Nhận Xét Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Lđte

dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Theo đó có 04 loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ; 12 loại chỗ làm việc; 18 loại công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

Về xử lý các hành vi vi phạm: Để các quy định nghiêm cấm nêu trên được nghiêm chỉnh thực hiện, song song với việc tuyên truyền, giáo dục, cần có các chế tài nghiêm khắc, nhằm răn đe, xử lý đối với những hành vi vi phạm. Các biện pháp xử lý bao gồm: biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, cụ thể:

Biện pháp hình sự: Biện pháp này được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Hành vi sử dụng LĐTE đến một mức độ nào đó sẽ bị coi là tội phạm và bị xử lý hình sự, cụ thể Điều 228 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng LĐTE: “Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Biện pháp hành chính: Biện pháp này được quy định trong Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động ( 1 ) và Nghị định số 114/2006/NĐ-Cp ngày 03/10/2006 quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em( 2)

Đối tượng và phạm vi áp dụng của Nghị định số 113/2004/NĐ - CP: quy định việc xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật lao động mà không phải là tội phạm và theo quy định

(1) NĐ 113/2004/NĐ - CP đang tiến hành sửa đổi bổ sung, một trong những chủ trương là nâng mức phạt tiền để đảm bảo tính răn đe.

(2) Nghị định số 114/2006/NĐ - CP đang trong quá trình SĐBS theo hướng tách riêng việc xử lý hành vi vi phạm hành chính về trẻ em thuộc thẩm quyền của TTr Bộ LĐTBXH, hành vi vi phạm về Dân số thuộc thẩm quyền của TTr Bộ Y tế; đồng thời tăng mức phạt tiền.

của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Đối với hành vi vi phạm những quy định về lao động đặc thù (Điều 15): “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi:… g) Không lập sổ theo dõi; kiểm tra sức khoẻ định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 119 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; h) Sử dụng lao động chưa thành niên và người tàn tật làm việc quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần quy định tại khoản 1 Điều 122 và khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi: …b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành được quy định tại Điều 121 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung”.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2006/NĐ - CP: Vi phạm hành chính về dân số và trẻ em là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về dân số và trẻ em do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 10

Đối với hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi (Điều 17): “1, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a) Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em; b) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; c) Bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. 2, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần. 3, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho trẻ em đi xin ăn”.

Đối với hành vi lạm dụng sức LĐTE, sử dụng sức LĐTE vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động: “1, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến

1.000.000 đồng đối với cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em. 2, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng hoá, tiền tệ trái phép ở trong nước. 3, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng hoá, tiền tệ trái phép qua biên giới”.

Trước đây, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện, nên theo Nghị định số 114/2004/NĐ-CP ngày 03/10/2006 Chính phủ giao cho Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đang thi hành công vụ (Điều 26), có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Ngày 08/8/2007, theo quyết định số 1001/QĐ - TTg công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, vì vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được chuyển giao cho cơ quan thanh tra nhà nước về lao động cấp Bộ và cấp tỉnh ( 3 ). Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 27); Công an nhân dân, Bộ đội Biên


(3) Tuy nhiên, hiện nay đang xây dựng văn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền han và tổ chức hoạt động của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động (thay thế Nghị định số 31/2006/NĐ - CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ), trong đó sẽ bổ sung chức năng thanh tra về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác (Điều 28), có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

c. Luật Bình đẳng giới


Để xoá bỏ quan niệm lạc hậu về giới, như trọng nam, khinh nữ; đề cao địa vị của người đàn ông, dẫn đến các trẻ em gái thường phải tham gia lao động từ sớm, với gánh nặng công việc khiến các em không còn thời gian học tập, vui chơi, giải trí; Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, với mục tiêu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Luật bình đẳng giới nghiêm cấm các hành vi: Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; Bạo lực trên cơ sở giới...;

Về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về bình đẳng giới: Để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, ngày 10/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2009/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động sẽ bị xử phạt.

Như vậy, việc ban hành Luật bình đẳng giới, Nghị định xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới là căn cứ xóa bỏ định kiến về giới, xóa bỏ quan niệm lạc hậu về giới, góp phần xóa bỏ những thiệt thòi mà các em gái thường phải gánh chịu, đó là phải lao động sớm, không có cơ hội được học tập. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng LĐTE.

2.2.2.3. Nhận xét các quy định của pháp luật Việt Nam về LĐTE

Qua phân tích ở trên, có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định ba nội dung cơ bản đối với vấn đề LĐTE là: các quy định về tuổi được nhận vào làm việc; các quy định đối với người sử dụng lao động và các quy định khống chế việc thực hiện hợp đồng lao động; bên cạnh đó là các quy định xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật LĐTE.

Về độ tuổi của trẻ em và tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc


Các quy định về độ tuổi được coi là trẻ em, người lao động hay người lao động vị thành niên không khác những quy định của quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn. Nói chung về độ tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc là người từ đủ 15 tuổi có khả năng lao động; quy định này có hợp lý ở chỗ nó xuất phát từ thực tế ở nước ta tuổi 15 là trẻ em kết thúc việc học tại trường trung học cơ sở mà phần đông sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở các em không đi học nữa.

Dựa trên những khác nhau về tính chất công việc, ngưỡng tuổi này có những riêng biệt. Tuổi học nghề của trẻ em cũng được hạ xuống là từ đủ 13 tuổi (Điều 22, Bộ luật Lao động), một số công việc được phép nhận trẻ em vào học một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Bộ luật lao động quy định cấm trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc trừ một số công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (Điều 120, Bộ Luật lao động), tức là ngưỡng tuổi được phép vào làm việc và học nghề được hạ xuống cho những công việc thuộc về năng khiếu của trẻ em.

Một số công việc thì luật lại nâng tuổi lên như: Tuổi tối thiểu là 18 tuổi người lao động được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1, Nghị định 85/1998/NĐ-CP); làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar (Thông tư 04/BLĐTBXH-TT); một số công việc và điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (Thông tư 09/LB-TT)…

Xuất phát từ tình hình thực tế trên mà pháp luật của nước ta có thể điều chỉnh nhằm tạo những thuận lợi tốt nhất cho trẻ em mà không vi phạm luật pháp quốc tế.

Về việc giao kết hợp đồng lao động

Mọi trẻ em muốn làm việc phải có sức khỏe phù hợp với công việc, có giao kết hợp đồng lao động, tức là phải có sự thỏa thuận đồng ý của các em. Đồng thời người dưới 15 tuổi vào làm các công việc được phép thì phải có sự đồng ý bằng văn bản và theo dõi của cha mẹ hay người đỡ đầu của em đó (Nghị định 198/CP). Nhằm bảo vệ trẻ em trong quá trình lao động, Luật lao động quy định rất chặt chẽ trong hợp đồng lao động các điều khoản về: các công việc phù hợp với sức khỏe, về tiền lương (Điều 17-NĐ 197/CP), thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và việc học tập của các em.

Các quy định cấm và ràng buộc đối với người sử dụng lao động


Nhằm ngăn chặn việc vô tình hay cố ý mà người sử dụng lao động lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của trẻ; phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về chế độ lao động, đồng thời phải có sổ theo dõi riêng ghi đầy đủ họ tên ngày sinh và công việc đang làm và phải theo dõi kết quả những lần kiểm tra định kỳ sức khỏe và xuất trình khi thanh tra lao động yêu cầu. Ngoài tiền lương và các chế độ khác ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc về mặt lao động, sức khỏe và học tập của trẻ em trong quá trình lao động (Bộ luật lao động).

Từ đó, có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ về LĐTE. Nó bao hàm không chỉ lao động chưa thành niên mà còn có hiệu lực đối với cả những trẻ em dưới 15 tuổi đang tham gia lao động. Bên cạnh đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, trong đó có trẻ em làm việc luôn được quan tâm trước tiên thể hiện bằng các quy định rất cụ thể trong văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.‌

2.3. Đánh giá thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE khi Việt Nam phê chuẩn các công ước quốc tế về LĐTE

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Vì vậy, ngay từ thời xa xưa, các nhà nước phong kiến đã đề ra những quy định bằng pháp luật để bảo vệ trẻ em; nhân dân cũng tự hình thành các quan hệ đạo đức nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Nhiều chủ trương, chính sách ban hành đều hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đã đào tạo được những lớp người giàu lòng yêu nước, có sức khỏe, có văn hóa, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Trong giai đoạn đất nước đổi mới, cùng với nhiều chính sách kinh tế, xã hội được ban hành, Nhà nước ta đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (ngày 20/02/1990), và tham gia hai công ước quốc tế về LĐTE (Công ước 138 và Công ước 182). Việc Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về LĐTE đã làm thay đổi khá nhanh nhận thức và hành động đối với trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Nhà nước đã ban hành luật và các văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Điều đó được thể hiện ở các nội dung sau:


Một là, hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh được phát triển, bao gồm đủ các cấp học, bậc học dưới nhiều hình thức theo hướng xã hội hóa như công lập, dân lập và tư thục; cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục được tăng cường. Việc xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện được đẩy mạnh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học, trung học cơ sở đều tăng. Phổ cập trung học cơ

sở đang được triển khai đến hơn một nửa số tỉnh, thành phố trên cả nước. Tỷ lệ trẻ em đi học có xu hướng tăng ở các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở. Điều này cho thấy quyền đi học của trẻ em ngày càng được bảo đảm. Năm học 2007 - 2008, tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ tăng bình quân 3,8%/năm, mẫu giáo tăng 2,4%/năm; trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi đi học đạt 66,6% số trẻ trong độ tuổi; học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96,06%; học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt 82,69%; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần. Đến tháng 9-2008, có 42/63 tỉnh, thành phố (chiếm 66,7%) đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và được công nhận phổ cập trung học cơ sở. Tính đến tháng 6-2008, toàn quốc có 6.217 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non chiếm khoảng 13%, tiểu học là 30%, trung học cơ sở là 8% và trung học phổ thông là 5% [28]. Điều này góp phần quan trọng trong việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng LĐTE bởi lẽ, việc khắc phục yếu kém của giáo dục sẽ giúp các gia đình phần nào bớt đi gánh nặng về kinh tế, tạo điều kiện cho các em được học tập. Mặt khác, sự nỗ lực của Nhà nước nhằm hạn chế tình trạng thất học, bỏ học góp phần tránh cho các em phải lao động sớm trướ tuổi, ngăn ngừa tình trạng LĐTE phát sinh.


Hai là, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Hầu hết các xã, phường đều có trạm y tế. Trẻ em nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Các chỉ số về tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ em tử vong, bà mẹ tử vong đều giảm. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng được quan tâm. Công tác khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tính đến cuối năm 2008, khoảng 10 triệu trẻ em đã được cấp phát thẻ khám chữa bệnh, đạt trên 99% tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 22,7% [28]. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, từ đó bảo đảm cho con cái họ được học tập, không phải tham gia các hoạt động kinh tế quá sớm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023