Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Lao Động Trẻ Em:

trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành sớm hơn. Theo quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”.

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm “lao động trẻ em”. Tuy nhiên, gắn với khái niệm “người chưa thành niên”, pháp luật Việt Nam định nghĩa “người lao động chưa thành niên”: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 161, Bộ luật Lao động 2012). Như vậy, có thể nói, pháp luật Việt Nam đã bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm người lao động chưa thành niên.

1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em:

Lao động trẻ em được nhận diện thông qua các tiêu chí về độ tuổi, thời giờ làm việc, loại công việc và nơi làm việc được xem là nguy hại cho người dưới 18 tuổi theo là Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 năm 1999 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

a. Tuổi lao động tối thiểu:

Công ước số 138 của ILO quy định tuổi lao động tối thiểu, bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nhẹ. Theo đó, độ tuổi lao động tối thiểu được ILO quy định như sau:

Tuổi tối thiểu chung: Không dưới 15 tuổi; hoặc Không dưới 14 tuổi (đối với các nước đang phát triển)

Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không dưới 18 tuổi; hoặc Không dưới 16 tuổi (sức khỏa, an toàn và phẩm hạnh phải được đảm bảo)

Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nhẹ: 13-15 tuổi; hoặc 12-14 tuổi (đối với các nước đang phát triển)

b. Các loại công việc:

Các loại công việc được chia làm công việc nhẹ và công việc nguy hại. Trong đó, công việc nhẹ được định nghĩa là những công việc trẻ em có thể thực hiện mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn, hoặc không cản trở việc học tập hoặc đào tạo nghề của các em.

Công việc nguy hại là một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đây là những công việc có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu niên do tính chất nguy hiểm độc hại hoặc được tiến hành trong những điều kiện có nguy cơ đặc biệt cao đối với các em.

c. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất:

Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Công ước số 182 về Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Theo đó, những hành vi như: nô lệ, buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức, trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang; sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em tham gia vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển chất ma tuý; những công việc có khả năng làm hại đến sức khỏe, an toàn hay đạo đực của trẻ em, do bản chất công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc thì được coi là “những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”.

1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc”

Không phải tất cả các công việc do trẻ em thực hiện đều bị coi là lao động trẻ em. Hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc”, tuy nhiên, hai khái niệm này có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí: Loại công việc và nơi làm việc; Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khác; và Thời giờ làm việc. Trẻ em và người chưa thành niên là lao động trẻ em nếu vi phạm bất kỳ một tiêu chí nào trong các tiêu chí trên.

Theo “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm 2014, trẻ em tham gia vào “lao động trẻ em” khi: (1) thực hiện các hoạt động kinh tế với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi quy định; (2) làm việc trong môi trường nguy hiểm; (3) làm công việc nhà với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi tương ứng. Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 (Bộ LĐTBXH) chỉ xem xét những trẻ em thuộc hai hình thức (1) và (2) của MICS 2014 là lao động trẻ em.

Bảng 1.5: Số giờ làm việc của trẻ em bị coi là lao động trẻ em:


Trẻ em tham gia lao động trẻ em

(UNICEF – hoạt động kinh tế và các công việc trong gia đình)

Trẻ em tham gia lao động trẻ em (ILO – hoạt động kinh tế)

Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 1 giờ hoặc làm công việc

nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần

Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 1 giờ trong một tuần

Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 14 giờ hoặc làm công việc nhà ít nhất 28 giờ trong một

tuần

Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 14 giờ trong một tuần

Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt

Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình - 3

nhất 43 giờ trong một tuần

động kinh tế ít nhất 43 giờ trong một

tuần

Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc

trong điều kiện nguy hiểm

Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc

trong điều kiện nguy hiểm

động kinh tế hoặc làm công việc nhà ít

Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2016 – UNICEF

Khác với “lao động trẻ em”, “trẻ em tham gia làm việc” đề cập đến những công việc trẻ có thể làm, góp phần vào sự phát triển lành mạnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ của trẻ. Trẻ em tham gia làm việc không những không gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường kỹ năng sống cho các em. Nếu lao động trẻ em hướng tới lợi nhuận, trẻ em phải liên tục làm việc để tăng năng suất lao động, tạo ra hàng hóa, vật chất thì trẻ em tham gia làm viêc lại hướng đến việc rèn luyện kỹ năng sống, tạo cho trẻ những kỹ năng cần thiết vì các hoạt động này đều là những công việc tự nguyện, những công việc trong gia đình.

1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em:

a. Nguyên nhân của lao động trẻ em:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em, có thể phân chia thành 2 loại: “nguyên nhân bên trong” và “nguyên nhân bên ngoài”. Nguyên nhân bên trong bao gồm các yếu tố xuất phát từ gia đình, ví dụ như: tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, ly hôn của cha mẹ. Những nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố xá hội tác động đến trẻ em, có thể kể đến như: hệ thống giáo dục yếu kém, khủng hoảng kinh tế, nhận thức và quan niệm của xã hội về lao động trẻ em,… Theo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012”, ở Việt Nam có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động trẻ em: vấn đề kinh tế; vấn đề giáo dục; vấn đề về nhận thức, tâm lý.

Vấn đề kinh tế: có thể nói, đói nghèo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đền lao động trẻ em. Trẻ em thường phải lao động sớm nếu gia đình đang ở trong

tình trạng khó khăn. Vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc thuê trẻ em làm việc với lý do trẻ em sẽ có giá nhân công rẻ, dễ phục tùng và khéo léo hơn người lớn trong một số công việc. Ở nhiều nơi trên thế giới, đông dân và đói nghèo dẫn đến tình trạng các chính sách an sinh xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân và lẽ đương nhiên, lao động trẻ em ra đời để giải quyết điều tất yếu đó.

Vấn đề giáo dục: Hệ thống giáo dục một số nước chưa được đầu tư đầy đủ dẫn đến trẻ không có điều kiện tiếp cận với giáo dục, chương trình giáo dục thiếu phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho một số trẻ em không thích đi học, học kém. Trong trường hợp này, nhiều trẻ em sẽ có nguy cơ bỏ học và tìm việc làm

Vấn đề về nhận thức, tâm lý: Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ em cần phải làm việc sớm và đóng góp vào kinh tế gia đình (trong một số trường hợp, ví dụ như ở các làng nghề, là để duy trì nghề truyền thống của gia đình) dẫn đến trẻ buộc phải tham gia hoạt động kinh tế. Sự phân biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong vấn đề học tập, dẫn đến một số trẻ em gái phải thôi học sớm để lao động. Ngoài ra, một số trẻ mong muốn tự lập, thể hiện ở việc muốn đi làm, đi học nghề tuy nhiên không được định hướng rõ ràng nên rất dễ bị lợi dụng, trở thành lao động trẻ em.

Ngoài 3 nguyên nhân chính kể trên, lao động trẻ em còn là hậu quả của những bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tổ chức thực thi còn thiếu hiệu quả, mới chỉ điều chỉnh quan hệ lao động ở khu vực kinh tế chính thức. Vấn đề đô thị hóa nhanh, nhiều gia đình quyết định di cư từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến những trường hợp lao động trẻ em trong một số gia đình di cư nghèo. Một số cha mẹ sau khi ly thân hoặc ly hôn nhưng thiếu trách nhiệm với con đã dẫn đến một số trẻ em bỏ học sớm, đi lang thang và tự kiếm sống.

b. Tác động tiêu cực của lao động trẻ em:

Mặc dù lao động trẻ em có thể giúp gia đình trẻ giải quyết được nhu cầu vật chất trước mắt nhưng về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến bản thân trẻ, gia đình và xã hội.

Những tác động tiêu cực lên bản thân trẻ:

Về thể chất: Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương về mặt thể chất hơn so với người lớn khi tham gia lao động. Để các em làm việc ở độ tuổi quá sớm có thể gây ra những tác động nghiêm trộng đến thể chất của các em. Có thể kể ra một số các mỗi nguy hại đối với trẻ em khi tham gia lao động trẻ em: không có đủ kiến thức bảo vệ bản thân trong môi trường làm việc, điều kiện vệ sinh kém, thiếu các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết (do các thiết bị này được thiết kế với cỡ lớn phù hợp với những người thành niên). Ngoài ra, việc liên tục làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi có thể khiến cho các em gặp phải những căn bệnh như suy dinh dưỡng, những bệnh liên quan đến lao động, tai nạn lao động nhưng không được tiếp cận với những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Những rủi ro về sức khoẻ là đặc biệt lớn khi trẻ em phải làm các công việc không được luật pháp cho phép.

