Thực Trạng Chính Sách, Pháp Luật Của Việt Nam Về Lđte

5

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xó hội tính tại thời điểm 30 tháng 10 năm 2007.

Qua số liệu trên đây và tình hình kiểm tra tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề rút ra một số nhận xét như sau: Những doanh nghiệp lao động nặng nhọc như xây dựng, điện lực, mỏ không phát hiện có lao động trẻ em; những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không sử dụng lao động trẻ em; trẻ em lao động chủ yếu trong những cơ sở thủ công, các làng nghề truyền thống như thêu ren (Thanh Hoá), may mặc (Long An), bóc hạt điều (Long An), Chầm nón (Huế) và thủ công mỹ nghệ. Tại 5 doanh nghiệp của tỉnh Long An, tổng số lao động là 2.705, trong đó số lao động từ 16-18 tuổi là 57, lao động dưới 16 tuổi là 28; tại Thừa Thiờn

- Huế cú 4 lao động dưới 16 tuổi [32].


Tình hình thực hiện pháp luật lao động đối với LĐTE: Về hợp đồng lao động, trong số 101 LĐTE có 58 em có ký hợp đồng lao động, chiếm 57% [32]. Những người không có hợp đồng lao động đều được các chủ doanh nghiệp nhận là người nhà vào học việc hoặc làm việc tạm thời, không ổn định; Về việc làm, những công việc vừa với sức của các em, không độc hại, nặng nhọc theo danh mục nghề lao động chưa thành niên không được làm; Về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi: các em đều phải làm việc theo thời gian làm việc của lao động bình thường, không có doanh nghiệp nào thực hiện cho các em nghỉ hàng năm 14 ngày như quy định của Bộ luật lao động. Các doanh nghiệp đều không có sổ theo dõi lao động chưa thành niên riêng như quy định của luật lao động; Về trả lương, các em đều làm và ăn lương theo sản phẩm như quy định của doanh nghiệp, không phân biệt người trưởng thành hay trẻ em; Không có khám sức khoẻ định kỳ cho các em. Qua kiểm tra, các đoàn đã đưa ra 28 kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng pháp luật lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên.

Năm 2008, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tiến hành thanh tra tại 10 tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Thanh Hoá, Đồng

Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Bắc Ninh, kết quả như sau:


TT

Tỉnh, thành phố

Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

thanh tra

Tổng số lao động

Sốdoanh nghiệp, cơsở sảnxuấtsử dụngLĐTE

Số lao động chưa thành niên

Số lao động < 15 tuổi

1

Quảng Ngãi

05

185

0

0

0

2

Bình Định

06

777

0

0

0

3

Khánh Hoà

06

561

0

0

0

4

Thanh Hoá

15

7366

0

0

0

5

Đồng Nai

15

5281

01

184

03

6

Bình Dương

02

1402

02

17

0

7

Long An

02

101

02

21

0

8

Tp. Hồ Chí Minh

15

15.513

01

01

0

9

Thái Bình

03

1471

02

154

0

10

Bắc Ninh

03

1568

03

124

0

Tổng cộng

72

34.225

11

501

03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 8

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tình hình trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm năm 2008.


Qua số liệu trên cho thấy, có 11/69 doanh nghiệp được thanh tra có sử dụng LĐTE, chiếm 15,94% tổng số doanh nghiệp được thanh tra. Trong tổng số 34.225 lao động có 501 lao động chưa thành niên chiếm 1,46%; có 03 lao động dưới 15 tuổi, chiếm 0,6% số lao động chưa thành niên; số lao động chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm: 10 lao động, chiếm 2% số lao động chưa thành niên [29].

Các ngành nghề hoạt động của 11 doanh nghiệp có sử dụng lao động chưa thành niên như sau: May mặc: 05 doanh nghiệp (Công ty CP may Bắc Ninh, Công ty CP thảm may Bắc Ninh, Nhà máy may Gia Bình, Công ty TNHH may Lan Lan, Công ty CP may xuất khẩu Thái Bình) với 278 lao động chưa thành niên, chiếm 55,49% số lao động thành niên; sản xuất, gia công giày dép: 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH Đức Thành II - tỉnh Đồng Nai) sử dụng 184 lao động chưa thành niên, chiếm 36,73% tổng số lao động chưa thành niên được thanh tra; thủ công mỹ nghệ: 02 doanh nghiệp (Công ty TNHH Long Kim và Doanh nghiệp tư nhân Hoà

Thành Long An - tỉnh Long An) sử dụng 21 lao động chưa thành niên, chiếm 4,19% số lao động chưa thành niên; đồ gỗ nội thất: 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH Phồn Vinh - tỉnh Bình Dương) sử dụng 10 lao động chưa thành niên, chiếm 2%; đồ chơi, hoa giả: 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH Jumviex Việt Nam - tỉnh Bình Dương) sử dụng 07 người, chiếm 1,4% lao động chưa thành niên; sản xuất thiết bị âm thanh: 01 người (Công ty TNHH N- Tech ViNa), chiếm 0,2% số lao động chưa thành niên [29]. Sở dĩ các lĩnh vực may mặc, sản xuất, gia công giày dép, thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động chưa thành niên là do các ngành này đòi hỏi nhiều lao động, không yêu cầu lao động có trình độ cao,…

Qua thanh tra cho thấy, các quy định của pháp luật lao động đối với lao động chưa thành niên chưa được người sử dụng lao động thực hiện. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Cụ thể, về việc báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động chưa thành niên với cơ quan lao động địa phương: 8/11 doanh nghiệp chưa báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động chưa thành niên với cơ quan lao động địa phương, 01 doanh nghiệp có báo cáo nhưng không đầy đủ theo các nội dung theo quy định; về việc ký kết hợp đồng lao động: 6/11 doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động đúng loại với người lao động chưa thành niên, 02 doanh nghiệp giao kết hợp đồng không đúng loại, 02 doanh nghiệp giao kết hợp đồng không đầy đủ (2/7 lao động được ký hợp đồng lao động). Tại Công ty TNHH Đức Thành II sử dụng 184 lao động chưa thành niên nhưng không ký hợp đồng lao động (chỉ có giao kết học việc với toàn bộ lao động), chỉ có 19/184 lao động có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu theo quy định; 8/11 doanh nghiệp chưa lập sổ theo dõi riêng đối với lao động chưa thành niên; về thực hiện quy định thời giờ làm việc, chế độ nghỉ phép năm cho lao động chưa thành niên: 9/11 doanh nghiệp sử dụng lao động chưa thành niên nhưng chưa thực hiện quy định về thời giờ làm việc (không quá 7 giờ/người/ngày hoặc 42 giờ/người/tuần), chế độ nghỉ hàng năm (14 ngày/năm); 01 doanh nghiệp có thực hiện nhưng chưa đầy đủ và chỉ có 01 doanh nghiệp thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động chưa thành niên quy định tại Điều 122 và Điều 74 Bộ luật lao động. Đặc biệt, Công ty TNHH Phồn Vinh sử dụng 10 lao động

chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại nhưng không thực hiện chế độ nghỉ hàng năm, không áp dụng thời giờ làm việc 7 giờ/ngày, huy động làm thêm giờ quá 200 giờ/năm và quy định về thời giờ làm việc đối với công việc nặng nhọc, độc hại. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện các quy định về khám sức khoẻ, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ, chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, chưa trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào lương cho người lao động chưa thành niên làm các công việc mang tính chất thời vụ dưới 3 tháng,... [29].‌

