Giải Pháp Nhằm Đảm Bảo Thực Hiện Bảo Vệ Trẻ Em Trong Lĩnh Vực Lao Động:

đảm bảo những tài sản này được sử dụng một cách hiệu quả nhất và cũng đồng thời gắn trách nhiệm của cha mẹ vào những giao dịch này.

b. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản:

Ngoài những quyền về nhân thân, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định thêm những quyền và nghĩa vụ về tài sản của cha mẹ đối với con

Quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng:

Nuôi dưỡng là việc một người đảm bảo nhu cầu vật chất cho người khác để người này tồn tại và phát triển. Nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ bao gồm cả yếu tố không gian, có thể hiểu đó là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng sống cùng nhau. “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Về nguyên tắc, cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con từ khi con mới sinh ra cho đến khi thành niên. Nếu con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng. Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời và tính chất đền bù, ngang giá. Cha mẹ thực hiện việc nuôi dưỡng thông qua việc quan tâm, chăm lo cho đời sống vật chất của con, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng để cần thiết để con phát triển. Trẻ em là đối tượng chưa thể tự nuôi dưỡng bản thân, vì vậy, cần có những người đứng ra nuôi dưỡng và cha mẹ sẽ là những người dành thời gian chăm lo, chăm sóc cho trẻ.

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Nghĩa vụ cấp dưỡng

không thể thay bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Trong một số trường hợp, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh khi cha mẹ không thể ở bên cạnh chăm sóc co (do đi làm xa, không có điều kiện chăm sóc con nên phải nhờ người chăm sóc) thì cha mẹ cần phải gửi tiền cấp dưỡng để lo cho con. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dưỡng còn phát sinh khi cha mẹ ly hôn. Nuôi con là trách nhiệm của cả cha và mẹ, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của hai người. Do sự kiện pháp lý ly hôn mà con sẽ sống cùng cha hoặc mẹ, bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống của con không gặp quá nhiều khó khăn. Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi”. Theo nguyên tắc này, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sẽ không phụ thuộc vào kinh tế của bên trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng, Tòa án cần phải giải thích với họ việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Các quyền và nghĩa vụ về những tài sản khác giữa cha mẹ và các

con:

Luật hôn nhân và gia đình quy định con còn ở chung với bố mẹ, dù đã thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

niên hay chưa đều có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng này sẽ bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con (Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy có tài sản riêng nhưng con dưới 15 tuổi hoặc con mất hành vi năng lực dân sự vì lợi ích của con, tài sản này sẽ do cha mẹ quản lý.

Việc cha mẹ quản lý tài sản của con khi con chưa đủ 15 tuổi hoặc con mất hành vi năng lực dân sự trước hết là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của con. Trẻ dưới 15 tuổi chỉ được phép thực hiện một số giao dịch nhất định. Ở độ tuổi này, trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức và hành vi, vì vậy chưa đủ khả năng để quản lý, sử dụng tài sản của mình sao cho hợp lý nhất. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm một số quy định về việc cha mẹ quản lý tài sản của con: “Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác” và “Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”. Như vậy, khi con đủ 15 tuổi hoặc con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cha mẹ cần phải giao lại cho con tài sản của con cho con nếu không có thỏa thuận khác giữa hai bên. Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của con. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình - 7

Ngoài ra, cha mẹ còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong trường hợp con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự. “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự” (Điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Đây là trách nhiệm bổ sung của cha và mẹ dựa vào lỗi của cha mẹ khi thiếu trách nhiệm trong việc trông nom, chăm sóc và giáo dục con chưa thành niên hoặc con mất năng lực hành vi dân sự.

c. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sau khi ly hôn:

Nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận nguyên tắc giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trẻ em từ đủ 7 tuổi có quyền được bày tỏ ý kiến mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con (Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014): “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”; “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Ngoài ra, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ phải trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng với con mình. Không ai có quyền ngăn cản bên không trực tiếp nuôi con thực hiện quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của mình.

2.4.3. Quyền của trẻ em trong vấn đề nuôi con nuôi:

Luật Nuôi con nuôi 2010 khẳng định việc cho làm con nuôi quốc tế phải là giải pháp cuối cùng khi mà đứa trẻ không thể được chăm sóc ở quốc gia nguyên quán của trẻ em. Điều 5 Luật Nuôi con nuôi có ghi nhận thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ ở trong nước trước so với gia đình thay thế ở nước ngoài. Việc quy định ưu tiên nuôi con nuôi trong nước của Luật nuôi con nuôi sẽ tạo cơ sở pháp lý nhằm thực hiện tốt quy trình giải quyết nuôi con nuôi trong nước, đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường gốc, gần gũi với đặc điểm và nhu cầu của trẻ.

Luật nuôi con nuôi năm 2010 ghi nhận quyền đưa ra ý kiến về việc làm con nuôi vào thời điểm nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Điều này phù hợp với nguyên tắc “Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình” theo Công ước quyền trẻ em. Pháp luật Việt Nam cũng đề ra vấn đề bảo đảm cho trẻ quyền đảm bảo được biết về nguồn gốc của mình, Điều 11 Luật nuôi con nuôi quy định con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình “Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình”. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

3.1. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động:

Nhìn chung, nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp, tăng cường những chương trình hành động để bảo vệ trẻ em, xóa bỏ lao động trẻ em. Tuy nhiên, các quy định pháp luật và việc chấp hành những quy định về lao động trẻ em trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề.