Về tâm lý: Bên cạnh những tác động về thể chất, trẻ em tham gia lao động sớm có thể phải đối mặt với việc bị đối xử bất công, phân biệt đối xử, có thể suy giảm lòng tự tôn, khiến trẻ thiếu tự tin. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi rơi vào các tình huống lao động trẻ em tồi tệ nhất như phải làm nô lệ hoặc nô dịch; tham gia xung đột vũ trang; làm mại dâm; sản xuất, vận chuyển ma tuý…hậu quả tâm lý gây ra cho lao động trẻ em có thể rất nặng nề như: khó hòa nhập xã hội; có thái độ bạo lực, trầm cảm, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân... Thậm chí nhiều em còn bị lạm dụng tình dục, trở thành nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục”.

Về nhận thức: Trẻ em tham gia lao động sớm đồng nghĩa với việc các em sẽ bị hạn chế, khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tiên tiên tiến để

tiếp thu, nâng cao kỹ năng sống. Vì còn bị hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm sống nên khi phải đối mặt với những ảnh hưởng về tâm lý, trẻ sẽ có khả năng dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội.

Về giáo dục: Lao động trẻ em tác động tiêu cực đến việc hưởng thụ quyền học tập của trẻ. Khi trẻ em tham gia lao động sớm thì các em sẽ không còn nhiều thời gian cho việc học tập. Làm việc nặng nhọc hoặc nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập, từ đó thành tích học tập bị sút giảm, bị thụt lùi so với bạn bè và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường học tập từ đó trẻ sẽ chán học và có khả năng bỏ học sớm.

Tác động tiêu cực với gia đình, cộng đồng và xã hội:

Lao động trẻ em không chỉ gây nên những tác động tiên cực đến bản thân trẻ mà còn gây ra những hậu quả nặng nề cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em phải nghỉ học sớm để tham gia lao động là tác nhân lớn khiến cho các em không được tham gia học tập, đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Chính vì vậy, sau khi trưởng thành, các em sẽ khó có cơ hội cạnh tranh và tìm một công việc với mức lương ổn định hơn so với những bạn được đào tạo bài bản. Việc làm bấp bênh và thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp trong các gia đình và cộng đồng có lao động trẻ em. Vì vậy, có thể nói lao động trẻ em góp phần làm gia tăng tình trạng nghèo đói, thất nghiệp trong gia đình và ở cộng đồng.

Tình trạng lao động trẻ em tạo ra những trở ngại lớn cho sự phát triển của quốc gia, do nó tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia mà lao động trẻ em còn phổ biến sẽ có chất lượng nguồn nhân lực thấp, trong đó lao động phổ thông (lao động chân tay) là chủ yếu[3]. Trong khi đó, xu thế của nền kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi cần phải có lực lượng lớn lao động tri thức để có thể đóng góp cho ngành công nghiệp.

Ngoài ra, như đã đề cập đến ở phần trên, trẻ em tham gia lao động sớm sẽ rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ mà còn gây nên những hệ lụy đến an ninh trật tự. Bản thân trẻ khi đó sẽ trở thành gánh nặng cho toàn thể xã hội.

1.6. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình:

1.6.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình:

a. Khái niệm gia đình:

Gia đình có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Theo quan niệm truyền thống, gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý,… Mọi người trong gia đình có sự liên quan mật thiết đến nhau chính vì vậy mà người trong gia đình có thể gắn bó yêu thương lẫn nhau vô điều kiện. Dưới góc nhìn nhân chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Dưới góc nhìn pháp luật, “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”. Như vậy theo định nghĩa này, những người trong gia đình có thể cùng hoặc không cùng huyết thống, tuy nhiên đều cần phải có sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ và trách nhiệm.

b. Khái niệm cha mẹ, con:

Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm cha, mẹ, con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định. Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con là người trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí