Quyền Lợi Và Nghĩa Vụ Của Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Được Áp Dụng Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn

Việc quy định biện pháp này trong BLHS giúp Tòa án có thể vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, nhằm thay thế hình phạt để tạo điều kiện giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội có điều kiện sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích ngay tại cộng đồng dân cư nơi sinh sống.

- Về thời hạn áp dụng

Theo quy định của Điều 70 BLHS 1999 thì việc áp dụng biện pháp tư pháp này là từ một đến hai năm do Tòa án xem xét quyết định. Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được tính từ ngày người được giáo dục có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người được giáo dục để nghe thông báo về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Về thủ tục thi hành

Thủ tục thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn tại Điều 121 Luật thi hành án năm 2010 và Chương II Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2012 (từ Điều 6 đến Điều 13). Theo đó quy định thủ tục thi hành bắt đầu từ khi Tòa án giao bản án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên. Sau đó sẽ phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và lập hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục. Việc lập kế hoạch, đề ra các biện pháp giám sát, giáo dục, giúp đỡ sẽ phải căn cứ vào thời hạn áp dụng, tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân, sức khỏe, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của người được giáo dục để việc giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất. Dựa vào mức độ tiến bộ của người chưa thành niên phạm tội áp dụng biện pháp này thì có thể được đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành (khi đã chấp hành được 1/2 thời gian) hoặc sẽ phải chấp hành hết thời hạn. Người

được giáo dục sẽ được trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

Nghị định 59/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 hướng thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trước đây không quy định cụ thể về về thủ tục thi hành biện giáo dục tại xã, phường, thị trấn, điều này phần nào dẫn đến việc thi hành biện pháp này khó khăn và tùy tiện. Việc nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ bổ sung thủ tục thi hành biện giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã thể hiện sụ tiến bộ rõ rệt nhằm giúp việc áp dụng biện pháp này dễ dàng và có hiệu quả hơn trong thực tiễn.

2.1.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người chưa thành niên phạm tội được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Quyền lợi của người được giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật thi hành án hình sự 2010 và được quy định cụ thể hơn tại Điều 14 Nghị định 10/2012/NĐ-CP. Theo đó người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp này có quyền;

Không bị phân biệt, đối xử; được tạo điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú, được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Giấy chứng minh nhân dân, khám, chữa bệnh, trợ giúp pháp lý, được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Người được giáo dục chưa biết chữ hoặc chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở có quyền đề nghị và các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tiếp nhận người được giáo dục vào học tập, đào tạo.

Được tạo điều kiện tìm việc làm; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhân đạo ở địa phương; người được giáo dục có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có xác nhận

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 7

của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, được xét hỗ trợ một phần vốn để học văn hóa, học nghề, tạo việc làm, sản xuất, kinh doanh.

Được đề bạt nguyện vọng, kiến nghị của mình đối với Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 10, 11 Nghị định số số 10/2012/NĐ-CP ngày. Theo tinh thần chung của hai điều luật này thì: người được giáo dục có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lí do chính đáng và người được giáo dục cũng có thể thay đổi nơi đăng kí thường trú. Lí do chính đáng có thể là đi học tập, có việc làm ổn định mà phải tạm trú ở địa phương khác từ 3 tháng trở lên…

Được hưởng chế độ, chính sách xã hội ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Có quyền khiếu nại, tố cáo các việc làm, hành vi vi phạm trong thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định pháp luật.

Có quyền đề nghị xem xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi đã chấp hành một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ”.

Trước đây, quyền của người chưa thành niên phạm tội được áp dụng biện pháp tư pháp này được quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2000/NĐ-CP hướng thi hành biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn. Theo quy định thì người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được quy định có ba quyền. Đó là: Không bị phân biệt đối xử vì lỗi lầm đã phạm; được giúp đỡ để tham gia lao động, học tập tại nơi cư trú; được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng như mọi công dân khác và được đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục làm thủ tục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Việc quy định này đã làm hạn chế, mất nhiều quyền lợi của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn. Hơn nữa việc quy định về nghĩa vụ của người chưa thành niên (tại Điều 4) trước quy định về quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội (tại Điều 5) chưa phản ánh được nguyên tắc nhân đạo khi áp dụng biện pháp tư pháp này.

Nghị định 10/2012/NĐ-CP đã đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của của người được giáo dục trong thời chấp hành án. Các quyền lợi người chưa thành niên phạm tội được hưởng khi áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đều hướng tới mục tiêu giúp các em có thể sửa chữa sai lầm ngay trong cộng đồng dân cư nơi sinh sống, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em có thể phát triển lành mạnh, tránh được sự kỳ thị.

Nghĩa vụ của người được giáo dục được quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS 1999: "Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm” [32, Điều 70]. Trong thời gian chấp hành biện pháp này, người chưa thành niên phạm tội không bị cách li khỏi cuộc sống xã hội, nhưng do đây là biện pháp mang nét đặc trưng phòng ngừa có vai trò thay thế cho hình phạt nên người chưa thành niên phải có những nghĩa vụ nhất định được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 123 Luật thi hành án hình sự 2010 và tại Điều 15 Nghị định 10/2012/NĐ-CP. Các nghĩa vụ bao gồm:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú; phải chịu sự giám sát, giáo dục của chính quyền, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và người được phân công trực tiếp, giáo dục. Đồng thời phải làm bản cam kết sửa chữa sai phạm của mình, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực thực hiện nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tham gia lao động. Chịu sự giám sát, giáo dục của chính

quyền, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và người được phân công trực tiếp, giáo dục

- Báo cáo bằng văn bản với người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình hàng tháng. Ba tháng một lần phải làm bản tự kiểm điểm về việc thực hiện cam kết gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục. Bản tự kiểm điểm phải có ý kiến nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục;

- Phải có mặt và thực hiện đầy đủ các yêu cầu cũng như thực hiện kiểm điểm tại cuộc họp kiểm điểm khi được triệu tập;

- Phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú và phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người được giáo dục lưu trú hoặc tạm trú để báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội và người được giao giám sát giáo dục

Các nghĩa vụ này giúp các em nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức được những việc mình làm và phấn đấu trở thành người công dân có ích cho xã hội, cũng như giúp chính quyền địa phương và những người có trách nhiệm giáo dục theo dõi dược quá trình tu dưỡng, rèn luyện của người chưa thành niên phạm tội đang áp dụng biện pháp này. Từ đó đảm bảo cho việc thực hiện biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đạt được hiệu quả cao nhất.

2.1.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Như chúng ta biết, các trường hợp người chưa thành niên phạm tội, "ngoài trách nhiệm của bản thân họ, Nhà nước, xã hội và những người lớn cũng phải chịu một phần trách nhiệm, vì việc quản lý, chăm sóc và giáo dục lứa tuổi này còn có nhiều thiếu sót, còn để những tiêu cực và tệ nạn xã hội

làm hư hỏng họ dẫn đến việc họ phạm tội" [38, tr. 459]. Vì vậy, khi áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các ủy ban nhân dân nơi người chưa thành niên cư trú và các tổ chức xã hội được giao nhiệm vụ giám sát giáo dục. Vì đây là môi trường thân quen, là nơi tạo điều kiện để các em có thể nhìn nhận, khắc phục được những sai lầm. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP cũng đã quy định rất cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp (từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh), cơ quan thi hành án hình sự các cấp cũng như của của cơ quan, tổ chức, nhà trường, gia đình được giao giám sát, giáo dục. Theo đó, những cơ quan, tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực hiện biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan với nhau cũng như giữa các cơ quan hữu quan với gia đình của những người chưa thành niên phạm tội trong việc giám sát, giúp đỡ, giáo dục các em để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Thực tiễn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn cho thấy, người trực tiếp giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình cải tạo, học tập của người chưa thành niên phạm tội. Điều 122 của Luật thi hành án hình sự năm 2010 và Điều 21 Nghị định 10/2012/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của người trực tiếp giám sát, giáo dục như sau:

- Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng và hướng dẫn người đó chấp hành tốt cam kết, hướng dẫn người được giáo dục làm các báo cáo, bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của người được giáo dục.

- Phối hợp với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức có liên quan nơi người chưa thành niên cư trú, học tập trong việc giám sát, giáo dục. kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường, cơ quan,

tổ chức hữu quan có biện pháp cụ thể quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục học tập, tìm kiếm việc làm, sản xuất, kinh doanh, đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Giấy chứng minh nhân dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp, tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể tại nơi cư trú, giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống

- Hàng tháng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đã phân công nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người chưa thành niên; kịp thời phát hiện những biểu hiện, thái độ, hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý khi người đó vi phạm pháp luật.

- Người trực tiếp giám sát, giáo dục người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xem xét, giải quyết cho người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú, báo cáo, đề nghị chuyển nơi cư trú cho người được giáo dục; bên cạnh đó nếu xét thấy người được giáo dục có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người trực tiếp giám sát, giáo dục phải báo cáo, đề nghị xem xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục;

Gia đình là nơi gần gũi, thân thuộc với các em nhất, vì vậy vai trò của gia đình đối với các em khi áp dụng biện pháp tư pháp này rất quan trọng. Gia đình phải có trách nhiệm quan tâm, gần gũi và có những biện pháp cụ thể giúp người chưa thành niên phạm tội nhận thức rõ lỗi lầm của mình và để cố gắng sửa chữa. Đối với gia đình người chưa thành niên phạm tội cũng phải có trách nhiệm trong thời gian các em bị áp dụng biện pháp tư pháp này. Điều 22 Nghị định số 10/2012/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của gia đình. Theo đó gia đình của người bị áp dụng biện pháp này phải có trách nhiệm

phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, nhà trường, người được phân công giám sát, giáo dục để động viên, giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người được giáo dục học tập, tìm kiếm việc làm, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục.

- Phải có mặt tại buổi thông báo về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục và tại cuộc họp kiểm điểm người được giáo dục theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và cá nhân được giao giám sát, giáo dục.

- Báo cáo kết quả chấp hành của người được giáo dục với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu; kịp thời phát hiện, thông báo chính quyền, cơ quan chức năng địa phương những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.

2.1.5. Chấm dứt chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Khoản 4 Điều 70 BLHS 1999 quy định:

Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng [32, Điều 70].

Như vậy, người chưa thành niên phạm tội khi áp dụng biện pháp tư pháp biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ được chấm dứt việc chấp hành trong hai trường hợp:

Thứ nhất, Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, có nhiều tiến bộ thì được đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó đang chấp hành xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023