Thực Trạng Lao Động Trẻ Em Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việt Nam Khi Thực Thi Công Ước Quốc Tế Về Lao Động Trẻ Em Trong Điều Kiện Hội

cho việc sản xuất sách báo hay các chương trình khiêu dâm; Việc sử dụng mua bán hay chào mời trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma tuý như đã được định nghĩa trong các hiệp ước quốc tế liên quan; Những công việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay đạo đức của trẻ em, do bản chất của công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc (Điều 3, Công ước 182).

Đoạn 3 của Khuyến nghị 190 bổ sung, làm rõ thêm về “Những công việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay đạo đức của trẻ em, do bản chất của công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc” (quy định tại Điểm d, Điều 3 Công ước 182), đó là: công việc khiến trẻ em lâm vào tình trạng dễ bị lạm dụng về mặt thể chất tâm lý hay tình dục; công việc dưới mặt đất, dưới nước, ở các độ cao nguy hiểm hay trong các khoảng không gian bị tù hãm; công việc với các loại máy móc thiết bị và dụng cụ nguy hiểm hoặc công việc đòi hỏi phải dùng sức để xử lý hoặc vận chuyển khối hàng nặng; công việc trong môi trường có hại cho sức khoẻ ví dụ như những công việc có thể khiến trẻ em phải tiếp xúc với các chất, những tác nhân hay những chu trình độc hại, hoặc có thể khiến trẻ em phải tiếp xúc với tiếng ồn, nhiệt độ hay độ rung làm tổn hại đến sức khoẻ; công việc trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ví dụ làm việc trong nhiều giờ liền hay công việc vào ban đêm, công việc khiến trẻ em bị giam hãm vô lý tại địa điểm của người sử dụng lao động.

Công ước 182 yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện những nghĩa vụ sau: Mỗi quốc gia thành viên phải xây dựng và ưu tiên thực hiện Chương trình hành động quốc gia nhằm loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất (Điều 6).

Khuyến nghị 190 bổ sung, làm rõ về yêu cầu khi các quốc gia thành viên khi xây dựng, thực hiện Chương trình hành động (Đoạn 2): phải coi việc xây dựng và thực hiện Chương trình hành động quốc gia về loại bỏ mọi hình thức LĐTE tồi tệ nhất như một vấn đề khẩn cấp; có sự tham khảo ý kiến của các cơ quan Chính phủ liên quan; có sự tham khảo ý kiến của tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động; có xét đến ý kiến của những trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những hình

thức lao động tồi tệ nhất; có xét đến ý kiến của gia đình các em (nếu thích hợp) và ý kiến của các nhóm liên quan khác; cam kết thực hiện mục đích của Công ước 182 và Khuyến nghị 190.

Nội dung Chương trình hành động cần tập trung vào những nội dung: xác định rõ mục tiêu huỷ bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất; ngăn chặn việc đưa trẻ em tham gia vào hoặc đưa trẻ em ra khỏi những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, bảo vệ các em khỏi những hành động trả thù và giúp các em phục hồi và hoà nhập xã hội thông qua các biện pháp đáp ứng được các nhu cầu về giáo dục thể chất và tâm lý cho các em; đặc biệt chú ý tới các đặc điểm: Những em ở lứa tuổi nhỏ hơn; Những em gái; Những nơi làm việc được giấu kín mà trẻ em gái đặc biệt gặp nguy cơ cao; Những trẻ em khác có nguy cơ bị tổn thương cao hoặc có nhu cầu đặc biệt; xác định, và làm việc với các cộng đồng mà ở đó trẻ em có rủi ro; cung cấp thông tin, làm tăng độ nhạy cảm huy động công luận và các nhóm liên quan khác bao gồm trẻ em và gia đình của các em.

Công ước 182 khuyến khích các quốc gia thành viên tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện và thi hành có hiệu quả những quy định của Công ước (Điều 7) như: quy định và áp dụng các hình thức trừng phạt về mặt pháp luật và các biện pháp trừng phạt thích hợp khác; các biện pháp giáo dục trong việc loại bỏ LĐTE, nhằm ngăn chặn việc đưa trẻ em tham gia vào những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, có những hỗ trợ trực tiếp cần thiết và thích hợp để đưa trẻ em ra khỏi những hình thức lao động tồi tệ nhất, giúp các em phục hồi và hoà nhập với xã hội, đảm bảo để tất cả trẻ em đã được đưa ra khỏi những hình thức LĐTE tồi tệ nhất được hưởng giáo dục cơ bản miễn phí, ở những nơi có thể và thích hợp thì được đào tạo nghề, xác định và tiếp cận những trẻ em có rủi ro đặc biệt và chú ý tới hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em gái. Mỗi nước thành viên sẽ chỉ định một cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc thực hiện những quy định cuả Công ước này.

Khuyến nghị 190 bổ sung một số biện pháp cần thiết để đảm bảo cho việc cấm và loại bỏ LĐTE tồi tệ nhất (Đoạn 11; 12; 13; 14; 15), như sau:

Để đảm bảo việc thi hành có hiệu quả những quy định của quốc gia về việc cấm và loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, các quốc gia thành viên cần quy định cả những biện pháp hành chính dân sự hay hình sự như: hình thành hệ thống giám sát đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã sử dụng những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, và trong trường hợp thường xuyên vi phạm có thể xem xét việc tạm thời hay vĩnh viễn rút giấy phép hoạt động; biện pháp hình sự (các nước thành viên nên quy định những hình thức sử dụng LĐTE tồi tệ nhất sau đây là tội phạm: tất cả các hình thức nô lệ hay những tập tục tương tự như nô lệ, ví dụ như việc buôn bán trẻ em, giam giữ thế nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng ép hay bắt buộc để sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang; việc sử dụng, mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho mục đích mại dâm sản xuất sách báo đồi trụy hay các cuộc biểu diễn khiêu dâm; sử dụng mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp đặc biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma túy, hay cho các hoạt động có liên quan đến việc mang hay sử dụng súng trường hay các loại vũ khí khác một cách bất hợp pháp.

Ngoài những biện pháp cứng rắn nêu trên, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: thông báo và vận động quần chúng nói chung kể cả những nhà lãnh đạo chính trị địa phương và quốc gia, các đại biểu Quốc hội và các luật sư về tình trạng LĐTE, đặc biệt những trường hợp gây xúc động; thu hút sự tham gia của các Tổ chức người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức dân sự khác và đào tạo cho các tổ chức này; tổ chức các khoá đào tạo thích hợp cho các cán bộ Chính phủ có liên quan, đặc biệt là thanh tra viên và các cán bộ thi hành luật và cán bộ chuyên môn thích hợp khác; quy định việc khởi tố tại các nước thành viên những công dân phạm tội theo luật quốc gia về việc cấm và loại bỏ tức thời những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, thậm chí ngay cả khi những tội này được thực hiện ở nước khác; đơn giản hoá các thủ tục pháp lý và hành chính và đảm bảo rằng các thủ tục này là hợp lý và kịp thời; khuyến khích xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục đích của Công ước này; theo dõi và công bố rộng rãi những hành động, những gương tốt về việc loại bỏ LĐTE; công bố rộng rãi những quy định pháp luật và những quy định khác về LĐTE bằng những ngôn ngữ khác nhau hay bằng tiếng địa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

phương; thiết lập những thủ tục khiếu nại đặc biệt và đưa ra những điều luật để bảo vệ những người đã tố cáo hợp pháp việc vi phạm những quy định của Công ước khỏi sự phân biệt đối xử và bị trả thù, thiết lập những đường dây trợ giúp hay những điểm liên lạc và những thẩm tra viên; áp dụng những biện pháp thích hợp để nâng cao cơ sở hạ tầng về giáo dục và đào tạo giáo viên để đáp ứng được yêu cầu đặc thù của các trẻ em trai và trẻ em gái.

Về hành động hợp tác giữa các quốc gia trong trong việc cấm và loại bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất, Công ước quy định: Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành những bước thích hợp để hỗ trợ nhau thực hiện những quy định của Công ước, bằng cách thông qua việc tăng cường hợp tác, trợ giúp quốc tế bao gồm sự hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội xoá bỏ nghèo nàn và giáo dục phổ cập.

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 6

Khuyến nghị số 190 bổ sung cho hoạt động hợp tác quốc tế trong việc cấm và loại bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất như sau (Đoạn 16): Hợp tác trợ giúp quốc tế giữa các quốc gia thành viên nhằm cấm và loại bỏ có hiệu quả những hình thức LĐTE tồi tệ nhất nên bao gồm: huy động các nguồn lực cho các chương trình quốc gia hay quốc tế; tương trợ về mặt pháp lý; hỗ trợ về mặt chuyên môn bao gồm cả việc trao đổi thông tin; hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, chương trình giáo dục phổ cập, chương trình xoá bỏ nghèo nàn.

Qua phân tích có thể rút ra nhận xét về công ước 182 như sau: Công ước số 182 xác định những hình thức LĐTE được coi là tồi tệ nhất và yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp khẩn cấp và có hiệu quả để cấm và xoá bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ đó, coi như là biện pháp chuyển tiếp để tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng bóc lột LĐTE. Theo công ước, những hình thức LĐTE tồi tệ nhất bao gồm: Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ, như buôn bán trẻ em, gán nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng bức, bao gồm tuyển mộ cưỡng bức hoặc bắt buộc trẻ em để phục vụ trong các cuộc xung đột vũ trang; sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em làm mại dâm, tham gia sản xuất văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em tham gia các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là hoạt động sản xuất và buôn bán các chất ma túy như đã được

xác định trong các điều ước quốc tế có liên quan; sử dụng trẻ em trong những công việc mà tính chất và hoàn cảnh làm việc có thể xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em.

Bên cạnh ILO, một số tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là Liên hợp quốc cũng đã có nhiều hoạt động về xoá bỏ LĐTE. Trong hệ thống văn kiện quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc thông qua kể từ năm 1945 đã có rất nhiều văn kiện trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề này, như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966); Công ước về quyền trẻ em (1989)…Và trong khoảng hai thập niên qua, nhiều Hội nghị quốc tế quan trọng được tổ chức, trong đó thông qua những văn kiện trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ tình trạng LĐTE. ILO và Liên hợp quốc đã thông qua các chương trình riêng nhằm xóa bỏ vấn đề LĐTE. Cụ thể, Chương trình quốc tế về xóa bỏ LĐTE (IPEC) do ILO triển khai từ năm 1992 nhằm giúp các quốc gia thành viên tăng cường năng lực giải quyết vấn đề LĐTE, tiến tới xóa bỏ dần tình trạng này. Chương trình hành động của Liên hợp quốc về xóa bỏ LĐTE được triển khai năm 1993 nhằm phối hợp hành động giữa các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh xóa bỏ LĐTE. Cũng trong khoảng hai thập niên qua, một loạt hội nghị quốc tế quan trọng liên tiếp được tổ chức, trong đó thông qua những văn kiện trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề ngăn ngừa, xóa bỏ tình trạng LĐTE. Hai tổ chức quốc tế lớn là ILO và Liên hợp quốc đã thông qua các chương trình riêng nhằm xóa bỏ vấn đề LĐTE. Cụ thể, Chương trình quốc tế về xóa bỏ LĐTE (IPEC) do ILO triển khai từ năm 1992 nhằm giúp các quốc gia thành viên tăng cường năng lực giải quyết vấn đề LĐTE, tiến tới xóa bỏ dần tình trạng này. Chương trình hành động của Liên hợp quốc về xóa bỏ LĐTE được (1993) nhằm phối hợp hành động giữa các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh xóa bỏ LĐTE.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, xóa bỏ LĐTE là một phần không thể tách rời trong các hoạt động của ILO. Đây là những hoạt động hết sức ưu việt, đậm tính

nhân văn, với mục đích cao cả là bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các lớp người kế cận, những chủ nhân của xã hội tương lai; bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển chung của toàn nhân loại.

Kết luận chương 1


Vấn đề LĐTE đã và đang thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để bảo vệ trẻ em, trong khuôn khổ quốc tế, các quốc gia đã ký kết với nhau nhiều điều ước quốc tế. Công ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Trong số các điều ước quốc tế về bảo vệ trẻ em thì hai công ước quốc tế của tổ chức lao động quốc tế ILO (Công ước 138 về tuổi tối thiểu làm việc và Công ước 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất) là văn bản pháp lý quy định cụ thể, trực tiếp nhất về vấn đề LĐTE, thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đã tham gia Công ước 138 vào ngày 09/6/2003 và công ước 182 vào ngày 17/11/2000. Cùng với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trong lĩnh vực này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ trẻ em trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Chương 2 - THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ‌‌

2.1. Thực trạng LĐTE


2. 1.1. Tình hình LĐTE một số nước trên thế giới


Ngày nay trên thế giới, tình trạng sử dụng LĐTE đang là một hiện tượng phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Nhiều trẻ em đang ở độ tuổi học hành, vui chơi, giải trí để được hưởng sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và tinh thần, nhưng do rơi vào một hoàn cảnh nào đó, các em đã sớm phải lao vào hoạt động kinh tế, sớm phải lao động và thậm chí còn phải gánh vác những công việc nặng nhọc quá sức của mình, lao động trong những môi trường độc hại, trong những điều kiện nguy hiểm đến sức khoẻ cũng như tính mạng của bản thân.

Theo số liệu của ILO, tính đến hết năm 2008 có ít nhất 250 triệu trẻ em đang trong độ tuổi từ 5 đến 14 phải tham gia vào các hoạt động kinh tế, phần lớn các em trong số này thuộc về các nước đang phát triển. Trong số đó có tới 120 triệu em (chiếm khoảng 50%) đang phải làm những công việc trong các công xưởng, nhà máy, hầm lò … [32, 3].

Mức độ và hình thức LĐTE tùy thuộc từng vùng, từng quốc gia khác nhau. Theo điều tra của ILO tại 26 quốc gia trên thế giới thì phần lớn LĐTE thuộc diện làm công và tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sau:

Nông nghiệp: gồm cả lao động ở đồng ruộng để sinh sống và làm thuê trong các đồn điền, trang trại.

Công nghiệp: làm việc trong các xí nghiệp hoặc xưởng sản xuất nhỏ, các cơ sở sản xuất tư nhân, ...

Khu vực dịch vụ: như nhà hàng, quán rượu, giúp việc gia đình.


Các hoạt động kinh tế khác trên đường phố hoặc ở các khu vực lao động không chính thức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023