3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý về vấn đề lao động trẻ em:

Trước hết về mặt thuật ngữ pháp lý, cần có sự thống nhất hoặc phân định rõ ràng về khái niệm “lao động trẻ em” và “lao động chưa thành niên”. Việc không phân định rõ ràng sẽ khiến cho người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, khiến cho các chuyên gia gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và tuyên truyền nhằm xóa bỏ lao dộng trẻ em.

Chưa có hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ trẻ em trong vấn đề lao động. Hiện nay, việc sử dụng LĐTE không phổ biến ở khối kinh tế chính thức có quan hệ lao động mà chỉ xuất hiện nhiều ở khối kinh tế không chính thức và trong nhóm không có quan hệ lao động (ví dụ như trẻ em làm việc trong khu vực gia đình). Rất nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu của ta hiện nay như thủy hải sản xuất khẩu, trồng trọt... xuất phát từ khu vực kinh tế không chính thức và nguy cơ sử dụng LĐTE trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng nhiều hơn.

Thiếu văn bản có hiệu lực pháp lý cao, rành để điều chỉnh riêng đối với lao động trẻ em. Hiện nay, các quy phạm pháp luật về vấn nạn lao động trẻ em nằm rải rác ở các luật, nghị định, thông tư khác nhau. Ngoài ra, các điều luật cũng chỉ dừng ở mức kêu gọi hoặc diễn giải nội dung các Công ước mà Việt Nam đã ký kết. Ví

dụ như: Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền của trẻ em và người cao tuổi: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Việc liệt kê như vậy không thể bao quát hết những nguyên tắc cơ bản trong Công ước về quyền trẻ em.

Thiếu các quy định về cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động lao động trẻ em. Những quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát cũng mới chỉ chung chung, chưa có quy định nào cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát lao động trẻ em. Tính đến giữa năm 2019, chưa có hành vi vi phạm nào bị xử lý hình sự mới chỉ bị xử lý hành chính. Việc thiếu cơ chế giám sát cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho lao động trẻ em có xu hướng tăng, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, quản lý của nhà nước bị buông lỏng.

Cuối cùng, việc truyền thông, giáo dục về vấn đề lao động trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều người dân hay thậm chí là các doanh nghiệp vẫn sử dụng lao động trẻ em vì có lợi hơn về mặt kinh tế mà không quan tâm đến việc hành vi này là hành vi không được pháp luật cho phép. Hay nhiều cha mẹ vẫn cho con đi lao động ở độ tuổi còn rất nhỏ để có thể đóng góp cho kinh tế của gia đình.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hệ thống pháp lý:

Thứ nhất, cần thống nhất hoặc phân biệt rõ ràng “lao động trẻ em”, “lao động chưa thành niên”. Theo Luật trẻ em năm 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Bộ luật lao động năm 2012 lại phân ra nhiều cấp độ để áp dụng luật như dưới 13 tuổi, từ 15-dưới 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi trở lên theo như các Công ước 138 và Công ước 182. Có thể thấy việc quy định độ tuổi của trẻ em là 16 sẽ khiến cho người sử dụng lao động gặp khó khăn trong việc hiểu rõ luật. Nếu độ tuổi của trẻ em được nâng lên thành 18 tuổi như trong Công ước về quyền trẻ em năm 1989 thì

vấn đề trên sẽ được giải quyết vì khi đó lao động trẻ em và lao động chưa thành niên về cơ bản sẽ trùng nhau.

Thứ hai, cần điều chỉnh hành lang pháp lý, trong đó có điều chỉnh Bộ luật Lao động sửa đổi để quản lý giám sát được LĐTE, kể cả trong nhóm không có quan hệ lao động. Ban hành các quy định về ngăn chặn, xóa bỏ lao động trẻ em ở các khu vực phi chính phủ, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra còn cần phải tăng cường các chế tài pháp lý đủ mạnh để răn đe đối với các hành vi sử dụng trẻ em trong các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

3.1.3. Bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra, cơ chê giám sát phát hiện, đánh giá thực hiện

Nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để nhanh chóng phát hiện, loại trừ những sai phạm liên quan đến LĐTE, vốn rất phức tạp trong đời sống hiện tại. Hiện nay chế tài xử lý những vi phạm liên quan tương đối đầy đủ, kể cả về xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có chế tài xử lý việc sử dụng lao động chưa thành niên. Nhưng để phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về LĐTE thì hệ thống các cơ quan hành pháp, thanh tra cần tích cực hơn nữa. Thanh tra LĐTE cần phải tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, quy trình tiến hành có thể tiến hành theo các hoạt động thanh tra của các lĩnh vực khác.

Song song với đó cần tích cực thực hiện khảo sát, tìm ra nguyên nhân đặc điểm, tính chất và các khía cạnh khác có liên quan của vấn đề, từ đó xác định và thực hiện những chiến lược, biện pháp can thiệp thích hợp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Cần có những báo cáo thường kỳ về lao động trẻ em để các nhà làm luật, các chuyên gia có thể xây dựng các chương trình đảm bảo quyền lợi của trẻ.

3.1.4. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của người dân:

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí