Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài nghiên cứu 14

Bảng 2.1. Tóm tắt Khuôn khổ CLKT theo IAASB, 2014 32

Bảng 3.1. Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu 49

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp thang đo biến độc lập 53

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp thang đo biến phụ thuộc 58

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát 64

Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 66

Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Giá phí” lần 2 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Bảng 4.4. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nhiệm kỳ kiểm toán” lần 2 70

Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 2

kiểm toán” lần 2 71

Bảng 4.6. KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu 73

Bảng 4.7. Ma trận xoay của nhân tố khám phá 73

Bảng 4.8. Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá 76

Bảng 4.9. Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc. 78

Bảng 4.10. Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc 78

Bảng 4.11. Ma trận nhân tố biến phụ thuộc 79

Bảng 4.12. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 80

Bảng 4.13. Bảng ANOVA 80

Bảng 4.14. Bảng trọng số hồi quy 81

Bảng 5.1. Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo

cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương 98

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Khung các Nhóm nhân tố tác động đến CLKT 28

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu luận văn 48

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu 51

Hình 4.1. Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa 83

Hình 4.2. Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa 84

Hình 4.3. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 85


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong hơn hai mươi lăm năm qua với 02 công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập vào năm 1991 là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC) và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc ra đời của nghề kiểm toán ở Việt Nam đóng góp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và góp phần vào sựu phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.

Có thể nói, kiểm toán được coi là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Mặc dù chất lượng kiểm toán được nhìn nhận dưới các quan điểm khác nhau về mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán, thì mục tiêu kiểm toán vẫn phải đảm bảo độ tin cậy các BCTC. Kiểm toán BCTC góp phần đánh giá đúng năng lực “sức khỏe”, cũng như tìm ra những sai phạm trọng yếu trong BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu tư của nước ngoài, thiết lập và duy trì được một cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ, có hiệu quả, củng cố được niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào chất lượng kiểm toán, giúp gia tăng niềm tin của khách hàng và mở rộng thị trường.

Mặc dù, các văn bản pháp luật quy định đối với nghề kiểm toán ra đời, đến nay đã hình thành đầy đủ các quy định, chuẩn mực, hệ thống pháp lý có liên quan. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán hiện nay còn chưa hoàn thiện, có nhiều trường hợp kiểm toán viên vô tình hay cố ý làm sai, không tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành. Căn cứ vào kết quả kiểm tra tình hình hoạt động dịch vụ kiểm toán năm 2017 của 22 công ty kiểm toán được công bố bởi Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho thấy còn nhiều tồn tại và hạn chế: từ cơ cấu tổ chức, số lượng KTV hành nghề đến việc tuân thủ các quy định khác của pháp luật về kiểm toán và pháp luật có liên quan, cũng như tình hình ký kết hợp đồng dịch vụ, tình hình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống kiểm soát chất lượng dịch


vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán BCTC. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm trong BCTC của các doanh nghiệp không được CTKT phát hiện, kiến nghị và xử lý kịp thời. Ví dụ điển hình về chất lượng báo cáo kiểm toán còn nhiều hạn chế trong thời gian qua có thể kể đến là trường hợp của Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty cổ phần dược Viễn Đông (DVD),… dù kinh doanh thua lỗ có nhiều khuất tất trong hoạt động kinh doanh, song các công ty kiểm toán nhỏ như Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), Công ty Kiểm toán – Dịch vụ Tin học (AISC) hay công ty lớn như ACC và Ernst & Young (kiểm toán DVD) cũng đều bị “qua mặt”, khiến các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm vì tin tưởng vào Báo cáo kiểm toán đã được kiểm toán bởi các CTKT lớn, nhỏ. Gần đây nhất, vào năm 2017 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) công bố 07 CTKT có sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, kiểm toán không đạt yêu cầu hay không ký Báo cáo kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán

Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của tác giả có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập và chưa có nghiên cứu chính thức nào nghiên cứu các đặc điểm của các CTKT tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC tại Bình Dương. Bên cạnh đó, tính riêng tỉnh Bình Dương đến nay có khoảng 475 công ty kế toán, kiểm toán (theo trang yellowpages.vnn.vn), tuy nhiên, tác giả nhận thấy các công ty kiểm toán độc lập hoạt động tại khu vực Bình Dương còn hạn chế về quy mô, tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán dẫn đến chất lượng kiểm toán BCTC chưa cao. Ngoài ra, còn hoạt động chủ yếu kiểm toán các DNNVV nên cạnh tranh về giá phí gay gắt, nhân lực kiểm toán viên còn chưa cao, dẫn đến phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

Từ những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để thực hiện nghiên cứu.


2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đối tượng khảo sát: Các đối tượng làm việc tại các công ty kiểm toán và các đối tượng có liên quan khác (Kiểm toán viên, giám đốc, quản lý công ty kiểm toán, khách hàng của công ty kiểm toán, chủ đầu tư công ty kiểm toán,…)

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện năm 2018.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên các công ty kiểm toán độc lập có cung cấp dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


5. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: phân tích kết quả khảo sát chuyên gia và tổng hợp các nghiên cứu liên quan để thiết lập các biến phụ thuộc về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính. Công cụ nghiên cứu chủ yếu là các nghiên cứu liên quan trước đây và thảo luận chuyên gia để tìm hiểu và xác định các biến phù hợp hoặc chưa phù hợp với đặc thù tại của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu, phân tích các bảng khảo sát đối tượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và khảo sát thông qua công cụ khảo sát trực tuyến Google Docs. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phát triển mầm thông qua việc khảo sát các đối tượng đang công tác tại CTKT. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích thống kê suy diễn thông qua hệ số tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng là phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

6. Ý nghĩa luận văn

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với một số đóng góp khoa học cơ bản sau: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng, CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán; Đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và xác định mức độ tác động của các nhân tố từ đó đề xuất các khuyến nghị khả thi nhằm tác động lên các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ Kiểm toán BCTC nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các CTKT độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

7. Kết cấu luận văn


Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Chương này tác giả trình bày một số các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chất lượng kiểm toán, bao gồm các nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu trong nước, từ đó rút ra những nhận xét và khe hổng nghiên cứu của mảng đề tài này.

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Linda Elizabeth DeAngelo (1981), “Audit size and Audit quality”, tên tiếng Việt tạm dịch là “Quy mô Kiểm toán và Chất lượng Kiểm toán”. Nghiên cứu này đề cập đến mối quan hệ giữa Quy mô doanh nghiệp Kiểm toán và giá phí kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán. Với giá phí kiểm toán, các công ty kiểm toán thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty kiểm toán có quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá bởi thị trường cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, bởi vì Quy mô (số lượng khách hàng) của CTKT càng lớn thì càng bị áp lực kinh tế, đòi hỏi phải duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ Kiểm toán BCTC.

A.Ghosh, D.Moon (2005), “Auditor tenur and perceptions of audit quality”. Nghiên cứu này sử dụng mẫu nghiên cứu được lấy từ danh sách các công ty giao dịch công khai hàng năm từ năm 1990 đến năm 2000, có hợp đồng kiểm toán với các CTKT độc lập ít nhất 5 năm. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nhiệm kỳ Kiểm toán và CLKT bằng nhận thức của các đối tượng tham gia thị trường vốn, có 03 đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC là chủ đầu tư, cơ quan đánh giá độc lập và các nhà phân tích tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệm kỳ kế toán có tác động tích cực đến CLKT.

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí