Hệ Số Cronbach Alpha Của Các Nhóm Biến Quan Sát Về Nhu Cầu Dịch Vụ


Sau khi xoay nhân tố lần 5 thì tất cả các biến đã đảm bảo để có thể tiến hành phân tích nhân tố.

Bảng2.11: Kết quả phân tích nhân tố


Biến

%Biến động được

giải thích

Hệ số tải

1. Tâm lý và hoàn cảnh công việc

30,048


Nhà tôi không có người trong coi

0,908

Các thành viên trong nhà thường xuyên vắng ở nhà

0,824

Công việc của tôi bị áp lực nhiều về thời gian

0,757

Công việc của tôi thường xuyên vắng nhà

0,752

Tôi thấy thanh toán qua tài khoản rất tiền lợi

0,694

Cước phí đối với tôi không phải là vấn đề

0,664

Tôi nghĩ ít rủi ro trong việc sử dụng dịch vụ này

0,607

2.Sự tác động của nhà cung cấp

20,029


Tôi được nhân viên ngân hàng tư vấn tận tình về dịch vụ

0,836

Nhân viên ngân hàng khuyên tôi sử dụng dịch vụ này

0,771

Dịch vụ UT TTHD định kỳ tiết kiệm thời gian

0,714

Dịch vụ UT TTHD định kỳ tự động thanh toán hóa đơn khi

đến hạn

0,692

3.Niềm tin vào những người ảnh hưởng

13,836


Người thân của tôi khuyên tôi sử dụng dịch vụ này

0,872

Bạn bè xung quanh tôi khuyên tôi sử dụng dịch vụ này

0,852

4.Lợi ích sử dụng dịch vụ

12,221


Cước phí thấp

0,911

Có nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ

0,753

Tổng phương sai trích =76,135%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ của khách hàng cá nhân có tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế - 8

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

Bốn nhân tố được xác định trong bảng như sau:

Nhân tố 1: Bao gồm 7 biến quan sát nói về tâm lý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ và hoàn cảnh công việc của khách hàng. Những biến này thể hiện tâm lý thoải mái, suy nghĩ hiện đại của khách hàng đối với dịch vụ đồng thời thể hiện sự vất vả khó khăn trong công việc của bản thân và của gia đình. Chính những yếu tố này đã cấu thành nên yếu tố “Tâm lý và hoàn cảnh công việc”(TL-HC) và nhân tố này có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng.


Đối với một loại hình dịch vụ mới mà đặc trưng của loại hình này là thay khách hàng trả các hóa đơn sinh hoạt hàng tháng, giúp khách hàng quên đi những vướn bận đối với những khoản thanh toán hàng tháng thì yếu tố hoàn cảnh công việc, tâm lý là điều hết sức quan trọng. Tâm lý của khách hàng càng thoải mái, suy nghĩ hiện đại thì càng dễ dàng chấp nhận loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó nếu công việc của khách hàng cũng như người thân trong nhà càng bận rộn, ít có thời gian ở nhà, đến lúc nhân viên thu phí tới không gặp thì sẽ rất rắc rối trong việc phải đến tận nơi cung cấp để thanh toán, càng như vậy khách hàng càng có nhu cầu hơn đối với dịch vụ này. Các biến quan sát trong nhóm này đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến đều có ý nghĩa.

Nhân tố 2: Bao gồm 4 biến quan sát nói về sự tác động của nhà cung cấp, nhóm này được đặt tên là “Sự tác động của nhà cung cấp”(TDNCC). Yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Không chỉ riêng loại dịch vụ này mà đối với tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ khác, yếu tố tác động từ nhà cung cấp là một trong những tác động quan quan trọng để khơi gợi nhu cầu của khách hàng từ đó lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ. Tất cả các biến trong nhóm này cũng đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 nên đảm bảo các biến có ý nghĩa.

Nhân tố 3: Đây là nhân tố cuối cùng bao gồm 2 biến quan sát nói về “Niềm tin vào những người ảnh hưởng”(NTNAH), đó là sự giới thiệu, khuyên sử dụng dịch vụ của người thân, của bạn bè. Con người ta thường bị tác động bởi những người xung quanh, khi họ được người khác khuyên nên sử dụng thì họ có xu hướng tin tưởng và sử dụng theo. Nhóm này cũng đảm bảo hệ số tải lớn hơn 0,5.

Nhân tố 4: Bao gồm 2 biến quan sát nói về “ Lợi ích sử dụng dịch vụ”(LIDV), chẳng hạn như cước phí thấp, có nhiều ưu đãi khi sử dụng… những lợi ích này sẽ tác động đến tâm lý khách hàng từ đó kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ. Các biến trong nhóm này cũng đảm bảo hệ số tải lớn hơn 0,5 nên các biến đều có ý nghĩa.

2.2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo‌

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 4 nhân tố đại diện cho 4 nhóm trong mô hình nghiên cứu.


Tiếp theo để đánh giá độ tin cậy của 4 nhóm nhân tố này ta tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha > 0,7.

Bảng 2.12: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát về nhu cầu dịch vụ


Nhóm biến

Cronbach's Alpha

Số lượng biến

Tâm lý và hoàn cảnh công việc


0,919


7

Sự tác động của nhà cung cấp


0,860


4

Niềm tin vào những người ảnh

hưởng


0,750


2

Lợi ích sử dụng dịch vụ


0,846


2

Nguồn: số liệu điều tra,2014

Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0,7. Đặc biệt có hai nhóm “Tâm lý và hoàn cảnh công việc” và nhóm “Sự tác động của nhà cung cấp” có hệ số Cronbach's Alpha rất cao, đây cũng là điều dễ thấy bởi vì những nhóm này có số lượng biến lớn. Những nhóm còn lại cũng đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn 0,7 điều này cho thấy thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Ta có thể sử dụng những nhân tố này cho các bước phân tích tiếp theo.

2.2.5. Định lượng vai trò của các nhân tố rút trích đến sự lựa chọn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng của khách hàng cá nhân‌

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo nghiên cứu tiếp tục phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy mà nghiên cứu áp dụng là mô hình hồi quy Binary logistic(mô hình ước lượng xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin về biến độc lập có được). Nghiên cứu muốn đo lường xác suất có nhu cầu đối với dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn dựa vào các nhân tố độc lập.

Trong mô hình hồi quy, biến phụ thuộc là “ Nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ”( UT TTHD định kỳ), các biến độc lập là các nhân tố rút trích ra từ phân tích EFA. Mô hình hồi quy như sau:




Pi=E(NC=1/Xi)


=

(e(Bo+B1TLHC+B2TDNCC+B3NTNAH+B4LIDV))



(1+e(Bo+ B1TLHC+B2TDNCC+B3NTNAH+B4LIDV))

Hay:

loge[P(NC=1)/P(NC=0)] = B0+B1 TLHC+B2TDNCC+B3NTNAH+B4LIDV

Trong đó:

Pi:Xác suất để sự kiện xảy ra(NC=1)

NC: Giá trị của biến phụ thuộc là nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng.

Với:

NC=1 xảy ra sự kiện không có nhu cầu

NC=0 không xảy ra sự kiện không có nhu cầu (hay xác suất có nhu cầu)

Xi: Là giá trị của các biến độc lập

TLHC: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là tâm lý-hoàn cảnh công việc của khách hàng

TDNCC: Giá trị của biến độc lập thứ hai là tác động của nhà cung cấp

LIDV: Giá trị của biến độc lập thứ ba là lợi ích sử dụng dịch vụ

NTNAH: Giá trị của biến độc thứ tư là niềm tin vào những người ảnh hưởng.

Bk(k=1,2,3,4): Hệ số ước lượng hồi quy cho biết khi Xi tăng 1 đơn vị thì log của tỷ lệ P(NC=1/NC=0) tăng Bk đơn vị.

Bo :Hệ số ước lượng hồi quy cho biết các yếu tố khác ngoài mô hình tác động đến biến phụ thuộc(NC).

Các giả thuyết:

H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ.

H1: Nhân tố “TLHC” có mối tương quan với nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ.

H2: Nhân tố “TDNCC” có mối tương quan với nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ.



SVTH: Nguyễn Thị Luyên

60


H3: Nhân tố “NTNAH” có mối tương quan với nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ.

H4: Nhân tố “LIDV” có mối tương quan với nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn định kỳ.

Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic như sau:


Bảng 2.13: Kiểm định Chi-bình phương



Chi-square

df

Sig.

Step 1

Step

124,295

4

0,000


Block

124,295

4

0,000


Model

124,295

4

0,000


Nguồn: kết quả điều tra, 2014

Giả thuyết:

H0: B1=B2=B3=B4=0

H1: £ Bk≠ 0

Dựa vào kiểm định Chi phương ở bảng trên ta có Sig. = 0,000 cho thấy độ phù hợp của mô hình tổng quát nên ta bác bỏ giả thuyết H0 tức tồn tại ít nhất một Bk≠0. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc.

Bảng2.14: Model Summary


Step

-2 Log likelihood

Cox & Snell R Square

Nagelker ke R Square

1

51,705a

0,613

0,829

Nguồn: số liệu điều tra,2014


Bảng trên thể hiện độ phù hợp của mô hình, chỉ số -2LL (-2 log likelihood) càng nhỏ cho thấy độ phù hợp của mô hình càng cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo. Dựa vào bảng trên ta thấy hệ số -2LL=51,705 tương đối cao tuy nhiên có thể chấp nhận được do dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn là dịch vụ còn khá mới mẻ.

Bảng2.15: Classification Tablea



Observed

Predicted

Có nhu cầu sử dụng dịch vụ UT TTHD của Sacombank


Percentage Correct

Không

Step 1

Có nhu cầu sử dụng dịch vụ UT TTHD của Sacombank

48

4

92,30


không

3

76

96,20


Overall Percentage



94,70

Nguồn: Số liệu điều tra,2014 Mức độ chính xác của mô hình thể hiện ở bảng trên, bảng này cho thấy trong 52

trường hợp có nhu cầu về dịch vụ, mô hình đã dự đoán đúng 48 trường hợp. Vậy tỷ lệ

đúng là 92,3%. Còn với 79 trường hợp không có nhu cầu về dịch vụ mô hình đã dự đoán sai 3 trường hợp vậy tỷ lệ đúng là 96,2%. Từ đó ta dự đoán tỷ lệ đúng của toàn mô hình là 94,7%.

Bảng 2.16: Variables in the Equation



B


S.E.


Wald


df


Sig.

Exp(B

)

Step 1a

TLHC

-3,569

0,649

30,270

1

0,000

0,028


TDNCC

-1,455

0,400

13,259

1

0,000

0,233


LIDV

-0,832

0,357

5,430

1

0,020

0,435


NTNAH

-0,845

0,408

4,298

1

0,038

0,429


Constant

1,027

0,397

6,681

1

0,010

2,792

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Bảng trên thể hiên kết quả kiểm định Wald(kiểm định giả thuyết hồi quy khác 0), là kiểm định được xây dựng trên đại lượng Wald Chi Square tính bằng lấy ước lược


của hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình binary logistic chia cho sai số chuẩn của ước lượng hồi quy này, sau đó bình phương lên.

Kết quả kiểm định trên cho thấy giá trị Bk có p – value (Sig.) < 0,05 do vậy bác bỏ giả thuyết H0 hay các giả thuyết H1 H2 H3 H4 được chấp nhận với mực ý nghĩa 95%.

Từ các hệ số hồi quy này, ta viết được phương trình: loge[P(NC=1)/P(NC=0)]=1,027-3,569TLHC-1,455TDNCC-0,832NTNAH-

0,845LIDV (*)

Công thức (*) chuyển ngược lại như sau:

(P(NC=1)/P(NC=0))= e1,027-3,569TLHC-1,455TDNCC-0,832NTNAH-0,845LIDV (**)

Như vậy nhìn vào chiều hướng của tác động ta có thể thấy rằng:

Cả bốn yếu tố trên đều có quan hệ ngược chiều với P(NC=1) tức là xác suất không có nhu cầu. Nghĩa là khi các yếu tố này tăng lên thì xác suất biến không có nhu cầu nhận giá trị bằng 1 giảm xuống, nghĩa là xác suất không có nhu cầu càng giảm. Hay nói cách khác khi các biến này tăng lên thì xác suất có nhu cầu cũng tăng lên.

Trong đó biến “Tâm lý-hoàn cảnh công việc” có tác động mạnh mẻ nhất, là nhân tố quyết định chính trong việc sử dụng dịch vụ. Cụ thể: Dựa vào công thức (*) Khi TLHC tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác giữ nguyên thì log của tỷ lệ xác suất không có nhu cầu và xác suất có nhu cầu sẽ giảm 3,569 đơn vị. Còn khi TDNCC tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác giữ nguyên thì log của tỷ lệ xác suất không có nhu cầu và xác suất có nhu cầu chỉ giảm 1,455 đơn vị.

Để làm rõ hơn, ta căn cứ trên cột Exp(B) (tức eB), dựa vào công thức (**).

Nếu xác suất không có nhu cầu có tác động cùng chiều với biến độc lập thì thì khi B tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất không có nhu cầu và có nhu cầu sẽ tăng eB, nghiã là B càng lớn thì eB càng lớn. Tuy nhiên ở đây xác suất không có nhu cầu có mối quan hệ ngược chiều với các biến độc lập do vậy mà khi B càng lớn thì eB càng nhỏ, khi eB càng nhỏ thì xác suất không có nhu cầu càng lớn. Nếu biến TLHC tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì xác suất không có nhu cầu với xác suất có

nhu cầu sẽ giảm 35,481 lần( vì e-3,569 =0,028=1/e3,569 mà e3,569 =35,481) Trong khi đó Nếu biến TDNCC tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì xác suất giữa có nhu cầu và không có nhu cầu sẽ giảm 4,284 (vì e-1,455=0,233=1/e1,455


e1,455=4,284). Khi tỷ lệ giữa xác suất không có nhu cầu với xác suất có nhu cầu càng giảm thì eB càng nhỏ, xác suất không có nhu cầu càng lớn.

Như vậy, do e-3569 < e-1455 nên biến TLHC có tác động làm cho xác suất không xảy ra nhu cầu lớn hơn biến TDNCC. Điều này được giải thích tương tự cho hai biến còn lại, nghĩa là với tác động ngược chiều thì biến nào có giá trị tuyệt đối B càng lớn thì càng có tác động mạnh mẻ đến xác suất không xảy ra nhu cầu.

Ta có thể lý giải điều này như sau

Khi tâm lý con người càng thoải mái, suy nghĩ càng hiện đại hay khi công việc càng bận rộn… thì người ta sẽ dễ dàng chấp những sản phẩm dịch vụ mới do vậy nhu cầu về dịch vụ sẽ tăng lên.

Khi nhà cung cấp càng tác động, càng có nhiều chương trình khuyến mãi,quảng cáo về dịch vụ thì khách hàng càng có nhu cầu về dịch vụ.

Tương tự, nếu có nhiều lợi ích khi sử dụng dịch vụ hơn thì càng kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ. Hay nếu cần được người thân bạn bè khuyên sử dụng dịch vụ thì khách hàng càng có nhu cầu hơn.

Trong bốn nhóm thì nhóm “Tâm lý- hoàn cảnh công việc” có tác động lớn nhất, thực tế rằng dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn là dịch vụ mà không phải khách hàng nào cũng cần. Thông thường hóa đơn hàng tháng vẫn được công ty cung cấp dịch vụ cho nhân viên đến tận nơi để thu, khách hàng tiêu dùng vẫn không phải mất chi phí gì cả. Vậy cho nên nhiều khách hàng chẳng có lợi gì khi đăng ký dịch vụ này cả, nên cho dù dịch vụ có nhiều tiện ích, được ngân hàng ưu đãi hay được bạn bè giới thiệu thì với họ cũng chẳng quan trọng. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày càng tấp nập, xu hướng sống riêng thì khi đó dịch vụ ủy thác này mới thực sự cần đối với những nhóm đối tượng có hoàn cảnh công việc bận rộn. Chỉ khi họ thật sự bận và ít thời gian ở nhà cũng như các thành viên trong nhà thường xuyên vắng nhà, nhân viên thu tiền hóa đơn đến thường không gặp rồi xảy ra tình trạng trực tiếp tới đơn vị cung cấp nạp tiền hay bị cắt dịch vụ thì khi đó dịch vụ này mới thật sự tiện ích. Bên cạnh đó tâm lý cũng là nhân tố tác động mạnh, bởi nếu người biết chấp nhận cái mới, thích sử dụng công nghệ mới và ít băn khoăn lo lắng trong quá trình sử dụng thì nhu cầu này sẽ tăng lên đáng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí