Các Công Ước Của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế Về Lđte

nhiều, nhân công dần hạn chế, nhu cầu sử dụng LĐTE sẽ ngày một lớn. Vì vậy, Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về LĐTE với những cam kết bảo vệ trẻ em, không sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi lao động, nhất là làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ là căn cứ pháp lý bảo vệ các em khỏi việc lao động sớm, là cơ sở để xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cố ý sử dụng LĐTE. Từ đó, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ trẻ em nói chung, công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam nói riêng.

1.3.3. Các công ước của tổ chức lao động quốc tế về LĐTE

1.3.3.1. Vai trò của các điều ước quốc tế về LĐTE đối với Việt Nam

Công ước Vienna ngày 23/5/1969 về Luật điều ước (Điều 2 Đ1-a) định nghĩa: “Khái niệm điều ước được hiểu là một thỏa thuận quốc tế thành văn giữa các quốc gia và được điều chỉnh bởi luật quốc tế, thể hiện trong một văn bản duy nhất hoặc hai hay nhiều văn bản liên quan, bất kể tên gọi riêng biệt nào của nó”. Theo khoản 1, Điều 2 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006): “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”.

Các điều ước quốc tế được coi như “phương tiện phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các quốc gia” (Lời mở đầu Công ước Vienna ngày 23/5/1969 về luật điều ước). Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, điều ước quốc tế ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và xây dựng luật pháp quốc tế, trong củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam tham gia và thực thi các điều ước quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế (pacta sunt servanda) về tự

nguyện thực hiện các cam kết quốc tế và trên cơ sở có đi có lại, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trong lĩnh vực quyền trẻ em, khi tham gia các điều ước quốc tế, Việt Nam luôn thể hiện chủ trương, quyết sách quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em, tăng cường hợp tác quốc tế, cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề chung về quyền trẻ em của khu vực và trên thế giới.

1.3.3.2. Việt Nam với việc phê chuẩn các công ước quốc tế về LĐTE

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một cuộc điều tra mang tính quốc gia về LĐTE; dù vậy, qua các cuộc điều tra mức sống dân cư có thể thấy tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đã giảm qua các thời kỳ, từ 41,1% vào năm 1993 xuống còn 29,3% năm 1998 và 18,0% năm 2003 [13]. Nhận rõ những tác động nguy hại của vấn đề LĐTE, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những biện pháp đồng bộ và kiên quyết nhằm giải quyết vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng nhất về chống sử dụng LĐTE, bao gồm hai Công ước số 138, Công ước số 182 của ILO; Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung về chống bóc lột tình dục và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em và về bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang. Cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề LĐTE đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, trong đó có ILO. Chương trình quốc tế về xoá bỏ LĐTE của ILO (IPEC) được bắt đầu tại Việt Nam từ năm 2000 với mục đích giúp Chính phủ Việt Nam biến những cam kết chính trị đó thành hành động.

Hiện tại, vấn đề ngăn ngừa và xoá bỏ LĐTE được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, quan trọng nhất là trong Bộ luật Lao động. Tương ứng với các tiêu chuẩn cơ bản trong các Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO, Bộ luật Lao động (2002) quy định: Độ tuổi lao động tối thiểu là 15 (với những công việc nặng nhọc, độc hại là 18); Chỉ được nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm một số nghề, công việc với những điều kiện chặt chẽ; Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc

Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 5

với các chất độc hại hoặc ảnh hưởng xấu tới nhân cách… Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em (2004) nghiêm cấm một loạt hành vi bóc lột, lạm dụng hoặc xô đẩy trẻ em vào hoàn cảnh bị bóc lột, lạm dụng. Bộ luật Hình sự (1999) quy định nhiều tội danh về sử dụng LĐTE với các mức hình phạt nghiêm khắc. Nhằm phòng ngừa LĐTE, Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991) và Luật Giáo dục (2004) quy định chi tiết về quyền học tập của trẻ em, đặc biệt là quyền được học tiểu học miễn phí... Bên cạnh đó, từ năm 1991, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình có tác dụng ngăn ngừa và xoá bỏ tình trạng LĐTE, như Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010; Chương trình hành động quốc gia chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2010; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010; Chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm; Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo... Các chương trình trên đã huy động được sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng và cá nhân có liên quan vào việc ngăn ngừa và xoá bỏ LĐTE.

1.3.3.3. Các công ước quốc tế về LĐTE

Theo một số công trình nghiên cứu, năm 1284 Italia đã ban hành một văn bản pháp luật bảo vệ trẻ em lao động trong các nhà máy thủy tinh. Vài thế kỷ sau đó, nhiều nước châu Âu cũng ban hành những đạo luật nhằm bảo vệ trẻ em lao động trong một số ngành công nghiệp. Năm 1833, ở nước Anh, các tổ chức công đoàn đã đấu tranh thành công buộc nhà nước phải ban hành Luật Công xưởng, trong đó đề cập đến vấn đề độ tuổi lao động tối thiểu. Năm 1836, vấn đề này được lặp lại ở nước Mỹ. Tuy nhiên, hiệu lực của những văn bản pháp luật đó chỉ giới hạn trong từng quốc gia. Năm 1866, Đại hội Công nhân Quốc tế đã kêu gọi tiến hành một cuộc vận động quốc tế nhằm chấm dứt tình trạng LĐTE và yêu cầu các chính phủ trên thế giới phải quy định thành luật về độ tuổi lao động tối thiểu. Mặc dù vậy, chỉ đến đầu thế kỷ XX mới có các văn kiện pháp luật quốc tế đầu tiên liên quan

đến vấn đề LĐTE, chủ yếu do ILO ban hành. Trong số gần 200 công ước (và cũng khoảng từng đó khuyến nghị) của ILO ban hành từ năm 1919 (năm thành lập tổ chức này) đến nay, có gần 30 văn kiện đề cập đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động, trong đó có hai công ước cơ bản trực tiếp đề cập đến vấn đề ngăn ngừa, cấm và xóa bỏ LĐTE là Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu (1973) và Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất (1999). Trong phạm vi luận văn sẽ nghiên cứu hai Công ước nêu trên.

Sở dĩ tác giả chọn hai công ước này để nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về LĐTE vì những lý do sau:

Thứ nhất, các văn bản pháp lí quốc tế mặc dù đã đề cập về LĐTE nhưng chưa xác lập được các cơ chế, nghĩa vụ mà các quốc gia phải thực hiện để đảm bảo quyền được bảo vệ cho trẻ em.

Thứ hai, các văn bản như Tuyên bố năm 1959 của Đại hội đồng Liên hợp quốc… không có giá trị pháp lí bắt buộc mà chỉ nêu lên những tư tưởng của quyền trẻ em để khuyến cáo hành động của các quốc gia.

Thứ ba, các văn bản pháp lí quốc tế chỉ đề cập quyền của trẻ em trong một số lĩnh vực (ví dụ: quyền đăng kí khai sinh, quyền được học tập…).

Thứ tư, việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, nhất là quyền trẻ em được bảo vệ không bị buộc phải lao động chỉ được quy định cụ thể, chi tiết ở Công ước 138, nhất là Công ước 182 của tổ chức lao động quốc tế.

Trẻ em cần phải được sống trong hoà bình, trong xã hội thân ái; cần phải được sự chăm sóc của nhà nước, xã hội, gia đình và cần có sự bảo vệ về mặt pháp lí. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở những quốc gia đang phát triển. Vì vậy, cần phải có điều ước quốc tế đa phương ghi nhận và điều chỉnh lĩnh vực này.

a. Công ước số 138 của tổ chức lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc

Công ước quốc tế về độ tuổi lao động tối thiểu năm 1973 được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua qua ngày 26/07/1973 và có hiệu lực từ ngày 19/6/1976 (Việt Nam gia nhập Công ước 138 ngày 09/6/ 2003). Mục tiêu của công ước, ràng buộc các quốc gia thành viên cam kết nhằm bảo đảm thật sự việc bãi bỏ LĐTE và nâng dần tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động tới độ tuổi mà các thiếu niên có thể phát triển đầy đủ nhất về thể lực và trí lực (Điều 1).

Theo Công ước, tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi; không một ai ở tuổi dưới mức tối thiểu đó được đi làm việc hoặc được lao động trong bất cứ nghề nào (khoản 3 Điều 2). Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ ra rằng, các nước thành viên mà nền kinh tế và hệ thống giáo dục chưa phát triển đầy đủ thì sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động (nếu có) thì có thể ghi nhận mức tối thiểu là 14 tuổi nhưng phải báo cáo lý do với ILO (khoản 4 Điều 2).

Công ước cho phép các quốc gia thành viên có thể cho phép sử dụng người từ 13 đến 15 tuổi làm những công việc nhẹ nhàng hoặc những công việc mà không có khả năng tác hại đến sức khoẻ hoặc sự phát triển của họ; không phương hại đến việc học tập cũng như việc tham gia vào những chương trình hướng nghiệp hay đào tạo nghề của họ khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, hoặc không phương hại đến khả năng giáo dục mà họ đã nhận được (Điều 7).

Đối với mọi loại việc làm hoặc loại lao động nào mà tính chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc phẩm hạnh của thiếu niên, thì mức tối thiểu không được dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Công ước cũng cho phép các quốc gia thành viên, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động (nếu có) có thể ghi nhận cho phép các thiếu niên ngay từ độ tuổi 16 được làm những công việc nêu trên với điều kiện là an toàn

và phẩm hạnh của họ phải được bảo đảm đầy đủ, phải có sự dạy dỗ cụ thể và thích đáng, hoặc đào tạo nghề cho họ trong ngành hoạt động tương ứng (Điều 3).

Riêng đối với các ngành nghề: công nghiệp khai khoáng; các ngành công nghiệp chế tạo; xây dựng và các công trình công cộng; điện; khí đốt và nước; các dịch vụ vệ sinh y tế, vận tải; lưu giữ trong kho và giao thông; các đồn điền và các cơ sở nông nghiệp khác chủ yếu được khai thác nhằm mục đích thương mại thì phải áp dụng độ tuổi tối thiểu theo Khoản 3 Điều 2, nghĩa là không được dưới 15 tuổi (Điều 5).

Công ước 138 đã ghi nhận và xét lại những nội dung về độ tuổi của một số Công ước được thông qua trước đó như: Công ước về Tuổi tối thiểu làm việc trong ngành công nghiệp năm 1919 và xét lại năm 1937; Công ước về Tuổi tối thiểu làm công việc trên biển năm 1920 và xét lại năm 1936; Công ước về Tuổi tối thiểu làm việc trong ngành nông nghiệp năm 1921; Công ước về Tuổi tối thiểu làm dưới hầm tàu và đốt lò năm 1921; Công ước về Tuổi tối thiểu làm nghề phi công nghiệp năm 1932 và xét lại năm 1937; Công ước về Tuổi tối thiểu làm nghề đánh cá năm 1959; Công ước về Tuổi tối thiểu làm công việc dưới mặt đất năm 1965.

Qua phân tích có thể thấy, công ước số 138 xác lập các tiêu chuẩn về độ tuổi lao động tối thiểu nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em đều được học tập thay vì phải làm việc, trừ khi công việc không ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ. Công ước đề ra ba mức tuổi lao động tối thiểu, bao gồm: Từ đủ 15 tuổi và đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc ở quốc gia có thể được làm các công việc thông thường; từ đủ 13 hoặc 15 tuổi nhưng chưa hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc có thể được làm những công việc nhẹ nhàng; từ đủ 18 tuổi mới được làm những công việc nặng nhọc, độc hại. Với các quốc gia có nền kinh tế và điều kiện giáo dục còn hạn chế thì có thể hạ thấp các mức tuổi kể trên, cụ thể là từ đủ 14 tuổi với mức 1; từ đủ 12 hoặc 14 tuổi với mức 2 và từ đủ 16 với mức 3. Với một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt như hoạt động biểu diễn nghệ thuật…có thể cho phép trẻ em tham gia từ độ tuổi nhỏ, nhưng phải được sự đồng ý của cha mẹ và phải xác định rõ giới hạn thời giờ lao động và các điều kiện sử dụng lao động.

b. Công ước số 182 của ILO về Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất

Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất là một trong những công ước cơ bản nhất về LĐTE trong số hàng trăm các công ước và Nghị định thư của ILO. Công ước được Hội nghị toàn thể Tổ chức Lao động quốc tế thông qua ngày 17/06/1999 (Việt Nam phê chuẩn Công ước 182 tại Quyết định số 169/QĐ-CTN ngày 17/11/2000). Tại khoá họp, Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế đã xem xét nhu cầu thông qua những văn kiện mới để cấm và loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, coi đây là một ưu tiên chính trong hành động quốc gia và quốc tế, bao gồm cả hợp tác và trợ giúp quốc tế để bổ sung cho Công ước về tuổi tối thiểu được chấp nhận làm việc theo Công ước 138 (đây vẫn là văn kiện cơ bản về LĐTE) nêu trên . Hội nghị đã đồng thời thông qua hai văn kiện quan trọng về LĐTE, đó là: Công ước về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất (Công ước

182) và Khuyến nghị thứ 6 trong chương trình nghị sự của khoá họp được gọi là Khuyến nghị về loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất (Khuyến nghị 190) và quyết định rằng những quy định của Khuyến nghị 190 bổ sung cho Công ước 182 và được áp dụng cùng với Công ước.

Công ước 182 là sự tiếp nối và cụ thể hóa của các công ước: Công ước về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 20/11/1989, và Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990; Công ước và Khuyến nghị về Tuổi tối thiểu được phép đi làm, năm 1973 mà hiện vẫn là văn kiện cơ bản về LĐTE; Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc và những hoạt động triển khai được Hội nghị Lao động quốc tế thông qua tại kỳ họp thứ 86 năm 1998.

Một số hình thức LĐTE tồi tệ nhất được nêu tại các văn kiện quốc tế khác như: Công ước về lao động Cưỡng bức (1930), và Công ước bổ sung của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ buôn bán nô lệ và các hình thức tương tự như nô lệ (1956).

Công ước lần đầu tiên xác định “các hình thức LĐTE tồi tệ nhất” gồm cả cấm việc cưỡng bức sử dụng hay tuyển mộ trẻ em làm binh lính, yêu cầu các quốc

gia thành viên hành động có hiệu quả ngay lập tức, chú ý đặc biệt đến các nhóm trẻ em đặc biệt, thúc đẩy sự hợp tác và hành động toàn cầu.

Công ước nhằm mục tiêu đặt ra cho các quốc gia thành viên phải áp dụng những biện pháp tức thời và hữu hiệu để đảm bảo việc cấm và loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất như một vấn đề khẩn cấp (Điều 1).

Theo Công ước 138, quy định chung về độ tuổi được tham gia làm việc hoặc lao động là không dưới 15 tuổi (khoản 3 Điều 2); Tuy nhiên, đối với những công việc hoặc loại lao động nào mà tính chất hoặc điều kiện làm việc có thể có hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc phẩm hạnh thì độ tuổi tối thiểu không được dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều 3). Trên cơ sở đó Công ước 182 đã ghi nhận thuật ngữ "trẻ em" được áp dụng cho tất cả những ai dưới 18 tuổi. Nói cách khác, Công ước 182 với mục đích loại bỏ những hình thức lao động tồi tệ nhất đối với tất cả những người lao động dưới 18 tuổi (Điều 2).

Tuy nhiên, với những loại công việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay đạo đức của trẻ em, do bản chất của công việc hay do môi trường, hoàn cảnh, điều kiện làm việc quy định tại khoản d, Điều 3 Công ước 182, thì Khuyến nghị 190 cho phép luật lệ của các quốc gia hay cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên (sau khi tham khảo ý kiến của Tổ chức người lao động và người sử dụng lao động) có thể cho phép tuyển lao động từ 16 tuổi trở lên với điều kiện là sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của những trẻ em đó phải được bảo vệ đầy đủ, và những trẻ em này đã được hướng dẫn đầy đủ cụ thể hay đã được đào tạo nghề trong lĩnh vực tương ứng (Đoạn 4).

Ngoài việc quy định độ tuổi là căn cứ để tính thời gian tham gia làm việc, Công ước 192 quy định những hình thức LĐTE tồi tệ nhất gồm:

Theo đó, những hình thức LĐTE tồi tệ nhất bao gồm: Tất cả những hình thức nô lệ hay những tập tục giống như nô lệ, như buôn bán trẻ em, giam cầm thế nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng ép hay bắt buộc để sử dụng trong các cuộc xung đột có vũ trang; Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em cho mục đích mại dâm,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí