Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Số liệu bảng trên cho thấy, các nội dung chỉ đạo thực hiện chưa thường xuyên hoặc thực hiện ở mức trung bình. Cụ thể:

Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.24 điểm);

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả “Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục” (2.20 điểm);

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.17 điểm);

Điều chỉnh nội dung, kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề giáo dục khi cần thiết (2.16 điểm);

Đổi mới hình thức tổ chức trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.10 điểm);

Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.06 điểm).

Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chủ yếu phụ thuộc vào kế hoạch của Phòng GD&ĐT, trong khi Phòng GD&ĐT chưa chỉ đạo triển khai cụ thể về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Do vậy, các trường THCS chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Mặt khác, chưa có sự điều chỉnh nội dung, kế hoạch khi cần thiết, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường còn thờ ơ, chưa phối hợp với nhà trường tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Như vậy, cần thiết phải đổi mới chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sử dụng câu hỏi 10 phần phụ lục 1 để khảo sát đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.15. Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang


TT


Đánh giá kết quả thực hiện

Đánh giá của CBQL, GV

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

X

1

Xây dựng tiêu chí, công cụ đánh giá

11

26

55

23

2.22

3

2

Lựa chọn phương pháp, hình thức

kiểm tra, đánh giá

16

11

44

44

1.99

8

3

Xây dựng quy trình và lực lượng

đánh giá

12

30

38

35

2.17

5

4

Đánh giá công tác lập kế hoạch

hoạt động theo trường, khối, lớp

35

22

44

12

2.66

1


5

Đánh giá công tác tổ chức, chỉ

đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


10


26


61


18


2.24


2

6

Đánh giá ý thức, thái độ tổ chức

thực hiện của cán bộ, giáo viên

19

22

35

39

2.18

4


7

Đánh giá các điều kiện đảm bảo

chất lượng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


17


12


49


37


2.08


6

8

Đánh giá về mức độ tham gia và

kết quả đạt được ở học sinh

23

16

17

59

2.03

7

9

Sử dụng kết quả đánh giá để điều

chỉnh kế hoạch

21

16

18

60

1.98

9

10

Các nội dung khác







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 10

Số liệu bảng trên cho thấy, các nội dung đánh giá kết quả thực hiện chưa thường xuyên hoặc thực hiện ở mức trung bình, trong các nội dung đánh giá có nội dung sau đây đạt mức khá đó là: Đánh giá công tác lập kế hoạch hoạt động theo trường, khối, lớp đạt 2.66 điểm. Các nội dung còn lại ở mức trung bình đó là:

Đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạt 2.24 điểm.

Đánh giá ý thức, thái độ tổ chức thực hiện của cán bộ, giáo viên đạt 2.18 điểm. Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh kế hoạch (1.98 điểm);

CBQL lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra (1.99 điểm);

Hiệu trưởng đánh giá về mức độ tham gia và mức độ kiến thức, kỹ năng mà HS lĩnh hội được trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.03 điểm);

Đánh giá các nguồn lực phục vụ thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, tài chính…. (2.08 điểm);

Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.17 điểm);

Xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập (2.22 điểm).

Kết quả trên cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS chưa tốt cần có các biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sử dụng câu hỏi 11 phần phụ lục 1 để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang


TT


Các yếu tố

Đánh giá của CBQL, GV


X


Thứ bậc

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

1

Năng lực của cán bộ quản lý

59

42

5

9

3.31

1

2

Năng lực của GV

56

41

13

5

3.29

2

3

Tính tích cực học tập của HS

52

38

18

7

3.17

3


4

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm theo chủ

đề giáo dục của nhà trường


55


35


12


13


3.15


4


5

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài

nhà trường


57


8


43


7


3.00


6

6

Môi trường văn hóa nhà trường

48

38

12

17

3.02

5

7

Các yếu tố khác

57

12

29

17

2.95

7

Số liệu bảng trên cho thấy, các yếu tố trên rất ảnh hưởng đến thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Cụ thể:

Năng lực của cán bộ quản lí (3.31 điểm); Năng lực của GV (3.29 điểm); Tính tích cực học tập của HS (3.17 điểm); Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của nhà trường (3.15 điểm); Môi trường văn hóa nhà trường (3.02 điểm); Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (3.0 điểm); Các yếu tố khác (2.95 điểm).

