Mô Hình Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Đối Với Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre.

Thang đo nhân tố

Ký hiệu

Biến

Tôi được giới thiệu, hướng dẫn và định hướng công việc rò ràng trong ngày làm việc đầu tiên

Tôi biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp tại nơi làm việc khi có sự cố xảy ra

Các chính sách đề bạt, thăng tiến, đánh giá công việc trong công ty tôi luôn minh bạch, công khai và rò ràng

CSQT2 CSQT3

CSQT4

X72 X73

X74

8. Phương tiện làm việc và an toàn lao động

Nơi tôi làm việc được đảm bảo theo các nguyên tắc an toàn

Môi trường làm việc sạch sẽ, không độc hại

Tôi được cung cấp đầy đủ trang thiết bị và công cụ cần thiết cho công việc

Tôi được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động ở nơi làm việc

Tôi được hướng dẫn đầy đủ về sức khoẻ và an toàn khi bắt đầu làm việc trong công ty

Tôi được tham gia huấn luyện an toàn lao động định kỳ hàng năm

Ban lãnh đạo luôn quan tâm cải thiện môi trường và phương tiện làm việc cho công nhân viên

PTLV

PTLV1 PTLV2 PTLV3


PTLV4 PTLV5

PTLV6 PTLV7

X8

X81 X82 X83


X84 X85

X86 X87

9. Trao đổi thông tin

Tôi có đầy đủ thông tin đúng và cần thiết để hoàn thành tốt công việc

Tôi thường xuyên có các buổi họp nhóm/tổ/phòng ban với cấp trên

Cấp trên của tôi luôn thông báo và cung cấp cho tôi về những thay đổi liên quan đến công ty

Cấp trên của tôi có tham khảo ý kiến cấp dưới trước khi ra quyết định

Tôi hiểu rò nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc

TDTT

TDTT1


TDTT2 TDTT3

TDTT4 TDTT5

X9

X91


X92 X93

X94 X95

10. Quan hệ nơi làm việc

Lãnh đạo xem nhân viên là một thành viên quan trọng của công ty

Nhân viên trong công ty luôn được tôn trọng và tin tưởng

Cấp trên luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân viên

Nhân viên được cấp trên hỗ trợ chuyên môn trong công việc

Nhân viên thường xuyên được cấp trên hướng dẫn trong công việc

Cấp trên trực tiếp hiểu được, quan tâm và giúp đỡ nhân viên giải quyết các vấn đề khó khăn

Không khí làm việc luôn thân thiện và cởi mở

Có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đồng nghiệp với nhau

QHLV

QHLV1 QHLV2 QHLV3 QHLV4 QHLV5 QHLV6


QHLV7 QHLV8

X10

X101 X102 X103 X104 X105 X106


X107 X108


Tiêu chí đo lường chung

Nhìn chung, tôi cảm thấy điều kiện làm việc, chính sách, phúc lợi ở công ty tôi là rất tốt

Tôi muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại và với công ty

Theo suy nghĩ riêng, tôi cảm thấy công ty nơi tôi đang làm việc là rất “lý tưởng”

CHUNG

CHUNG1


CHUNG2 CHUNG3

Y

Y1


Y2Y3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 5

Thang đo nhân tố


1.2.3. Mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Mô hình đánh giá sự hài lòng chung của người lao động đối với doanh nghiệp (SAT) là mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng kết hợp đặc điểm và

nhu cầu cá nhân đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Phương trình tuyến tính được thể hiện như sau: SAT = α0 + α 1X1 + α 2X2 + … + α 10X10 + ei

Trong đó:

SAT Sự hài lòng chung của người lao động đối với doanh nghiệp từ tập hợp 59 tiêu chí đánh giá.

X = {X1,…, X10} Các biến thang đo nhân tố ảnh hưởng đến SAT

α = {α0,…, α10} Hệ số hồi quy tác động đến SAT ei sai số

Đặt giả thuyết cho mô hình như sau:

- Giả thuyết H1: Nhân tố X1 “Tính chất công việc” có ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H2: Nhân tố X2 “Tiền lương và phúc lợi” có ảnh hưởng

đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H3: Nhân tố X3 “Đánh giá hiệu quả công việc” có ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H4: Nhân tố X4 “Đào tạo phát triển, cơ hội thăng tiến”

ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H5: Nhân tố X5 “Sự tự chủ trong công việc” có ảnh hưởng

đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H6: Nhân tố X6 “Tính ổn định trong công việc” có ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H7: Nhân tố X7 “Chính sách và quy trình làm việc” có ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H8: Nhân tố X8 “Phương tiện làm việc và an toàn lao

động” có ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H9: Nhân tố X9 “Trao đổi thông tin” có ảnh hưởng đồng biến đến SAT;

- Giả thuyết H10: Nhân tố X10 “Quan hệ nơi làm việc” có ảnh hưởng

đồng biến đến SAT.


Chương 2:

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


Phần thiết kế nghiên cứu sẽ giới thiệu về cách xây dựng thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ thu thập thông tin khảo sát và quá trình tiến hành thu thập thông tin. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê sẽ giới thiệu cách thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, thống kê suy diễn với kiểm định sự bằng nhau của các tổng thể con và phân tích hồi quy tuyến tính.


2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.


2.1.1. Giới thiệu quy trình nghiên cứu.

Bước 1: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết trước đó nhằm xác định các thang đo lường ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, hình thành các giả thuyết nghiên cứu ban đầu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra và đặc thù về người lao động tại địa phương.

Bước 2: Bước tiếp theo lựa chọn các biến quan sát cho thang đo, xác định mẫu cho nghiên cứu này. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến quan sát và phương pháp chọn mẫu đã được sử dụng với quy mô mẫu tối thiểu là 295 như được trình bày ở phần chọn mẫu của chương này.

Bước 3: Lựa chọn cách thức thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng câu hỏi được điều tra viên phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp người lao động. Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần xây dựng bảng câu hỏi, cách thức thu thập thông tin của chương này.


Sự cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Xác định thang đo

Cách thức thu thập thông tin Thử nghiệm điều tra khảo sát

Điều chỉnh thang đo, bảng câu hỏi

Đạt yêu cầu

Mã hóa, nhập dữ liệu Kiểm tra làm sạch dữ liệu

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Gợi ý giải pháp,

Hình thành giả thuyết nghiên cứu ban đầu.

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Xây dựng bảng câu hỏi

Khảo sát điều tra

Thống kê mô tả

Phân tích nhân tố EFA

Giải thích nhân tố mới

Điều chỉnh giả thuyết

Phân tích hồi quy

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Kiểm định thống kê

Không đạt yêu cầu

Hình A2-01: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Bước 4: Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng câu hỏi cần được thử nghiệm điều tra phù hợp với thực trạng của địa phương để kiểm tra hoàn chỉnh thang đo, bảng câu hỏi. Nếu bảng câu hỏi đạt yêu cầu nghiên cứu thì gửi cho điều tra viên thu thập thông tin, nếu không đạt yêu cầu thì cần xây dựng lại bảng câu hỏi.

Bước 5: Sau khi thu thập thông tin, bảng câu hỏi cần được mã hóa và nhập dữ liệu điều tra. Từ giai đoạn thông tin vào bảng câu hỏi đến giai đoạn nhập dữ liệu điều tra, cơ sở dữ liệu cần được kiểm tra, làm sạch dữ liệu và xử lý số liệu thu thập nhằm đảm bảo độ tin cậy phân tích kỹ thuật số quan sát trong bảng câu hỏi.

Bước 6: Phân tích kỹ thuật gồm 02 phần: (a) thống kê mô tả, (b) phân tích nhân tố EFA và hồi quy. Trước khi phân tích nhân tố EFA, các thang đo lường cần được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những biến rác và tương quan không chặt chẽ trong mô hình phân tích nhân tố EFA. Từ đó kiểm định lại giả thuyết ban đầu về đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, tiến hành phân tích hồi quy.

Bước 7: Sau khi phân tích kỹ thuật, dữ liệu suy diễn cần được kiểm định thống kê nhằm đảm bảo sự ổn định mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động doanh nghiệp. Cuối cùng gợi ý một số giải pháp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

2.1.2. Thang đo

Đề tài này nghiên cứu về sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đây là một dạng nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Để xem xét đánh giá được thái độ của người trả lời, trong trường hợp này là sự hài lòng thì tác giả lựa chọn hai dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi: (a) Dạng câu hỏi đầu tiên là câu hỏi dạng mở, nghĩa là người trả lời có thể tùy theo ý kiến của mình mà trả lời về cảm nhận của họ về sự hài lòng của họ. Dạng câu hỏi thứ hai là dạng câu hỏi đóng, nghĩa là bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các

tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.

Ví dụ thay vì hỏi câu hỏi dưới dạng về mở “Anh/ chị cảm thấy lương của mình nhận được từ công ty như thế nào?” thì ta có thể hỏi câu hỏi dưới dạng đóng “Tiền lương của anh/chị tương xứng với tính chất công việc đang làm và sức lực bỏ ra” kèm theo năm lựa chọn trả lời là: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Với dạng câu hỏi đầu tiên, chúng ta sẽ nhận được các câu trả lời khác nhau và hầu như là mỗi người trả lời một cách. Điều này khiến ta không kiểm soát được câu trả lời của họ và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra được một kết luận chung về vấn đề tiền lương của họ. Với dạng câu hỏi thứ hai và với câu trả lời có sẵn, khi nhận được câu trả lời chúng ta sẽ thấy được rò hơn về đánh giá của người trả lời đối với tiền lương của họ hiện nay.

Sử dụng câu hỏi đóng trong nghiên cứu thái độ nói chung là thuận lợi hơn. Ngoài ra, vì một trong những mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu, xác định mức độ hài lòng nên việc sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert năm mức độ là phù hợp nhất. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự thỏa mãn công việc của người nhân viên ở từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

(Xem phụ lục 1 trang 74, mục A1.1. Thang đo)


2.1.3. Chọn mẫu


2.1.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Là một thành viên trong nhóm nghiên cứu đề tài cấp tỉnh “Vấn đề chuyển dịch lao động, cơ cấu dân cư, nguồn nhân lực của tỉnh Bến Tre: thực trạng và giải pháp”, tác giả lựa chọn đối tượng người lao động được khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, không bao gồm những người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp. Người lao động được khảo sát làm việc trong những doanh nghiệp có sự hỗ trợ và giám sát của Liên đoàn Lao động của tỉnh, các cơ quan chức năng có liên quan.

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, thiết kế chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi trong mỗi doanh nghiệp đã được chọn lọc. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

2.1.3.2. Kích thước mẫu

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn nghiên cứu vấn đề gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập với mục tiêu nghiên cứu (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, được trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2022