Phân Biệt Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn Trong Bộ Luật Hình Sự Và Trong Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người chưa thành niên.

- Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Trong số các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật cũng có hai biện pháp giống với biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, đó là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, các biện pháp này khác nhau về bản chất pháp lý, trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền áp dụng. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội nhưng tính chất, mức độ vi phạm chưa đến mức phải xử lý hình sự và chưa đến mức cách ly khỏi xã hội nhằm quản lý. Đây được coi là một biện pháp xử lý hành chính hiệu quả mục đích là nhằm giám sát, ngăn ngừa những đối tượng này tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời giáo dục và giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh tại nơi cư trú, đồng thời phát huy vai trò của các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng dân cư trong việc giúp đỡ, cảm hóa giáo dục để hướng họ đến cuộc sống lương thiện.

Sự khác nhau giữa biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong BLHS và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Luật xử lý vi phạm hành chính được thể hiện như sau:

Bảng 1.1. Phân biệt biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Bộ luật hình sự và trong Luật xử lý vi phạm hành chính

Tiêu chí so sánh

Biện pháp tư pháp

Biện pháp xử lý hành chính

Hệ thống pháp luật điều chỉnh

Do Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật

hình sự điều chỉnh

Do Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng

dẫn thi hành điều chỉnh

Đối tượng bị áp dụng

Được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi)

Được áp dụng đối với những đối tượng sau:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới

14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người

nước ngoài; vi phạm trật tự, an

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 5


Tiêu chí so sánh

Biện pháp tư pháp

Biện pháp xử lý hành chính



toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức

truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tính chất, bản chất pháp lý

Là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước, là một

dạng của trách nhiệm hình sự

Là biện pháp xử lý hành chính

Mục đích áp dụng

Thay thế cho hình phạt, có tính chất giáo dục phòng ngừa, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục sửa chữa sai phạm, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, phát triển lành mạnh, trở thành

người có ích cho xã hội.

Chỉ áp dụn trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Thẩm quyền áp dụng

Do TAND quyết định trong giai đoạn xét xử

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định

đóng trụ sở.

Thủ tục áp dụng và trình tự thi hành

Theo quy định của Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/1012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Luật

thi hành án hình sự năm 2010.

Theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thời hạn thi

hành

Từ 01 năm đến 02 năm

Từ 03 tháng đến 06 tháng

Hậu quả pháp

Không bị coi là có tiền án

Không bị coi là có tiền sự

1.3. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ năm 1945 đến nay

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 trước khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước ta bắt đầu công cuộc bảo vệ nền độc lập và kiến thiết lại đất nước đang bị tổn hại nặng nề sau chiến tranh. Trong tình hình ấy, công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như xây dựng những quy định pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng còn gặp nhiều hạn chế. Về cơ bản trong thời kỳ này, chúng ta vẫn sử dụng một số chế định tiến bộ trong các Bộ luật, văn bản luật do thực dân Pháp và triều đình phong kiến ban hành trên cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chế độ xã hội mới của nước ta.

Về khái niệm người chưa thành niên đã được quy định dưới góc độ pháp luật dân sự theo Sắc lệnh số 97/SL ngày 22.5.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số luật lệ về dân sự cũ. Khác với quy định của pháp luật dân sự dưới thời thuộc Pháp, Sắc lệnh đã rút ngắn tuổi thành niên từ 21 tuổi xuống còn 18 tuổi nhằm phù hợp với nhu cầu của đời sống mới và chủ trương giải phóng con người, Điều 7 của Sắc lệnh quy định: "người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi..." [37, tr. 12].

Về độ tuổi chịu TNHS được qy định trong Chỉ thị 46 ngày 14/01/1969 của Tòa án nhân dân tối cao xác định, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa xét xử; từ 14 đến dưới 18 tuổi, nếu trường hợp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm chước đến tuổi còn non trẻ của chúng; riêng đối với loại từ 14 đến 16 tuổi, chỉ nên xét xử trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng (thời kỳ này pháp luật chỉ chia thảnh hai loại tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng) [37, tr. 15].

Ở thời kỳ này, các quy định về người chưa thành niên phạm tội không

được tập hợp một cách hệ thống mà nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau và thường được đề cập trong các báo cáo tổng kết có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành Tòa án.

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được Tòa án nhân dân Tối cao nhấn mạnh tại Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc xét xử các vụ án về người chưa thành niên phạm tội (gửi kèm theo công văn số 37- NCPL, ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân Tối cao). Theo đó:

Phải coi việc phạm tội chưa đến tuổi trưởng thành là một trường hợp giảm nhẹ tội, nghĩa là phải xử phạt nhẹ người chưa thành niên hơn người lớn tuổi phạm tội trong những điều kiện tương tự. Đó là nguyên tắc cần được quán triệt. Việc xử phạt nhiều, ít là tùy thuộc vào trình độ nhận thức và trạng thái tâm sinh lý của người chưa thành niên đến mức độ nào được thể hiện nói chung qua lứa tuổi cao thấp khác nhau, ở hoàn cảnh phạm pháp, ở tính chất nguy hiểm nhiều hay ít của hành vi phạm tội và của nhân thân người phạm tội cũng như yêu cầu của tình hình chung...[37, tr. 36].

Theo hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/02/1967 thì hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội “chỉ vào khoảng một phần hai mức án đối với người lớn”. Hướng dẫn cũng xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan đặc biệt là Tòa án trong công tác phòng ngừa, giải quyết tình trạng người chưa thành niên phạm tội. Tòa án cần phân biệt những trường hợp nào giao cho gia đình bảo lĩnh, giáo dục hoặc cho vào trường các trẻ em hư do cơ quan công an phụ trách, những trường hợp nào cần thiết phải đưa ra truy cứu TNHS và xét xử trước Tòa án. Đối với trẻ em từ 9 đến 17 tuổi đi lang thang, trộm cắp nhiều lần, có lối sống sa đọa, trụy lạc đã được gia đình, đoàn thể, nhà trường và chính quyền tận tụy giúp đỡ nhiều lần, nhưng không chịu sửa chữa sẽ bị đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp (một trường chuyên giáo dục những thanh

thiếu niên hư) trong thời gian 02 năm. Thời gian này có thể được rút ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào mức độ tiến bộ của họ [37, tr. 25].

Như vậy, pháp luật hình sự trước khi BLHS 1985 ra đời cũng thể hiện nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội xuất phát từ mục đích giáo dục cải tạo người chưa thành niên. Các văn bản mang tính chất hướng dẫn của TANDTC đã mở rộng khả năng áp dụng những biện pháp tác động không phải là hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tạo điều kiện để họ sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.

1.3.2. Giai đoạn từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến năm 1999

Bộ luật hình sự 1985 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/1985 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VI đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, vấn đề người chưa thành niên phạm tội được quy định thành một chế định hoàn chỉnh tại Chương XII.

Trên cơ sở cân nhắc đến sự phát triển về thể chất, về khả năng nhận thức và các yếu tố tâm sinh lý độ tuổi cũng như xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và qua tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của nước ta, có tham khảo pháp luật hình sự nước ngoài [49, tr. 239], Điều 58 BLHS 1985 quy định cụ thể độ tuổi phải chịu TNHS. Theo đó người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi phải chịu TNHS về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý (tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, tù chung thân, tử hình). Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.

BLHS 1985 cũng quy định rõ về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành

mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm; Đối với người chưa thành niên phạm tội, Viện kiểm sát và Toà án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa; gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện những biện pháp ấy; Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình và tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong những trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. Người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên (nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là 20 năm tù, đối với người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi là 15 năm tù); Hậu quả pháp lý liên quan đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn người đã thành niên; Án đã tuyên đối với người phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; Người chưa thành niên phạm tội đã bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hơn hoặc ở mức cao hơn so với người đã thành niên; Thời gian để xóa án đối với người chưa thành niên phạm tội là một nửa thời hạn quy định cho người đã thành niên.

Trên cơ sở nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội,

Điều 60 BLHS 1985 quy định các biện pháp tư pháp và hình phạt với người chưa thành niên phạm tội:

1- Các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa do Toà án quyết định gồm có:

- Buộc phải chịu thử thách;

- Đưa vào trường giáo dưỡng [28, Điều 60].

BLHS 1985 quy định biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách, còn ở BLHS 1999 quy định biện pháp này với tên gọi mới giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Điều 61 BLHS 1985 đã quy định cụ thể về điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp “Buộc phải chịu thử thách”:

1- Đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, Toà án có thể quyết định buộc phải chịu thử thách từ một năm đến hai năm.

2- Người phải chịu thử thách phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo kỷ luật xã hội và pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.

3- Nếu người phải chịu thử thách đã chấp hành được một nửa thời hạn do Toà quyết định và tỏ ra có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án quyết định chấm dứt thời hạn thử thách [28, Điều 61].

Theo quy định tại Điều 58 BLHS 1985 thì: "Người từ 14 tuổi trở lên những chưa đủ 16 tuổi phải trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm" [28, Điều 58]. Như vậy biện pháp buộc phải chịu thử thách được áp dụng trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt dưới 5 năm tù), tức là chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023