2.2. Thực trạng chính sách, pháp luật của Việt Nam về LĐTE


2.2.1. Thực trạng chính sách về LĐTE


Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là đường lối nhất quán, xuyên suốt trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ngày đầu mới thành lập (3-2-1930) dù trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, nhiệm vụ lớn nhất lúc đó là giành được chính quyền nhưng Đảng vẫn giành mối quan tâm rất lớn cho chính sách đối với trẻ em hay còn được gọi là nhi đồng, thiếu niên, thể hiện thái độ cuộc cách mạng nhân dân xác định rất lớn. Trong Chương trình Việt Minh với tư cách là một cương lĩnh vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng cộng sản lãnh đạo được đưa ra trong những ngày tiền khởi nghĩa đã xác định học sinh, nhi đồng như hai tầng lớp nhân dân - lực lượng của cách mạng: đối với học sinh chính sách của Việt Minh là “bỏ học phí, mở thêm trường học, giúp đỡ học trò nghèo” [19, 419] đối với nhi đồng thì chính sách là “được Chính phủ chăm sóc đặc biệt về thể lực và trí dục” [19, 422]. Trong bài diễn ca Hồ Chí Minh viết, ý tưởng này đã thành lời ca thân thiết:

“Trẻ em, bố mẹ khỏi lo


Dạy nuôi Chính phủ giúp cho đủ đầy Thanh niên có trường học nhiều

Chính phủ trợ cấp trò nghèo, hàn nho'' [19, 422]

Vấn đề trẻ em (nhi đồng) nói chung và quyền của trẻ em nói riêng trong Chương trình Việt Minh mang dấu ấn rất đậm nét, đặc thù của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thái độ, cách nhìn nhận của người sáng lập chế độ, sáng lập Nhà nước Chủ nghĩa xã hội, tổ chức, xây dựng, lãnh đạo chính quyền nhân dân đối với bộ phận dân cư quan trọng này, phản ánh vị trí của vấn đề trong đường lối chung của cách mạng, vừa thể hiện cả tấm lòng, sự quan tâm, niềm hy vọng của Người đối với thế hệ mầm non, người chủ tương lai, quyết định vận mệnh của đất nước, của chính quyền [34, 18]. Sau này, trong tư tưởng của Bác về con người luôn dành một vị trí và sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề trẻ em. Bác đã từng nói: “Muốn có chế độ Xã hội chủ nghĩa thì phải có con người Xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người Xã hội chủ nghĩa thì phải có tư tưởng Xã hội chủ nghĩa”. Rồi từ đó, đi đến phải “trồng người”, phải giáo dục, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Như vậy, vấn đề trẻ em nói chung và quyền trẻ em (QTE) nói riêng được cương lĩnh hoá trong Chương trình Việt Minh và sau đó Cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đã được thể chế hoá về mặt Nhà nước trong đạo luật cơ bản đầu tiên Hiến pháp năm 1946 mang dấu ấn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiến pháp năm 1959, đạo luật cơ bản thứ hai ra đời, tại thời điểm chính quyền cách mạng Việt Nam vừa trải qua một bước ngoặt vĩ đại, giành độc lập miền Bắc và chuyển miền Bắc sang thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đây chính là một minh chứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong vấn đề trẻ em của Đảng ta. Đến năm 1960, thực hiện Chỉ thị số 197 của Ban bí thư Trung ương, toàn dân đã có phong trào chăm lo và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng diễn ra rộng khắp các địa phương trong cả nước. Năm 1975, giành độc lập tại miền Nam và thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Vẫn nhất quán với tư tưởng về con người, về trẻ em, Đảng ta tại có thêm những điều kiện mới để chăm lo, giáo dục trẻ em. Năm 1979, chính sách, đường lối của Đảng về trẻ em được cụ thể hoá trong “Pháp lệnh Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em”. Có thể

coi Pháp lệnh này là một trong những nền tảng pháp lý đầu tiên cho công tác Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục (BVCSGD) trẻ em. Cho đến nửa cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới Nhà nước về nhiều phương diện. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em (BVQTE) cũng 1à một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới này. Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng về công việc đối với trẻ em được tiến hành theo cả chiều sâu và chiều rộng. Đường lối của Đảng về BVCSGD trẻ em được cụ thể hoá trong pháp luật. Và chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong suốt một thời gian dài kể từ khi đổi mới cho đến nay. Đầu tiên về thành tựu lập pháp, hàng loạt các văn bản có hiệu lực pháp lý cao đã ra đời nhằm thể chế hoá đường 1ối, chính sách của Đảng về trẻ em vào trong hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều kiện mới. Đó là: Bộ luật Hình sự năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1999), Luật hôn nhân gia đình 1986 (sửa đổi, bổ sung năm 2000), Luật bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân 1988. Đặc biệt là khi Công ước quốc tế về Quyền trẻ em ra đời vào năm 1989, ngay sau đó, Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và thứ hai của thế giới phê chuẩn Công ước này. Hơn nữa, Việt Nam còn ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Giáo dục 1998 nhằm cụ thể hoá các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam còn tổ chức và thực hiện nhiều Chương trình hành động Quốc gia Vì trẻ em trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đặc biệt, sự ra đời của Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa VII ngày 30/5 1994, việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trẻ em, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Chương trình hành động Quốc gia Vì trẻ em 1991-2000 đã đạt được nhiều kết quả tốt. Điển hình là Chỉ thị số 55 - CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày 28/6/2000. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ trẻ em một lần nữa được khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Tại đây, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX được thông qua toàn văn với chủ trương trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới. Văn kiện lại nhất quán tư tưởng xuyên suốt qua

các kỳ đại hội về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặt nó vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đều nhìn thấy vai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ cách nhìn nhận này, Đảng và Nhà nước ta trong suốt một thời gian dài, qua nhiều giai đoạn lịch sử, luôn coi trọng hàng đầu công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đảng đã đề ra những đường lối, chính sách cụ thể về chính trị, pháp luật và xã hội. Tất cả tạo nên một quá trình đồng bộ, nhất quán và toàn diện nhằm hướng tới một chế độ chính trị - pháp lý hoàn chỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng phải lao động sớm, lao động nặng nhọc, lao động trong những điều kiện độc hại, nguy hiểm (nói riêng) không nằm ngoài tổng thể chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, là quan điểm xuyên suốt và hết sức đúng đắn của Đảng và nhà nước ta; không những thể hiện tính nhân văn, thể hiện tình cảm, đạo lý của dân tộc mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các Tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, thể hiện nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi gia đình và toàn xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Và điều đó đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

2.2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về LĐTE


2.2.2.1. Các văn bản pháp luật có liên quan đến LĐTE


Vấn đề LĐTE đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mướn trẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở Lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc. Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại, nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ em làm ca đêm, thời gian nghỉ giữa hai ca làm việc của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp. Những quy định này tuy còn sơ khai nhưng rất quan trọng của pháp luật Việt

Nam, nó góp phần bảo vệ LĐTE thời bấy giờ, vừa là cơ sở để hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật sau này.

Pháp lệnh Hợp đồng lao động năm 1990, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991, Nghị định 233/HĐBT ngày 26/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có quy định độ tuổi tham gia quan hệ lao động của lao động chưa thành niên, giới hạn cho phép được làm một số công việc nhất định phù hợp với khả năng, sức khỏe của lao động chưa thành niên, đồng thời quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Nghị định số 374/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 14/11/1991 quy định chỉ được sử dụng LĐTE trong độ tuổi quy định làm những công việc mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Nghị định nghiêm cấm bắt trẻ em làm nghề ăn xin hoặc những công việc không lành mạnh để kiếm tiền cho người lớn, việc lợi dụng danh nghĩa con nuôi để bóc lột trẻ em, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc quá sức mình hoặc không trả công lao động cho trẻ em tương xứng với công sức các em bỏ ra.

Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 13/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995 (sửa đổi năm 2002, 2006, 2007) quy định những điều khoản về lao động chưa thành niên: Điều 6: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động”; Điều 22 và Điều 23 quy định người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì người học nghề, tập nghề được trả công theo mức do hai bên thỏa thuận; Điều 120 quy định: “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”; Điều 119 quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Các em đang trong giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và tâm lý, thường tiếp thu nhanh trong công việc, năng động và có nhiều sáng tạo trong lao động nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí