dục trẻ em quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi".
ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em quy định: "Trẻ em có nghĩa là bất kỳ một người nào dưới 18 tuổi".
Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói chung và tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng, cần có sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giữa các bên tham gia hợp tác. Cơ sở của sự thống nhất đó chính là hệ thống pháp luật có liên quan. Như vậy, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ là đòi hỏi tất yếu của quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn bán người.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở tìm hiểu học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật; phân tích các định nghĩa về "buôn bán người" nói chung trong đó chủ yếu là "buôn bán phụ nữ, trẻ em" theo tinh thần của pháp luật quốc tế và phân tích các qui định của pháp luật Việt Nam về tội phạm "mua bán phụ nữ, trẻ em", luận văn đã đưa ra khái niệm "mua bán phụ nữ, trẻ em" và các yếu tố cấu thành hành vi "mua bán phụ nữ, trẻ em", cũng như khái niệm và vai trò của pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em" ở Việt Nam.
Mua bán phụ nữ, trẻ em là hành vi của một người hoặc một nhóm người vì trục lợi, đã lừa dối, ép buộc, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực, nhằm tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp và giao nhận phụ nữ, trẻ em cho một người hoặc một nhóm người khác để được nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Có hai yếu tố cấu thành hành vi "mua bán phụ nữ, trẻ em": một là, chủ thể thực hiện hành vi phải là người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi; hai là, những biểu hiện trong thế giới khách quan thông qua những hành động hoặc không hành động của chủ thể thực hiện hành vi "mua bán phụ nữ, trẻ em", mà các chủ thể khác có thể nhận biết được hành vi đó.
Trên cơ sở đánh giá khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hệ thống lý luận về nhà nước và pháp luật, luận văn đã xây dựng khái niệm và tiêu chí hoàn thiện pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em", xác định tiêu chí hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em theo đó bao gồm:
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 1
- Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 2
- Tiêu Chí Hoàn Thiện Pháp Luật Phòng, Chống Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em
- Kết Quả Phòng Ngừa, Đấu Tranh Trấn Áp Tội Phạm
- Thực Trạng Các Qui Định Của Pháp Luật Về Phòng, Chống Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em
- Các Qui Định Về Thẩm Quyền Điều Tra Tội Phạm Liên Quan Đến Hoạt Động Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp; tiêu chí về tính đầy đủ và đồng bộ; tiêu chí về tính khả thi và hiệu quả.
Việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em" được xuất phát từ những yêu cầu khách quan của thực tiễn, đó là: hoàn thiện pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em" để bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng. Hoàn thiện pháp luật nói chung, theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị, đòi hỏi phải hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em". Hoàn thiện pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em" cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn bán người.
Chương 2
THỰC TRẠNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM Ở VIỆT NAM
2.1. TÌNH HÌNH MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
2.1.1. Tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua
Trong những năm vừa qua, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, hệ thống chính trị ổn định, nền kinh tế đã được duy trì ở mức độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường đã bộc lộ ra những mặt trái của nó, đó là sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó phải kể đến tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây, song tính đa dạng, phức tạp, cũng như hậu quả mà loại hành vi này gây ra cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội là đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em đã chà đạp lên nhân phẩm và quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống gia đình và toàn xã hội. Tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em thường gắn liền với hoạt động bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục, hoặc bị lấy đi các bộ phận của cơ thể của người bị đem bán. Hệ quả đi liền theo, đó là sự lây lan các căn bệnh xã hội, đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế và sức khỏe cộng đồng; đó là nạn rửa tiền, di cư bất hợp pháp, nạn tham nhũng. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 2000 đến năm 2005 cả nước đã có 2.612 phụ nữ, trẻ em bị mua bán (cả ở trong nước và ra nước ngoài). Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ trẻ em đã đạt được một số kết quả nhất định, cũng từ năm 2000 đến năm 2005 các lực lượng chức năng đã khởi tố, điều tra 988 vụ án, với 2.123 đối tượng liên quan đến hoạt động mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Nếu trước đây tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường hoạt động đơn lẻ, thì hiện nay loại tội phạm này thường hoạt
động có tổ chức chặt chẽ, có tính chất xuyên quốc gia. Phân tích về tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam thời gian qua cho thấy các biểu hiện sau:
* Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em:
Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường coi phụ nữ, trẻ em như là một thứ "hàng hóa", để chúng mua đi, bán lại kiếm lời. Do vậy, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội, cũng như là để đối phó với các cơ quan chức năng, trong thực tiễn, thường có các thủ đoạn sau:
- Tạo ra dáng vẻ sang trọng, lịch thiệp, hoặc bình dân cùng cảnh để dễ làm quen với nạn nhân, sau đó lừa gạt, lôi kéo, dụ dỗ và thậm chí cưỡng ép, bắt cóc nạn nhân để đem bán.
