng lẫn giá trị. Việc kiểm chứng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Kịp thời (timeliness): thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định.
Một cách chung nhất, thông tin càng lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp.
- Dễ hiểu (understandability): việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin rõ ràng và súc tích làm cho thông tin trở nên có thể hiểu được. Có một số hiện tượng vốn đã phức tạp và không dễ dàng để hiểu được. Việc loại bỏ các thông tin này ra khỏi BCTC có thể làm cho thông tin được trình bày có thể hiểu được hơn, tuy nhiên, các báo cáo này sẽ không toàn vẹn và có thể dẫn đến sai lầm cho việc ra quyết định (IASB, 2010). Đôi khi, mặc dù thông tin được trình bày có thể hiểu được và người sử dụng có thiện chí, vẫn phải cần sự giúp đỡ của những nhà tư vấn để có thể hiểu được những hiện tượng kinh tế phức tạp.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
2. 2.1 Các nhân tố bên trong
Qua tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến độ tin cậy của BCTC đã đề cập ở Chương 1, có thể nhận thấy các nghiên cứu quan tâm chủ yếu đến các nhân tố ảnh hưởng xuất phát từ bên trong công ty, đặc biệt là các nhân tô thuộc nhóm quản trị công ty. Từ việc tổng hợp các nghiên cứu đã nêu trên kết hợp với tham khảo các ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực kinh tế, kế toán và kiểm toán luận văn kế thừa các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC như sau:
2.2.1.1 Cơ cấu quản trị công ty:
Cơ cấu quản trị công ty là một trong nhứng nhân tố được các nhà nghiên cứu quan tâm đầu tiên khi nghiên cứu tác động của nhân tố này lên BCTC. Nghiên cứu của Klai và các cộng sự (2011) đã tập trung chủ yếu vào tác động của cơ chế quản lý đến chất lượng BCTC. Tuy nhiên, Chalaki và các cộng sự (2012) cũng đã chứng minh được trong nghiên cứu của họ chất lượng BCTC không chịu ảnh hưởng bởi các thuộc tính quản trị DN. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước lại cung cấp bằng chứng cho sự tác động của nhân tố cơ cấu quản trị công ty lên chất lượng BCTC bao gồm nghiên cứu của các tác giả: Cao Nguyên Lệ Thư (2014), Trần Thị Nguyệt Nga (2015), Đoàn Thị Mỹ Phương (2015), Trương Thị Kim Thủy (2016), Phan Minh Nguyệt (2014), Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Trong đó, cơ cấu quản trị được các nhà nghiên cứu đề xuất chịu tác động chủ yếu từ 2 yếu tố: trình độ chuyên môn tài chính kế toán của nhà quản lý, mức độ sở hữu của nhà quản lý.
• Trình độ chuyên môn tài chính kế toán của nhà quản lý: nhà quản lý có hiểu biết nhất định về lĩnh vực kế toán, có khả năng đọc và hiểu thông tin BCTC đồng thời quan tâm đến công tác kế toán của DN. Việc nhà quản lý có kiến thức về kế toán một phần giúp kiểm soát nội dung thông tin trên BCTC nhưng mặc khác cũng tạo áp lực cho chủ sở hữu DN nếu nhà quản lý đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.
• Mức độ sở hữu của nhà quản lý: Chủ sở hữu có nắm giữ chức vụ trong bộ máy quản lý của DN. Trong hoạt động kinh tế, nhà đầu tư và nhà quản lý tại DN đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Tuy nhiên điều kiện để tối đa hoá lợi ích của hai đối tượng này là không giống nhau. Nhà đầu tư tối đa hoá lợi ích thông qua việc tăng giá trị DN, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Như vậy khi nhà đầu tư nắm giữ một trong những chức vụ quản lý sẽ làm giảm xung đột lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC.
2.2.1.2 Công tác kế toán
Theo các nghiên cứu Phạm Thanh Trung (2016) công tác kế toán tại đơn vị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC. Cụ thể bao gồm các yếu tố:
• Hệ thống chứng từ kế toán: DN sử dụng chứng từ kế toán theo đúng mẫu biểu quy định hiện hành, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được lập chứng từ đầy đủ và kịp thời. Trình tự luân chuyển chứng từ được qui định cụ thể và được tổ chức một cách hợp lý. Chứng từ kế toán được lưu trữ thuận tiện và khoa học.
• Hình thức sổ sách kế toán: DN áp dụng hình thức sổ kế toán phù hợp với loại hình và lĩnh vực kinh doanh của DN, các sổ sách kế toán được mở chi tiết và tổng hợp đầy đủ phục vụ cho việc ghi chép theo dõi và báo cáo. Mẫu biểu sổ sách kế toán sử dụng theo đúng qui định của chế độ kế toán, số liệu phải được ghi chép đúng và kịp thời. Phân chia trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng quán lý sổ và ghi sổ kế toán.
• Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại DN tuân thủ chế độ kế toán, phù hợp với loại hình, lĩnh vực kinh doanh. Đảm bảo tài khoản được mở đầy đủ và chi tiết.
• Bộ máy kế toán: DN xây dựng bộ máy kế toán phù hợp, có tổ chức bộ phận kế toán riêng biệt. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Nhân viên kế toán có hợp đồng lao động nhằm tuân thủ và ràng buộc về trách nhiệm trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
Mục tiêu lập BCTC: xác định mục tiêu lập BCTC rõ ràng, đa dạng hóa đối tượng sử dụng thông tin.
2.2.1.3 Hiệu quả hoạt động
Tác giả Trần Thị Nguyệt Nga (2015) khi thực hiện nghiên cứu “Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” đã cho thấy chất lượng BCTC bị ảnh hưởng bởi nhân tố lợi nhuận. Nghiên cứu của tác giả Nguyền Thị Phương Hồng (2016) đã sử dụng nhóm nhân tố hiệu quả công ty khi nghiên cứu nhân tố tác động đến chất lượng BCTC trong đó bao gồm yếu tố lợi nhuận, định hướng phát triển và
chính sách chia cổ tức. Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trên, tác giả sử dụng nhân tố hiệu quả hoạt động để đưa vào nghiên cứu với 3 yếu tố sau, (trong đó yếu tố chính sách chia cổ tức được thay đổi để phù hợp với tính chất của DN là kế hoạch khen thưởng):
• Lợi nhuận: DN có lợi nhuận ổn định và có xu hướng tăng trưởng.
• Định hướng phát triển: DN có kế hoạch phát triển trong ngắn hạn và dài
hạn.
• Kế hoạch khen thưởng: DN có lập kế hoạch khen thưởng dựa trên hiệu
quả hoạt động.
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài
2.2.2.1 Đặc điểm thị trường
Khi thực hiện nghiên cứu về nhân tố tác động đến chất lượng BCTC Nguyễn Thị Phươmg Hồng (2016) đã chứng minh được nhân tố đặc điểm thị trường có tác động đến chất lượng BCTC, trong đó đặc điểm thị trường được đánh giá qua 2 thang đo:
• Qui mô DN: qui mô của DN so với các DN cùng ngành và so với các DN trong cùng địa bàn hoạt động.
• Ngành nghề kinh doanh: DN kinh doanh trong lĩnh vực có đặc điểm và yêu cầu riêng về thời gian và nội dung BCTC
2.2.2.2 Thuế
Nghiên cứu của Phạm Thanh Trung (2016) đã cho thấy thuế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến BCTC. Cụ thể, nhân tố thuế bao gồm: các DN tuân thủ tốt các chính sách thuế từ khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế đến khi lập BCTC; cơ quan thuế thường ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ các DN; chính sách thuế tiệm cận với chuẩn mực và chế độ kế toán để giảm thiểu những việc không cần thiết cho kế toán, hạn chế sự ảnh hưởng và chi phối đến việc ghi chép và lập BCTC của DN.