Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Trước Liên Quan Đến Đề Tài Nghiên Cứu


JH.Choi, C.Kim, JB.Kim, Y.Zang (2010), “Audit office size, audit quality and audit pricing”. Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu gồm 963 văn phòng công ty thuộc 387 CTKT nằm trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, cơ sở dữ liệu giai đoạn 2000-2005, bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tác giả xem xét mối quan hệ giữa quy mô công ty với chất lượng Kiểm toán và quy mô công ty với giá phí Kiểm toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô công ty có liên quan tích cực đến CLKT, quy mô công ty càng lớn thì mức độ đảm bảo cung cấp dịch vụ càng cao, có khả năng chống lại áp lực, giảm sai lệch BCTC, nâng cao chất lượng BCTC và ngược lại. Đồng thời, quy mô càng lớn thì thu phí Kiểm toán càng cao, tương hợp với quan điểm quy mô càng lớn thì chất lượng càng cao và khoản phí chênh lệch này được xem là phí bảo hiểm trong thị trường kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

T.Svantroms (2013), nghiên cứu dịch vụ phi kiểm toán và chất lượng Kiểm toán: bằng chứng từ các công ty tư nhân. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm các DNNVV ở Thụy Điển. Nghiên cứu này chủ yếu kiểm tra mối quan hệ giữa CLKT và các dịch vụ phi kiểm toán trong các công ty tư nhân, đây là một vấn đề hiếm khi được xem xét trong các nghiên cứu trước đó.Rủi ro đối với tính độc lập của KTV là khác nhau giữa công ty tư nhân so với công ty nhà nước, giống như KTV sử dụng cùng kiến thức để kiểm toán và thực hiện dịch vụ phi Kiểm toán cho cùng một khách hàng thì hiệu quả cung cấp chất lượng dịch vụ có thể là khác nhau. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng chất lượng dịch vụ phi Kiểm toán có tác động tích cực đến CLKT. Và các loại dịch vụ phi Kiểm toán được đề cập trong nghiên cứu này là tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ về Kế toán, Thuế, hợp pháp và đầu tư.

Al.Khaddash, Al.Nawas, Ramanda (2013), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán: Trường hợp của các ngân hàng thương mại ở Jordan.Nghiên cứu này lựa chọn đối tượng khảo sát là các KTV đang làm việc cho các CTKT đang thực hiện kiểm toán cho các ngân hàng tại Jordan. Trước hết tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng thương mại ở Jordan gồm 7 nhân tố: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng, Quy mô


CTKT, Giá phí Kiểm toán, Tính độc lập của KTV, Danh tiếng công ty kiểm toán, mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực được kiểm toán, Năng lực của KTV ảnh hưởng đến CLKT. Tuy nhiên bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng thương mại ở Jordan gồm: Danh tiếng CTKT, Giá phí kiểm toán, Năng lực KTV, Mức độ chuyên sâu của KTV.

1.2. Các nghiên cứu trong nước

Trần Khánh Lâm (2011) với nghiên cứu “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đi sâu vào việc đánh giá những hạn chế cơ bản của cơ chế KSCL đối với hoạt động KTĐL tại Việt Nam trên cả hai phương diện KSCL từ bên trong và bên ngoài. Trên cơ sở kết hợp phương pháp định tính và định lượng (chủ yếu là định lượng) thực hiện trên cơ sở mẫu khảo sát là 35 công ty KTĐL khác nhau trong năm 2009 tác giả đã đưa ra kết luận rằng: Các công ty KTĐL tại Việt Nam có quy mô càng lớn, nguồn lực tài chính càng dồi dào thì chỉ số chất lượng kiểm toán càng cao; CTKT có mức độ chuyên sâu và thực hiện việc luân chuyển KTV định kỳ thì luôn đạt được chất lượng kiểm toán tốt; Việc hạ thấp giá phí kiểm toán có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kiểm toán và phần lớn các CTKT nhỏ do thiếu nguồn lực nên không thể duy trì hoặc thực hiện đều đặn các việc xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục KSCL đạt hiệu quả; Việc thực hiện KSCL từ bên trong của các công ty KTĐL tại Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở các kết luận rút ra tác giả đã đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng cơ chế KSCL hoạt động KTĐL theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán cũng như điều chỉnh quy mô CTKT, tăng cường quản lý về giá phí kiểm toán, nâng cao trình độ KTV, xây dựng cơ chế KSCL từ bên trong và bên ngoài.

Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2013) thực hiện “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và Đề xuất giải pháp”.


Nghiên cứu sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh, đánh giá nhằm tìm hiểu về thực trạng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các KTV hành nghề tác động đến CLKT tại Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng kiểm toán, tác giả đưa ra các nhận xét liên quan đến những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng kiểm toán, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty CLKT thấp là do không thực hiện đầy đủ các yếu tố liên quan đến tính độc lập của KTV trong công tác kiểm toán, đồng thời tác giả này khẳng định, tính độc lập và việc tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn của kiểm toán viên và CTKT có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán. Cuối cùng nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, giải pháp có liên quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên.

Đinh Thanh Mai (2014) với nghiên cứu“Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Khảo sát trên đại bàn TP.HCM”. Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc thông qua email hoặc khảo sát trực tiếp thông qua công cụ Google Docs. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán tại các CTKT độc lập gồm: Quy mô của CTKT, Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài, Đạo đức nghề nghiệp của KTV. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Khảo sát trên đại bàn TP.HCM.

Đỗ Hữu Hải và Ngô Sỹ Trung (2015) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các công ty Kiểm toán BCTC ở các doanh nghiệp Việt Nam”. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm 150 KTV. Qua


nghiên cứu, tác giả chỉ ra trình độ nghề nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến CLKT trong việc lập các BCTC của doanh nghiệp và môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tính độc lập, hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT không ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC. Từ đó, thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp phát hiện gian lận và khuyến khích KTV tăng cường các thủ tục kiểm toán hiệu quả để phát hiện gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC.

Phan Văn Dũng (2015) với nghiên cứu“Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu đã khám phá và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự tác động của các nhân tố chất lượng kiểm toán theo thứ tự quan trọng là:Phương pháp luận và nhận thức của KTV, Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán, Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Tính độc lập.

Nguyễn Minh Châu (2016) với nghiên cứu“Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng Kiểm toán BCTC tại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng, sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc thông qua email hoặc khảo sát trực tiếp thong qua công cụ Google Docs đến các đối tượng khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLKT chịu sự tác động của các nhân tố như: Quy mô, đạo đức nghề nghiệp của KTV, Giá phí kiểm toán, KSCL bên trong, tính chuyên nghiệp của KTV. Từ đó, tác giả đưa ra những quan điểm và giải pháp để hoàn thiện chất lượng kiểm toán tại Việt Nam, như: tăng cường các CTKT có quy mô lớn, giảm thiểu các CTKT có quy mô nhỏ, tác động vào đạo đức nghề nghiệp của KTV, giảm giá phí kiểm toán, kiểm soát chất lượng từ bên trong CTKT và nâng cao tính chuyên nghiệp vủa KTV, nhóm kiểm toán khi thực hiện cuộc kiểm toán cho khách hàng.

Trương Vĩnh Thắng (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại TP. Hồ Chí


Minh”. Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo. Và đối tượng khảo sát được lựa chọn là Trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn đang công tác trong các CTKT tại TP.HCM. Qua nghiên cứu, tác giả xác định các nhân tố bên trong CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập bao gồm: Giới tính đối tượng khảo sát, Danh tiếng CTKT, Chức vụ đối tượng khảo sát, Thời gian công tác của đối tượng khảo sát và chứng chỉ hành nghề của đối tượng khảo sát.

Nguyễn Thị Thùy Dung (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các Công ty Kiểm toán độc lập tại TP.HCM”. Luận văn sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo. Và thực hiện nghiên cứu với phạm vi là các doanh nghiệp Kiểm toán độc lập có cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC trên địa bàn TP.HCM và chỉ xem xét các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến các dịch vụ khác của công ty Kiểm toán độc lập như rà soát BCTC, tư vấn thuế,…Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC chịu sự tác động của các nhân tố như: Quy mô, Danh tiếng CTKT, Tính độc lập của KTV, Năng lực KTV và Mức độ chuyên sâu. Cuối cùng, nghiên cứu này đưa ra các kiến nghị để các CTKT độc lập hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ tại công ty như là mở rộng quy mô CTKT, gia tăng danh tiếng CTKT, nâng cao tính độc lập của KTV, nâng cao năng lực KTV, nâng cao mức độ chuyên sâu.

Nguyễn Thị Hải Yến (2017) với nghiên cứu “Nhận thức của Kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính: Trường hợp các công ty kiểm toán trên địa bàn TP. Đà Nẵng”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Qua nghiên cứu tác giả đã xác định 4 nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán BCTC theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần gồm nhân tố thuộc về CTKT (Hệ thống kiểm soát chất lượng và Chương trình, phương pháp kiểm toán); nhân tố thuộc về KTV (Đạo


đức và Kinh nghiệm KTV); nhân tố thuộc về đặc điểm khách hàng (Tính chính trực, sự hiểu biết của Ban lãnh đạo về pháp luật và tiêu chí Sự tồn tại của của Kiểm toán nội bộ); và nhân tố Môi trường kiểm toán (Các Quy định pháp lý cho hoạt động kiểm toán).

Lại Thị Thu Thủy và Phạm Đức Hiếu (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập: Nghiên cứu khách hàng kiểm toán là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”. Tạp chí công thương 21/11/2017. Qua nghiên cứu, các tác giả giải quyết được những mục tiêu cơ bản gồm: đề xuất một khuôn mẫu cho nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam; và phân tích thực nghiệm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC của khách hàng là các doanh nghiệp FDI. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC tại các doanh nghiệp FDI, đó là: Kinh nghiệm và mức độ chuyên sâu ngành nghề của KTV; Phương pháp và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán; Thái độ nghề nghiệp của KTV, tính độc lập của KTV; Sự đầy đủ của hệ thống pháp luật; Trình độ chuyên môn của KTV; Sự hợp lý của thời gian kiểm toán; Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI và sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường kiểm toán. Các phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm là cơ sở cho các khuyến nghị đối với các công ty kiểm toán và cơ quan quản lý nhà nước nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng kiểm toán BCTC tại Việt Nam thời gian tới.

1.3. Nhận xét và khe hổng nghiên cứu

Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước được thực hiện trong và ngoài nước liên quan đến chất lượng kiểm toán có thể thấy rằng đề tài này đã và đang nhận được sự chú ý, quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và học giả trong cũng như ngoài nước, từ đó góp phần xây dựng hệ thống lý thuyết cũng như đưa ra mô hình xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tác giả đã xác định và đo lường mức


độ tác động của nhiều nhân tố khác nhau đến chất lượng kiểm toán, có thể kể đến các nhân tố tiêu biểu như: Quy mô DNKT, Nhiệm kỳ kiểm toán, Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán, Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán, Kiểm soát chất lượng bên trong, Hình thức sở hữu của DNKT, Tổ chức và hoạt động của DNKT, năng lực nghề nghiệp của KTV, các nhân tố liên quan đến thuộc tính cá nhân của KTV như sự đam mê, tính cẩn thận, tính độc lập,… Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:


Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài nghiên cứu


STT

Tác giả

Phương pháp

nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI


01


Linda Elizabeth DeAngelo (1981)


Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Các công ty kiểm toán thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế điều này làm suy giảm chất lượng kiểm toán.

Các công ty kiểm toán có quy mô lớn

thường có chất lượng kiểm toán cao hơn.


02


A Gooh, D Moon (2005)

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệm kỳ kế

toán có tác động tích cực đến chất lượng kiểm toán.


03


JH Choi, C Kim, JB Kim, Y Zang (2010)


Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Quy mô càng lớn thì thu phí Kiểm toán càng cao, tương hợp với quan điểm quy mô càng lớn thì chất lượng càng cao và khoản phí chênh lệch này được xem là phí bảo hiểm trong thị trường kinh doanh dịch vụ

kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 3

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí