Thực Tiễn Áp Dụng Biện Pháp Tư Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội

phường, thị trấn. Tuy không được quy định cụ thể nhưng biểu hiện tiến bộ được dựa trên cơ sở là các báo cáo hàng tháng của người được giáo dục về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng và sự tiến bộ của mình; các bản báo cáo, nhận xét hàng tháng của người trực tiếp giám sát, giáo dục giúp đỡ về việc chấp hành pháp luật và nghĩa vụ của người được giáo dục; các bản tự kiểm của người được giáo dục, có ý kiến nhận xét của người được giao trực tiếp giám sát giáo dục…. Thông qua các biên bản, báo cáo nếu xét thấy người được giáo dục có những tiến bộ rõ rệt so với lúc ban đầu thì sẽ được công nhận là có nhiều sự tiến bộ. Đây là một quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta, khuyến khích người chưa thành niên tích cực học tập, rèn luyện, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Nếu người được giáo dục đã có đủ hai điều kiện trên thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục, Tòa án đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Quyết định này sẽ được công bố công khai và người được giáo dục sẽ được nhận giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, Điều 13 Nghị định số 10/2012/NĐ-CP quy định về việc “hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội”. Theo đó, trong thời hạn 5 ngày làm việc trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội,

Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải có văn bản thông báo, kèm theo hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục bàn giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục. Việc giao, nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành. Đúng ngày hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

2.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Việc xét xử các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện không những chỉ đòi hỏi phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật mà còn phải thể hiện tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Theo nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 69 BLHS 1999 thì “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết” [32, Điều 69], có nghĩa là các biện pháp tư pháp sẽ được ưu tiên áp dụng, hình phạt chỉ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Điều này mở ra khả năng để cho người chưa thành niên phạm tội có thể sớm tự cải tạo, giáo dục tại xã hội để trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng [45, tr. 4]. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử lại cho thấy, các biện pháp tư pháp, nhất là biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn rất ít khi được áp dụng (thậm chí không được áp dụng).

Bảng 2.1: Số liệu áp dụng biện pháp tư pháp và các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (từ năm 2005 đến năm 2015)


Năm

Tổng số bị cáo

Biện pháp tư pháp và các hình phạt được áp dụng

Giáo dục tại

xã, phưởng, thị trấn

Đưa vào trường

giáo dưỡng

Cảnh cáo

Phạt tiền

Cải tạo

không giam giữ + Treo

Tù có

thời hạn

2005

3.972

3

13

19

13

1.554

2.370

2006

4.015

5

10

22

16

1.628

2.334

2007

3.930

1

8

24

23

1.537

2.337

2008

3.378

5

9

17

13

1.123

2.211

2009

3.290

4

16

22

15

1.319

1.914

2010

2.968



20

58

1.070

1.820

2011

3.243


2

43

65

1.156

1.977

2012

6.252


37

65

86

1.928

4.136

2013

5.306


25

44

68

1.718

3.451

2014

4.489


6

40

59

1.373

3.011

2015

5.276


8

67

71

1.534

3.596

Tổng

46.119

18

134

383

487

15.940

29.157

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 8

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND Tối cao).

Nhìn vào số liệu thống kê bảng 2.1 ta thấy thời điểm từ năm 2005 đến năm 2015 có 152 bị can là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp tư pháp (chiếm 0,33 %), một con số quá nhỏ so với số lượng xét xử các bị cáo là người chưa thành niên phạm tội. Trong đó có 152 trường hợp chỉ có 18 bị cáo được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2015 không có trường hợp nào áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Các hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo) cũng chiếm tỉ lệ thấp (36,45 %), hình phạt tù lại được Tòa án áp dụng với số lượng lớn (chiếm 63,22 %).

Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy, tuy biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một biện pháp tư pháp thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội có cơ hội được phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích ngay

trong cộng đồng dân cư nơi sinh sống nhưng trên thực tế lại ít được Tòa án áp dụng. Từ năm 2005 đến năm 2015 mới chỉ có 18 trường hợp người chưa thành niên phạm tội được áp dụng biện pháp tư pháp này. Điều này cho thấy, Tòa án khi xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên ít vận dụng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội mà vẫn nặng về áp dụng các hình phạt. Đồng thời cũng chỉ ra thực tế là việc áp dụng biện pháp tư pháp này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.

2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế khi áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội và các nguyên nhân cơ bản

Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015 trên cả nước có 18 bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Điều này xuất phát từ một số bất cập, hạn chế sau:

Thứ nhất: biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong 6 năm trở lại đây không được áp dụng. Theo như số liệu thống kê ở trên, trong vòng 6 năm qua chỉ có 78 bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp tư pháp (đưa vào trường giáo dưỡng), đây là một con số quá nhỏ so với số lượng bị cáo là người chưa thành niên được đưa ra xét xử. Qua nghiên cứu một số trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian trước đây thì thấy hiệu quả áp dụng chưa cao. Giữa Toàn án với Ủy ban nhân dân địa phương, nhà trường, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát và giáo dục chưa có sự phối hợp đồng bộ. Nhiều khi việc tuyên án của Tòa án chỉ trong bản án chưa được Ủy ban nhân dân địa phương, nhà trường, tổ chức xã hội thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không thường xuyên, không đều đặn, có chăng chỉ được thực hiện trong thời gian đầu. Phần lớn địa phương

mới chỉ thực hiện động tác mở sổ theo dõi, phân công người giám sát theo đúng thủ tục, còn việc giám sát trên thực tế ra sao, hiệu quả đến đâu thì hầu hết các cơ sở đều không nắm được, địa phương nào làm tốt thì mới chỉ quản lý đối tượng thông qua các nghiệp vụ hành chính (định kỳ báo cáo, giám sát, phòng ngừa vi phạm, tái phạm...) còn các biện pháp giáo dục, giúp đỡ thực sự cụ thể cho các đối tượng (tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ tài chính, phát triển kinh tế...) thì hầu như chưa được quan tâm đúng mức; vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư cơ sở, doanh nghiệp địa phương còn khá mờ nhạt, nếu như không nói là hầu như đứng ngoài cuộc do công tác tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục, vận động đối tượng của một số ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên, liên tục. Tòa án sau khi ra quyết định này hầu như cũng không có động thái kiểm tra, xem xét việc thực hiện quyết định của mình ra sao, có đảm bảo được mục đích giáo dục phòng ngừa của biện pháp này hay không.

Thứ hai: phạm vi áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn còn hạn chế. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng. Căn cứ theo Điều 12 BLHS 1999 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì biện pháp này chỉ áp dụng được với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Như vậy, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ áp dụng một biện pháp tư pháp là đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là một điểm hạn chế vì độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là độ tuổi nhận thức còn non nớt, hạn chế hơn so với độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Việc chỉ có một lựa chọn duy nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã bó hẹp về biện pháp và hiệu quả xử lý đối với đối tượng này. Tuy hành vi của người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử lý về mặt hình sự khi ở mực độ rất nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nhưng xét

trên khía cạnh mức độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì chính họ mới là những người cần có cơ hội để sửa sai ngay chính tại cộng đồng chứ không nên áp dụng các biện pháp cách ly ra khỏi xã hội.

Thứ ba, trong BLHS hiện hành không quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của gia đình trong việc thực hiện biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong khi gia đình có vai trò hết sức quan trọng khi áp dụng biện pháp tư pháp này đối với người chưa thành niên phạm tội. Trách nhiệm của gia đình chỉ được quy định trong Nghị định 10/2012/NĐ-CP. Chính điều này làm giảm hiệu quả áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Vì trên thực tiễn tại một số địa phương, đã có những gia đình không phối hợp, đùn đẩy trách nhiệm với chính quyền địa phương trong việc thực hiện biện pháp tư pháp dẫn đến giảm hiệu quả của việc áp dụng.

Thứ tư, trên thực tế việc áp dụng biện pháp này trên cả nước thời điểm trước đây thì người bị áp dụng cũng như các tổ chức chính quyền, gia đình và công đồng dân cư đều coi đây là một biện pháp "tha bổng", do các đối tượng vẫn sống, sinh hoạt bình thường trong cộng đồng và không phải mang án tích. Vì vậy việc quản lý những đối tượng này tại địa phương cũng hết sức lỏng lẻo, hiệu quả áp dụng không cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý ngại áp dụng, sợ bị để ý; sợ bị coi là tiêu cực, nhân nhượng cho bị cáo của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về tác dụng của biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi quyết định áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Thứ năm, theo quy định của pháp luật, khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, có nhiều tiến bộ thì được đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó đang chấp hành xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên lại không có quy định nào

quy định cụ thể về trường hợp như thế nào gọi là có nhiều tiến bộ, căn cứ của sự tiến bộ chỉ dựa trên các báo cáo. Việc quy định tùy nghi như thế này, mặt tích cực có thể mở rộng khả năng để các em có thể chấm dứt thời hạn trước thời hạn quy định, nhưng mặt khác nó có thể bị lợi dụng để áp dụng đối với những em chưa thật sự nhận biết và sửa chữa sai lầm của mình.

Thứ sáu, khi áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì vai trò của người trực tiếp giám sát, giáo dục giúp đỡ là rất quan trọng, Theo quy định thì người trực tiếp giám sát, giáo dục giúp đỡ người được giáo dục phải là người có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, sư phạm hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của người chưa thành niên. Trong cùng một lúc, một người có thể được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, giúp đỡ nhiều người được giáo dục nhưng phải bảo đảm mỗi người được giáo dục phải có một người trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ. Trường hợp người được phân công giám sát, giáo dục không còn khả năng, điều kiện giúp đỡ nữa, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục phải kịp thời phân công người khác thay thế. Như vậy, việc phân công người giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội chưa có sự thống nhất trong quy định. Thực tiễn cho thấy, trong hầu hết các trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trước đây, Tòa án đều không quyết định giao người chưa thành niên cho cơ quan, tổ chức xã hội cụ thể nào chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục và giúp đỡ người chưa thành niên. Có những nơi giao cho Công an xã, có nơi giao cho cán bộ tư pháp xã hoặc có nơi lại giao cho một tổ chức hội phũ nữ, hội cựu chiến binh giáo dục giám sát. Hơn nữa, những người được giao nhiệm vụ giáo dục giám sát chủ yêu làm công tác này dưới hình thức kiêm nhiệm, thường xuyên có sự thay đổi, họ cũng chưa được đào tạo một cách bài bản về tâm lý để có thể hiểu và nắm bắt

được tâm – sinh lý của người chưa thành niên nên việc theo dõi, giám sát chưa được thường xuyên, liên tục dẫn đến hiệu quả chưa cao, vì vậy biện pháp này khó có thể thực thi. Mặt khác, thực tiễn cho thấy một số cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tác dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; không nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng để có biện pháp cảm hóa, giáo dục phù hợp. Đôi khi còn nhầm lẫn với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Luật xử lý vi phạm hành chính

Chính vì những hạn chế trên nên trong thời gian 6 năm trở lại đây, Tòa án không áp dụng biện pháp tư pháp này đối với bị cáo là người chưa thành niên phạm tội mặc dù biện pháp này là một trong những biện pháp được đánh giá là rất có hiệu quả trong công tác giáo dục, cải tạo trẻ em phạm tội.

Từ thực tiễn xét xử các bị cáo là người chưa thành niên trên cả nước trong 6 năm qua cho thấy biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội không được ưu tiên áp dụng. Điều này cho chúng ta thấy biện pháp tư pháp này tuy mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc nhưng vẫn còn những nhược điểm, tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện để biện pháp tư pháp này có thể được áp dụng trong thực tiễn. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian qua:

Thứ nhất, nguyên nhân do các quy định của luật thực định

Trong đó, nguyên nhân khiến biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ít được áp dụng (thậm chí trong 6 năm qua không được áp dụng) trong xét xử xuất phát từ chính quy định mang tính tùy nghi của Bộ luật hình sự. Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành không quy định rõ ràng; cũng không có quy định mang tính bắt buộc về việc áp dụng biện pháp tư pháp này. Luật chỉ quy định nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí