ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
BIỆN PHÁP TƯ PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI
VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 10
1.1. Khái niệm và các đặc điểm của biện pháp tư pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội10
1.1.1. Khái niệm biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
phạm tội 10
1.1.2. Khái niệm biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối
với người chưa thành niên phạm tội 14
1.1.3. Các đặc điểm của biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 17
1.2. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
với một số biện pháp khác 21
1.2.1. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và
biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng 21
1.2.2. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình
sự và trong Luật xử lý vi phạm hành chính 25
1.3. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn từ năm 1945 đến nay 29
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 trước khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 29
1.3.2. Giai đoạn từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến năm 1999 31
1.3.3. Giai đoạn từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
đến nay 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 39
2.1. Thực trạng các quy định về biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam39
2.1.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 40
2.1.2. Điều kiện, thời hạn và thủ tục áp dụng biện pháp tư pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn 40
2.1.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người chưa thành niên phạm tội được
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 43
2.1.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 46
2.1.5. Chấm dứt chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 49
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 51
2.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 51
2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế khi áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
và các nguyên nhân cơ bản 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI
VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 62
3.1. Một số điểm mới về quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 62
3.1.1. Điểm mới về nguyên tắc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 63
3.1.2. Điểm mới về điều kiện, thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 68
3.1.3. Điểm mới về quyền lợi và nghĩa vụ của người chưa thành niên phạm tội được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 71
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
đối với người chưa thành niên phạm tội 72
3.2.1. Hoàn thiện quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 72
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 1.1: | So sánh biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Bộ luật hình sự và trong Luật xử lý vi phạm hành chính | 27 |
Bảng 2.1: | Số liệu áp dụng biện pháp tư pháp và các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (từ năm 2005 đến năm 2015) | . |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 2
- Khái Niệm Và Các Đặc Điểm Của Biện Pháp Tư Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
- Phân Biệt Biện Pháp Tư Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn Với Một Số Biện Pháp Khác
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó ngày càng được nhân dân ta giữ gìn, tôn trọng và phát huy. Sự quan tâm đến trẻ em được thể hiện rõ hơn, sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990, đó là sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển thể chất và trí tuệ, bảo đảm được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, nhằm làm cho mọi trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản và làm tròn bổn phận của trẻ em.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình người chưa thành niên phạm tội ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số lượng và tính chất nguy hiểm của hành vi. Chính vì vậy, vấn đề người chưa thành niên phạm tội ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý, nhân cách sống. Người ở độ tuổi này chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần, nhân cách; có sự hạn chế về kinh nghiệm sống, kiến thức pháp luật, dễ bị tác động, chi phối bởi điều kiện sống; chưa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, khả năng tự kiềm chế chưa tốt. Trong tư duy của người ở độ tuổi này bắt đầu hình thành ý thức độc lập trong việc quyết định cuộc sống riêng của mình, bắt đầu tự độc lập trong hành động, suy nghĩ, ứng xử và thiết lập các mối quan hệ riêng biệt, dễ bị người khác kích động, dụ dỗ, lôi kéo vào việc thực hiện những hành vi trái pháp luật.