- Đánh đúng vào tâm lý của nhiều phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc chưa có việc làm ổn định, tội phạm hứa hẹn đưa đi tìm công ăn, việc làm có thu nhập cao rồi bán nạn nhân ra nước ngoài làm gái mại dâm hoặc phục vụ các nhu cầu khác.
- Đối với một số phụ nữ thích buôn bán, du lịch, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, thường dụ dỗ nạn nhân đi buôn bán, đi du lịch khu vực biên giới hay nước ngoài, rồi bán nạn nhân ra nước ngoài.
- Biết một số phụ nữ thích định cư ở nước ngoài, tội phạm đã hứa hẹn kết hôn, gả chồng giầu sang hoặc kết hôn trá hình rồi đưa qua biên giới bán cho người khác.
- Có rất nhiều trường hợp tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, lựa chọn hoàn cảnh, để tạo ra sự lệ thuộc từ bản thân người phụ nữ, trẻ em hoặc gia đình họ (chủ yếu là sự lệ thuộc về kinh tế), sau đó chúng đe dọa, cưỡng ép và bán nạn nhân vào các ổ mại dâm, hoặc ra nước ngoài.
- Móc nối với những nhân viên thoái hóa biến chất của các bệnh viện, nhà hộ sinh thu gom những trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh, sau đó xóa hết tung tích của đứa trẻ và làm giấy tờ giả để bán những đứa trẻ này cho những người có nhu cầu mua.
- Tóm lại, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, thường lợi dụng những khó khăn của nạn nhân, hứa giúp họ thoát khỏi nghèo đói, lấy chồng tử tế, cuộc sống khá giả. Có cả những trường hợp vờ vĩnh yêu đương, hứa hẹn cưới xin, hoặc tạo ra các bất lợi để ép
buộc, đe dọa, mua chuộc nạn nhân hoặc gia đình họ. Thậm chí còn có hành vi bắt cóc trẻ em, bắt cóc các cô gái lang thang, cơ nhỡ, lỡ tầu xe, để bán vào các động mại dâm, hoặc ra nước ngoài.
Việc săn tìm, lừa dối nạn nhân thường được diễn ra lén lút, nhưng cũng có những hình thức bán công khai, trá hình qua quảng cáo tìm người làm, tiếp viên vũ trường, câu lạc bộ ban đêm, môi giới hôn nhân...
* Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em:
Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường hướng sự chú ý tới những phụ nữ, trẻ em có điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt để thực hiện hành vi mua bán, cụ thể là:
- Số phụ nữ chưa có gia đình, hoặc có hoàn cảnh éo le.
- Phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là khó khăn về
kinh tế.
- Phụ nữ có trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết và thông tin, nhất là ở những
vùng nông thôn nên dễ bị rủ rê, lôi kéo và lừa gạt.
- Phụ nữ muốn có cuộc sống và công ăn việc làm tốt hơn nên dễ chấp nhận sự may rủi.
- Trẻ em lang thang, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra.
* Các nguyên nhân dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em:
Mua bán phụ nữ, trẻ em là một hiện tượng xã hội phức tạp, có nguyên nhân sâu xa từ nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Nhưng, chúng ta có thể đánh giá một cách tổng quát, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan là do:
+ Nhận thức về tính nghiêm trọng, sự cần thiết và trách nhiệm phải tăng cường công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở nhiều cấp ủy đảng và chính quyền còn hạn chế, nhất là ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa.
+ Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt động phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em chưa sâu rộng và kém hiệu quả. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được nhiều và hạn chế về không gian, chưa đến được các địa bàn và đối tượng trọng điểm nhất là phụ nữ ở các gia đình nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đang nổi lên tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài.
+ Hệ thống pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em còn nhiều thiếu sót, bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em chưa chặt chẽ. Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước còn hạn chế và kém hiệu quả, nhất là việc trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh bắt giữ và dẫn độ đối tượng mua bán phụ nữ, trẻ em có yếu tố nước ngoài
+ Công tác xử lý tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em chưa kịp thời, nghiêm minh. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường hoạt động lén lút, bí mật với nhiều hình thức tinh vi xảo quyệt, biết che giấu khéo léo hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, các vụ việc mua bán phụ nữ, trẻ em thường liên quan đến nhiều đối tượng, thuộc nhiều địa bàn khác nhau (chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa) do vậy đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này. Do những hạn chế, thiếu sót chủ quan của các cơ quan chức năng như: năng lực, trình độ của cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện điều tra xử lý tội phạm này chưa đạt kết quả như mong muốn.
+ Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực còn bộc lộ nhiều sơ hở để tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em lợi dụng hoạt động. Đó là, quản lý nhân hộ khẩu của địa phương còn bộc lộ nhiều yếu kém, việc khai báo tạm trú, tạm vắng bị buông lỏng. Quản lý ngành kinh doanh, dịch vụ, quản lý lao động, quản lý xuất nhập cảnh, kết hôn và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, quản lý biên giới còn nhiều hạn chế, bất cập, tổ chức bộ máy chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Nguyên nhân khách quan là do:
+ Cuộc sống đói nghèo chưa được giải quyết một cách triệt để ở các địa phương, nhất là những địa phương vùng sâu, vùng xa. Nước ta là một nước thuần nông (hơn 70% dân số làm nông nghiệp), việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là làm thủ công và lệ
thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, thời tiết. Mặt khác, giá cả nông sản thấp, trong khi đó giá tiêu dùng tăng cao, nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội để Việt Nam có thể bắt kịp sự phát triển của khu vực và của thế giới, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, cũng như tinh thần của nhân dân. Nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, hội nhập quốc tế cũng tạo ra những thách thức, đó là điều kiện mà tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
- Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, đã bộc lộ ra mặt trái của nó, đó là tốc độ đô thị hóa nhanh (nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng), đã làm cho một bộ phận người sản xuất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thất nghiệp; đó là sự phân hóa giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi...tất cả những điều đó đã tạo ra làn sóng tìm kiếm việc làm ở các đô thị lớn và ở nước ngoài, đây chính là một môi trường thuận lợi cho tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em hoạt động.
- Văn hóa truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới (nhất là các quốc gia thuộc châu Á) cộng với chính sách về dân số đã dẫn đến tình trạng mất cân đối về giới tính, theo chiều hướng nam giới nhiều hơn phụ nữ. Hệ quả kéo theo là nhiều đàn ông không lấy được vợ và nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, do nhu cầu kết hôn của những người đàn ông đó.
2.1.2. Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam
Mua bán phụ nữ, trẻ em đang trở thành một hiểm họa cho bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực cũng như trên thế giới. Bởi vì, mua bán phụ nữ, trẻ em đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đó là tình hình an ninh chính trị không ổn định; trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo, các quyền cơ bản của con người đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em bị chà đạp thô bạo... Vì vậy, phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em là yêu cầu cấp bách của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức
sâu sắc về tác hại của tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em, Đảng và Nhà nước ta đã huy động được sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội vào công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Qua đó có thể đánh giá thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trên các mặt cơ bản sau đây:
2.1.2.1. Công tác tham mưu chỉ đạo
- Bộ Công an với vai trò là cơ quan thường trực phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187/2004/QĐ-TTg ngày 29/10/2004, Quyết định số 210/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và ban hành quy chế hoạt động.
+ Xây dựng Kế hoạch số 52/BCĐ ngày 13/12/2004 và mở hội nghị triển khai trên phạm vi toàn quốc, đồng thời đã tổ chức chỉ đạo điểm tại 4 địa phương là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tây Ninh, An Giang để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.
+ Để chỉ đạo chuyên sâu nhằm cụ thể hóa Chương trình 130/CP, Bộ Công an phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 312/2005/QĐ-TTg ngày 30/11/2005, phê duyệt 4 đề án để hướng dẫn địa phương thực hiện.
+ Xây dựng Kế hoạch số 38/BCA ngày 15/7/2005 để chỉ đạo hướng dẫn địa phương tổng điều tra khảo sát tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em trên phạm vi toàn quốc; Kế hoạch số 3706/BCA ngày 27/10/2005 lập 4 đoàn liên ngành đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương thực hiện Chương trình 130/CP ở 12 địa phương trọng điểm.
- Đối với các bộ, ngành thành viên ban chỉ đạo, đều xây dựng kế hoạch, lập Ban Chỉ đạo và mở hội nghị triển khai trong ngành mình, cụ thể là:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch số 457/TBXH và mở Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình 130/CP với các sở, chi cục, trung tâm 05 thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.