Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm;
Tổ chức các hội thi trong đội ngũ GVCN (GVCN giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp...)
Tổ chức các phong trào thi đua giữa các lớp có sự tham gia của GVCN và HS của các lớp.
Bước 3. Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện công tác thi đua:
Hiệu trưởng và CBQL trường thực hiện kế hoạch giám sát về công tác chủ nhiệm lớp bằng cách dự các tiết sinh họat lớp của các khối, lớp trong trường để nắm bắt tình hình và điều chỉnh khi cần thiết;
Thực hiện việc khen thưởng kịp thời và động viên GVCN và HS vì thành tích đột xuất; hoặc có hình thức phê bình nếu vướng sai phạm.
Tham gia các buổi họp sinh họat chuyên môn trao đổi về công tác chủ nhiệm lớp để CBQL nắm vững kịp thời tình hình thực tế và có biện pháp giải quyết linh họat;
Thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra đánh giá quá trình làm chủ nhiệm của GV đó, sự thay đổi của lớp theo quá trình phấn đấu của GV và HS lớp đó, điều kiện thực tế của lớp.
Dự họp các buổi bình bầu xét thi đua tại các tổ bộ môn;
Bước 4. Kiểm tra đánh giá công tác thi đua.
Thành lập hội đồng thi đua để bình xét khen thưởng;
Tổ chức việc xem xét và công nhận danh sách thi đua trên căn cứ: kết quả kiểm tra, tự đánh giá; căn cứ kiểm tra đánh giá thường xuyên và căn cứ vào thực tế kết quả kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp;
Xem xét đánh giá thành tích của GVCN lớp căn cứ
không chỉ ở
kết
quả ở HS mà cần xem xét quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm của GV đó,
cũng như sự tiến triển của HS trên chính đối tượng đó (sự thay đổi của chính các HS ở lớp so với trước đó)
Tổ chức khen thưởng và vinh danh cán bộ, GV, trong đó có GVCN.
Xem xét và rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những năm sau.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Các GV, nhất là GVCN lớp nhận thức tốt vai trò, nhiệm vụ của mình
cũng như
xây dựng ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề
của mình trong việc
GD học sinh THPT.
Tất cả cán bộ, GV và nhân viên trong toàn trường cùng thống nhất và thấu hiểu nội dung của các tiêu chí đánh giá thi đua và cách thức đánh giá.
CBQL nhà trường chăm lo nguồn kinh phí khen thưởng kịp thời những thành tích của mọi người trong trường, trong đó có GVCN.
CBQL nhà trường quan tâm đến công việc và đời sống của các GV, đặc biệt là GVCN lớp.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Bốn biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau:
* Biện pháp 1 và biện pháp 2:
Biện pháp 1 là điều kiện để biện pháp 2 được thực hiện có hiệu
quả, bởi vì nếu GVCN không được nâng cao nhận thức và năng lực thì dù có được tạo điều kiện thuận lợi hơn cũng không thể quản lý, giáo dục học sinh đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra.
Ngược lại, biện pháp 2 có ảnh hưởng tích cực đối với biện pháp 1. Khi được tạo các điều kiện thuận lợi, GVCN sẽ tham gia tập huấn và tự tập huấn đạt kết quả cao hơn
* Biện pháp 1 và biện pháp 3:
Biện pháp 1 là điều kiện để thực hiện biện pháp 3 vì nó không những nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ GVCN mà còn nâng cao nhận thức,
năng lực cho lực lượng giúp hiệu trưởng kiểm tra công tác chủ nhiệm. Mặt
khác, các kiến thức và kỹ
năng tập huấn còn có vai trò là căn cứ
cho việc
kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm.
Ngược lại,
việc kiểm tra công tác chủ
nhiệm có tác dụng thúc
đẩy việc tập huấn và tự tập huấn của GVCN tích cực
* Biện pháp 1 và biện pháp 4:
Biện pháp 1 là điều kiện để thực hiện biện pháp 4 một cách tích cực và hiệu quả. Người GVCN chỉ có thể tham gia thi đua tích cực và đạt kết quả tốt khi họ được nâng cao nhận thức và năng lực. Các kiến thức, kỹ năng tập huaansconf là nội dung thi đua, căn cứ đánh giá thi đua.
Ngược lại, thực hiện biện pháp 4 có hiệu quả sẽ không chỉ khích lệ GVCN vươn lên trong công tác chủ nhiệm mà còn khích lệ tính tích cực trong tập huấn và tự tập huấn của họ. Mặt khác, thực hiện tốt công tác thi đua sẽ có đội ngũ GVCN nhiệt tình, có năng lực làm cốt cán trong việc tập huấn
* Biện pháp 2 và biện pháp 3:
Kiểm tra là để nắm tình hình và đôn đốc để việc thực hiện công việc đạt được mục đích. Do vậy, nếu không tạo các điều kiện thuận lợi cho GVCN thì kiểm tra, đôn đốc cũng không thể thúc đẩy công tác của GVCN đạt hiệu
quả
cao được. Việc kiểm tra đôn đốc khi đó chỉ
tạo thêm áp lực đối với
GVCN. Mặt khác, một bộ phận lớn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra lại chính là các GVCN. Nếu không được tạo điều kiện thuận lợi thì các GVCN đó sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện kiểm tra. Như vậy, biện pháp 2 có vai trò như là điều kiện của biện pháp 3
Ngược lại, kiểm tra có tác dụng thúc đẩy GVCN khai thác, phát huy các điều kiện thuận lợi trong công tác chủ nhiệm
* Biện pháp 2 và biện pháp 4:
Biện pháp 2 là điều kiện để thực hiện biện pháp 3 có hiệu quả. Các GVCN chỉ có thể thi đua tích cực và có hiệu quả khi được tạo các điều kiện thuận lợi và không bị áp lực công việc nặng nề
Ngược lại, thực hiện biện pháp 3 có tác dụng thúc đẩy GVCN khai thác, phát huy các điều kiện thuận lợi để đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm
* Biện pháp 3 và biện pháp 4
Kết quả kiểm tra là căn cứ đánh giá thi đua. Hơn nữa, kiểm tra còn có tác dụng thúc đẩy thi đua
Ngược lại, nếu không thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng thì sẽ không có được đội ngũ đông đảo GVCN nhiệt tình, có năng lực tốt tham gia lực lượng kiểm tra.
Như vậy, các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng từng đôi
một.
3.5. Kết quả
khảo nghiệm giá trị
khoa học của các biện pháp
quản lý công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất
3.5.1 Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm để đánh giá giá trị khoa học của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm được đề xuất.
3.5.2 Nội dung khảo nghiệm:
Khảo nghiệm về sự cần thiết của từng biện pháp
Khảo nghiệm về tính khả thi của từng biện pháp
3.5.3 Phương pháp khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điều tra viết. Chúng tôi thiết kế các phiếu hỏi về tính
cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các phiếu được gửi đến các
chuyên gia và thu nhận lại. Các phiếu được xử lý theo các thông số cần thiết.
Phương pháp chuyên gia. Chúng tôi xin ý kiến trực tiếp của các
chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý HS, tổ chức các họat động GD cho HS lứa tuổi thanh niên về từng biện pháp công tác chủ nhiệm lớp. Các ý kiến nhận xét được ghi nhận, được xem xét và thảo luận nhằm làm sáng tỏ những biện pháp này có khả thi trong thực tiễn hay không.
3.5.4 Địa bàn khảo nghiệm và khách thể khảo nghiệm:
Tôi đã hỏi ý kiến của 28 người ở địa bàn thành phố Lào Cai gồm:
03 Nhà giáo Ưu tú,
04 Bí thư Đoàn trường của 04 trường,
04 chủ tịch Công đoàn trường của 04 trường,
17 GVCN có nhiều kinh nghiệm được thừa nhận của 04 trường
3.5.5 Cách thức tiến hành khảo nghiệm
Tôi đã soạn sẵn phiếu trưng cầu ý kiến với câu hỏi về tính cần thiết và
câu hỏi về tính khả thi của 4 biện pháp được đề xuất và tiến hành xin ý kiến
của 28 người được chọn
3.5.6. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp | Mức độ cần thiết | ||||||
Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | |||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Biện pháp 1. Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho GVCN. | 27 | 100,0 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 |
2 | Biện pháp 2.Tạo các điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục HS. | 27 | 100,0 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 |
3 | Biện pháp 3. Kiểm tra thường xuyên của | 26 | 96,3 | 1 | 3,7 | 0 | 0,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Gvcn Về Các Nội Dung Bồi Dưỡng Gvcn
- Căn Cứ Xây Dựng Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
- Biện Pháp 2. Tạo Các Điều Kiện Thuận Lợi Cho Gvcn Thực Hiện Nhiệm Vụ Quản Lý, Giáo Dục Học Sinh
- So Sánh Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất.
- Đặng Quốc Bảo (1998), Một Số Suy Nghĩ Về Chiến Lược Phát Triển Đội
- Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai - 17
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm của các GV. | |||||||
4 | Biện pháp 4. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời GVCN. | 26 | 96,3 | 1 | 3,7 | 0 | 0,0 |
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
Các biện pháp nêu trên đều rất cần thiết và cần thiết, đạt tỷ lệ cao, chiếm 96,3% 100%.
Biện pháp “Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho GVCN” và
biện pháp “Tạo các điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD học sinh” được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất, vì đây là 2 biện pháp có liên quan trực tiếp đến điều kiện làm việc và nâng cao năng lực làm việc của GVCN. Được đánh giá là cần thiết cao vì thực tế nhận thức và năng lực của nhiều GVCN chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ đang đặt ra và áp lực công việc đối với GV và GVCN đang khá cao, nhất là ở các trường khu vực thành phố.
Biện pháp “Kiểm tra thường xuyên của hiệu trưởng đối với công tác
chủ nhiệm của của các GV” và biện pháp “Thực hiện tốt công tác thi đua
khen thưởng, động viên, khích lệ
kịp thời GVCN”chiếm tỷ
lệ thấp hơn. Ý
kiến cho là ít cần thiết vì họ chỉ thấy đó là những biện pháp vẫn đang được thực hiện mà không thấy được các biện pháp đó cũng rất cần thiết phải đổi
mới và cũng không thấy được mối quan hệ pháp khác được đề xuất.
của biện pháp đó với các biện
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề
xuất
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm | Mức độ khả thi | |
Khả thi | Ít khả | Không |
lớp | thi | khả thi | |||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Biện pháp 1. Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho GVCN. | 25 | 92,6 | 2 | 7,4 | 0 | 0,0 |
2 | Biện pháp 2.Tạo các điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục HS. | 26 | 96,3 | 1 | 3,7 | 0 | 0,0 |
3 | Biện pháp 3. Kiểm tra thường xuyên của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm của các GV. | 26 | 96,3 | 1 | 3,7 | 0 | 0,0 |
4 | Biện pháp 4. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời GVCN. | 27 | 100, 0 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 |
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:
Ý kiến của các chuyên gia, GVCN đều nhận thấy các biện pháp có
tính khả
thi cao, đạt từ
92,6% 100%. Trong đó, biện pháp “Thực hiện tốt
công tác thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời GVCN” được cho là khả thi nhất, đạt 100% vì các điều kiện đảm bảo cho thực hiện các biện pháp ở các trường đều đã có hoặc sẽ tạo ra được. Trong thực tế, hầu hết GV, nhất là GVCN lớp đều nhận thức tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, có lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm cao trong việc GD học sinh, họ đều tích cực hưởng ứng thi đua và thực hiện thi đua. Việc chăm lo, tạo nguồn kinh phí khen thưởng kịp thời những thành tích của mọi người trong trường, trong đó có GVCN các trường đều có thể được thực hiện được từ nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn kinh phí ngoài ngân sách.
Biện pháp “Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho GVCN”
được cho là ít khả thi hơn cả, mặc dù vẫn được đánh giá cao, đạt 92,6 %. Có
2 ý kiến cho là ít khả thi do băn khoăn về các điều kiện đảm bảo, trong đó nhất là điều kiện về thời gian và học viên dự tập huấn. Về thời gian, hiện nay do các trường đang thực hiện chương trình phân ban nên hầu hết các ngày
trong tuần đều phải sử
dụng cả
hai buổi sáng và chiều cho dạy học chính
khóa, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, chỉ còn buổi chiều thứ 5 cho GV sinh hoạt chuyên môn với rất nhiều nội dung. Sự eo
hẹp về
thời gian
ảnh hưởng nhiều đến công tác chủ
nhiệm lớp. Còn về
GVCN Học viên, mặc dù hầu hết đều nhận thức đúng đắn về việc học tập, bồi dưỡng, có tinh thần trách nhiệm và có nhu cầu học tập phát triển chuyên môn và nâng cao năng lực, có tinh thần vươn lên trong công tác nhưng chưa cao, còn có tính bảo thủ, ngại đổi mới, nhất là đối với các GV nhiều tuổi.