Giai Đoạn Từ Khi Nhà Nước Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 Đến Nay

Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã nhấn mạnh: “Bộ luật hình sự dành một chương riêng quy định về chính sách và đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội vì lứa tuổi này còn bồng bột, chưa đủ khả năng để cân nhắc hành vi của mình, còn thiếu kinh nghiệm xã hội và dễ bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường xấu bên ngoài”. Dựa trên tinh thần đó, khi xét xử Tòa án áp dụng chủ yếu những biện pháp tư pháp mang tính chất giáo dục, phòng ngừa, không có tính chất hình phạt, trong đó có biện pháp: “Buộc phải chịu thử thách từ 1 năm đến 2 năm, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, được giao cho chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội giám sát giáo dục”.

Nhà nước ta cũng đã ban hành Nghị định 141/HĐBT ngày 13/11/1986 về Ban hành quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong nghị định này đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn về biện pháp tư pháp Buộc phải chịu thử thách. Theo đó:

Buộc phải chịu thử thách là biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa do Toà án quyết định đối với người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách phải kết hợp sự quản lý của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội với sự quản lý của gia đình; kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức với lao động, học tập văn hoá, nghề nghiệp [15].

Ngoài ra, Nghi định còn quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người phải chịu thử thách sinh sống, của Công an xã, phường, thị trấn, của các tổ chức đoàn thể và của cha mẹ hoặc người đỡ đầu trong việc giám sát, giáo dục của người buộc phải chịu thử thách để giúp họ sửa chữa lỗi lầm trở thành công dân có ích, người lao động có ích cho xã hội.

Thông tư liên tịch số 05-BNV-TANDTC-VKSNDTC-BTP/TTLT ngày 26/12/1986 về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt và chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp cũng đã có những quy định thể hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật nhà nước ta. Tại phần D mục I của thông tư này quy định vấn đề giảm thời hạn chấp hành hình phạt và chấm dứt thời hạn thử thách hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên. Theo đó người chưa thành niên đang chịu thử thách hoặc đang ở trường giáo dưỡng mà có đủ 2 điều kiện thì được chấm dứt thời hạn thử thách hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng:

a) Đã chấp hành được 1 nửa thời hạn thử thách hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng. Thời hạn thử thách tính từ ngày quyết định buộc phải chịu thử thách có hiệu lực thi hành, thời hạn ở trường giáo dưỡng tính từ ngày người chưa thành niên được đưa vào trường.

b) Đã có nhiều tiến bộ thể hiện ở các mặt:

- Ăn năn hối lỗi, thấy rõ việc làm sai trái của bản thân;

- Tích cực học tập, lao động và tu dưỡng;

- Chấp hành đúng nội quy của trường học hoặc trường giáo dưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Như vậy, có thể nói rằng BLHS 1985 và các văn bản hướng dẫn thi hành về biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách đã có những tác động tích cực, giúp cho người chưa thành niên phạm tội được sống, lao động, học tập ngay tại địa phương nơi sinh sống, với sự giúp đỡ của những người xung quanh, giúp các em trở thành những công dân có ích cho xã hội.

1.3.3. Giai đoạn từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 6

BLHS 1985 ra đời đã đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu

tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động không ngừng, dẫn đến việc BLHS 1985 qua 4 lần sửa đổi bổ sung với hơn 100 điều nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. BLHS 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam, phát huy thành tựu của BLHS năm 1985, xuất phát từ mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ nhận thức được sai lầm và sữa chữa, hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội, bởi "sự sai lệch các chuẩn mực xã hội chung quy ở chỗ là trẻ không biết, hiểu sai hoặc không chấp nhận các chuẩn mực xã hội hiện hành [12, tr. 17], BLHS 1999 vẫn quy định không áp dụng tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, các điều luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá 18 năm tù (trước đây là 20 năm tù), đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là không quá 12 năm tù (trước đây là 15 năm tù), đồng thời mở rộng hơn phạm vi áp dụng các biện pháp tư pháp so với BLHS 1985.

Trong BLHS 1999 vẫn giành một chương riêng quy định về người chưa thành niên phạm tội. Về cơ bản, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và các nguyên tắc hình sự xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được giữ nguyên. Tuy nhiên BLHS 1999 có sự thay đổi về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo quy định tại Điều 70 BLHS 1999, có hai biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

- Đưa vào trường giáo dưỡng.

Tuy có một vài điểm mới so với quy định tại Điều 61 BLHS 1985 nhưng về cơ bản ta có thể hiểu rằng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 70 BLHS 1999 tương tự như nội dung của biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách được quy định tại Điều 61 BLHS 1985. BLHS 1985 chỉ quy định áp dụng biện pháp tư pháp này đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng còn theo quy định của khoản 2 Điều 70 BLHS 1999 đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã phường đối với cả tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Điều này đã góp phần nâng cao việc hạn chế áp dụng các hình phạt tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


1. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là những nguyên tắc không chỉ thể hiện chính sách hình sự nhân đạo và khoan hồng của nước ta mà còn đảm bảo mục đích chủ yếu trong xử lí người chưa thành niên phạm tội là “ giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm”… mà còn mang tính định hướng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội [24, tr. 220].

2. Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên nhằm tạo điều kiện cho họ được lao động, học tập và sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm ngay tại cộng đồng nơi mình sinh sống dưới sự giúp đỡ giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát và gia đình.

3. Việc so sánh biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Luật xử lý vi phạm hành chính giúp ta có thể phân biệt được các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, góp phần cho cơ quan tư pháp có thể áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn trong thực tiễn.

4. Việc nghiên cứu những quy định cụ thể về việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn qua các thời kỳ cho chúng ta thấy tiến trình phát triển đồng thời định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp này.


.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG


2.1. Thực trạng các quy định về biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 70 BLHS 1999, Tuy nhiên các quy định của BLHS chỉ mang tính chất khái quát chung. Các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành; quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định cụ thể trong Luật thi hành án hình sự 2010 tại mục 3 Chương X quy định về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo đó, luật quy định về thủ tục thi hành, nhiệm vụ của người trực tiếp giám sát giáo dục cũng như quy định quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội. Ngày 17/02/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2012/NĐ- CP thay thế cho Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định chi tiết biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 10/2012/NĐ-CP thì việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn“nhằm

giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục sửa chữa sai phạm, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội” đồng thời “bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục”. Như vậy việc áp dụng biện pháp tư pháp này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người chưa thành niên phạm tội được lao động, học tập ngay tại cộng đồng dân cư nơi sinh sống dưới sự giám sát của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình

2.1.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Khoản 4 Điều 69 BLHS 1999 quy định: "Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng" [32, Điều 69].

Theo nguyên tắc này, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết, việc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên chỉ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp xử lý khác của nhà nước không còn hiệu quả. Như vậy, kể cả khi người chưa thành niên phạm tội và bị truy cứu TNHS thì họ vẫn có khả năng không bị áp dụng hình phạt. Thay vào vị trí hình phạt họ có thể được áp dụng các biện pháp tư pháp nếu biện pháp này đủ tác dụng cải tạo họ trở thành công dân có ích [39, tr. 242] cũng như có đủ hiệu qủa phòng ngừa tội phạm.

2.1.2. Điều kiện, thời hạn và thủ tục áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

- Về điều kiện áp dụng

Khoản 2 Điều 70 BLHS 1999 quy định:

“Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ

một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng” [32, Điều 70] .

Căn cứ vào quy định này ta có thể nhận thấy:

Thứ nhất, về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, biện pháp này áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 quy định thì:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù [32, Điều 8].

Thứ hai, về độ tuổi áp dụng, căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS 1999 thì "người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm" [32, Điều 12]. Như vậy, biện pháp này chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Thứ ba, tuy pháp luật không có quy định cụ thể nhưng để áp dụng biện pháp này, Tòa án còn cứ vào những điều khác như: có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 BLHS, nhân thân người phạm tội (hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự,…), quan trọng hơn là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được áp dụng khi môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội có những điều kiện tốt cho việc giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt của họ. Trong trường hợp môi trường xã hội của người chưa thành niên không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giáo dục cải tạo thì phải áp dụng biện pháp tư pháp đưa họ vào trường giáo dưỡng [39, tr. 247].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023