Thực tế hiện nay tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa, Hiệu trưởng các trường chưa chú trọng quan tâm đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở có hiệu quả, việc lập kế hoạch thực hiện quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục Hiệu trưởng giao cho GV

thực hiện, GV trong kế hoạch việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn sơ sài, chưa cụ thể. GV chưa chú trọng huy động mọi nguồn lực tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở. Do chưa có sự quan tâm đến kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở khiến cho hoạt động này diễn ra theo chưa đúng kế hoạch, chưa giải quyết kịp thời những khó khăn của GV.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã được giáo viên và nhà trường THCS quan tâm tổ chức thực hiện, về cơ bản cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động theo chủ đề giáo dục, tuy nhiên nhận thức chưa đầy đủ. Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đã được triển khai nhưng còn thiên về chủ đề trường học, tham quan dã ngoại, chưa chú ý nhiều đến hoạt động phát triển cộng đồng, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học… Hình thức hoạt động thiên về hoạt động tham quan dã ngoại, các hình thức ngoại khóa môn học theo chủ đề, câu lạc bộ; nghiên cứu chưa được quan tâm ở mức độ cao. Các lực lượng tham gia chủ yếu là nhà trường, giáo viên chưa thu hút được các lực lượng xã hội tham gia ở mức độ cao. Điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn hạn chế về năng lực của giáo viên, ý thức, thái độ tích cực tham gia của học sinh, nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. GV các trường THCS huyện Hiệp Hòa chưa được bồi dưỡng các năng lực như năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS; Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục; Năng lực đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của HS… Do vậy, việc kế hoạch và tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao.

Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chưa có sự đổi mới, chủ yếu qua hình thức tham quan, dã ngoại. Vì vậy, chưa lôi cuốn HS tham gia. Chưa khuyến khích HS để HS thấy được vị trí và vai trò của cá nhân, của tập thể lớp và xây dựng mối quan hệ đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau.

Công tác tổ chức quản lý hoạt động đã được triển khai tuy nhiên chưa đồng bộ, công tác lập kế hoạch mới được chú ý ở các chủ đề chung của toàn trường, khối, lớp trong năm, các chủ đề hoạt động theo sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần trong tháng và trong học kỳ chưa được chú trọng.

Công tác tổ chức, chỉ đạo chưa đồng bộ còn hạn chế ở một số khâu: Phân công, phân nhiệm; bồi dưỡng giáo viên; xây dựng cơ chế phối hợp và cơ chế kiểm tra, đánh giá; huy động nguồn lực để thực hiện; công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch đã được quan tâm nhưng chưa thực hiện tốt ở nhiều nội dung và biện pháp.

Nguyên nhân của thực trạng: Do năng lực tổ chức, quản lý hoạt động trải nghiệm của cán bộ quản lý còn hạn chế; năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động của giáo viên còn hạn chế. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục dẫn đến tình trạng GV không được trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trong khi đây là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả này.

Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội chưa tích cực tham gia cùng giáo viên và nhà trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, một phần do nhận thức, một phần do cơ chế phối hợp.

Học sinh chưa tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm do áp lực học tập ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác.

Kết luận chương 2


CBQL, GV và HS các trường THCS huyện Hiệp Hòa đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục tuy nhiên nhận thức còn chưa đầy đủ, nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được các trường THCS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang quan tâm, tuy nhiên chưa đồng bộ ở các chủ đề giáo dục mà còn thiên về chủ đề tham quan, dã ngoại; các trường THCS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang chưa thu hút được cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh.

Năng lực của GV khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn hạn chế, do nhận thức chưa đầy đủ, do CBQL chưa quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, mặt khác thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục rất ít, GV phải dành phần lớn thời gian để thực hiện chương trình chính khóa và các kế hoạch ôn thi học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu.

Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang cho thấy một số nội dung CBQL chưa quan tâm thực hiện như; Lập kế hoạch theo học kỳ, theo khối lớp; công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ ở các nội dung; việc huy động các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ để giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn hạn chế; công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn bất cập. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy các yếu tố như: Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường THCS; Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV; Tính tích cực học tập của HS; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của nhà trường; Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là những yếu tố rất ảnh hưởng và cần thiết phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG


3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp cần đảm bảo tính hệ thống từ nhà quản lý đến GV, đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS cần thống nhất xuất phát từ mục tiêu hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS.

Tính hệ thống còn thể hiện trong mối biện pháp cần có sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh.

Tính hệ thống còn thể hiện các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cần có sự thống nhất với hoạt động dạy học không cản trở việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học và cùng hướng tới mục tiêu hình thành năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đồng thời đảm bảo mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa dạy học và hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất chủ yếu quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình hoạt động trải nghiệm.

Chủ đề hoạt động, tên hoạt động, nội dung hoạt động và hình thức tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động phải quán triệt mục tiêu hoạt động giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023