Các Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Kinh Doanh Theo Hướng Tđtc-Nh Đa Năng:


Đây cũng là một trong những mảng hoạt động quan trọng của tập đoàn tài chính NHNTVN. Với thị trường bảo hiểm còn non trẻ và đầy tiềm năng, công ty bảo hiểm NHNTVN (VCBI) sẽ cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, từ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ngân hàng...và tiến tới vươn ra thị trường bảo hiểm quốc tế.

Hoạt động kinh doanh bất động sản:


Tính đến nay lượng vốn đầu tư vào bất động sản của NHNTVN vào khoảng 3000 tỷ. Để tiến tới tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, NHNTVN cần phát triển trong hoạt động kinh doanh bất động sản, trước mắt là tiếp tục hình thức liên doanh xây dựng cao ốc là trụ sở kiêm văn phòng cho thuê. Sau đó thành lập công ty kinh doanh bất động sản (VCBR) chuyên doanh trong lĩnh vực này giúp tập đoàn nâng cao hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ hoàn thiện các dịch vụ hiện có của NHNTVN.

Hoạt động khác:


Công ty quản lý tài sản và mua bán nợ (VCB-AMC): xử lý tài sản thế chấp liên quan đến các khoản nợ xấu, từng bước chuyển đổi và mở rộng sang các hình thức quản lý tài sản khác.

Trung tâm cung ứng dịch vị tin học ngân hàng: sẽ cung cấp đa dạng các dịch vụ tin học ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại như các giải pháp mạng, thiết bị tin học, phần mềm ngân hàng, bảo mật....

3.2.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng TĐTC-NH đa năng:

3.2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính:


Tăng vốn pháp định thành ngân hàng tầm cỡ trung bình trong khu vực:


Với mục tiêu trở thành một TĐTC-NH đa năng đứng vào hạng từ 50 đến 70 trong khu vực trong giai đoạn 2015-2020, NHNTVN phải tiếp tục việc tăng cường tiềm lực tài chính của mình. Nếu duy trì được tốc độ tăng bình quân 15 % năm thì đến năm 2015, NHNTVN sẽ có tổng tích sản vào khoảng 30 tỷ USD và vốn chủ sở hữu


từ 1,8 đến 2 tỷ USD. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng dự kiến 5%/năm như hiện nay, ngân hàng lớn thứ 70 châu Á sẽ có tổng tài sản khoảng 22 tỷ USD và vốn chủ sở hữu là 1,8 tỷ USD vào năm 2015.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng:


Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính rất chậm và ít, do đó việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, huy động được nguồn vốn khổng lồ từ xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện được tình hình tài chính của mình. NHNTVN có thể lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng theo hình thức tăng vốn, cách này sẽ giúp cho Nhà nước vẫn giữ nguyên được số vốn của mình trong khi đó NHNTVN sẽ tăng được vốn điều lệ của mình lên tương ứng. Trong trường hợp, phát hành lần đầu thị giá cổ phiếu của NHNTVN vượt xa với mệnh giá, phần chênh lệch nếu được nhà nước cho phép giữ lại NHNTVN thì sẽ tạo ra một lượng thặng dư vốn rất lớn, với thặng dư này NHNTVN có thể lại tiếp tục sử dụng để tăng vốn theo hình thức cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ góp vốn. Với hình thức này, một mặt, tỷ lệ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp vẫn được duy trì mà không phải sử dụng đến ngân sách, mặt khác, giúp NHNTVN tăng nhanh được vốn điều lệ trong một thời gian ngắn.

Bảng 3.1: Lộ trình tăng vốn của NHNTVN với phần vốn góp của Nhà nước giữ nguyên và giảm tỷ lệ xuống tới 51% đến năm 2010.

Đơn vị : tỷ đồng


Tỷ lệ vốn NN

Cơ cấu vốn

2007

2008

2009

2010

(80%)

(70%)

(60%)

(51%)

Vốn Nhà nước

10.000

10.000

10.000

10.000

Vốn Cổ đông

2.500

4.286

6.667

9.608

Tổng Vốn của NHNTVN

12.500

14.286

16.667

19.608

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 13


Với giả định vốn nhà nước giữ nguyên và chỉ giảm tỷ lệ nắm giữ trong NHNTVN thì đến năm 2010 vốn điều lệ của NHNTVN đã có thể đạt khoảng hơn 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, để tăng năng lực tài chính nhanh hơn nữa thì NHNTVN có thể sử dụng thặng dư vốn để tăng vốn tiếp trong khi đó vẫn giữ được các tỷ lệ tương ứng của các cổ đông.

Tìm đối tác chiến lược:


Bán cổ phần cho đối tác chiến lược trong và ngoài nước, thu được thặng dư vốn để tiếp tục thực hiện lộ trình tăng vốn và mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng tài chính cho tập đoàn. Song song với đó là việc niêm yết cổ phiếu NHNTVN lên sàn chứng khoán, thu hút kênh đầu tư trong nước và tiến tới niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Việc niêm yết trên sàn quốc tế sẽ giúp NHNTVN có thêm một kênh huy động vốn ngoại tệ, đồng thời nâng cao vị thế và uy tín của NHNTVN trên trường quốc tế.

Mua và sáp nhập một số ngân hàng trong nước:


Kinh nghiệm của các tập đoàn lớn trên thế giới và xu thế hình thành của các tập đoàn tài chính lớn cho thấy rằng, để tăng cường tiềm lực và mở rộng phạm vi cũng như là quy mô ảnh hưởng của mình thì một hình thức rất quan trọng đó là sáp nhập, thôn tính, hoặc mua lại các tổ chức khác. Các hình thức này sẽ giúp cho các tập đoàn nhanh chóng có được một tiền lực tài chính mạnh, đồng thời kết hợp và phát triển được mạng lưới các chi nhánh của mình trên cơ sở của tổ chức bị thôn tính, giảm thiểu chi phí một cách đáng kể.

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, do chưa có quy định về việc sáp nhập của các định chế tài chính nên phương pháp này chưa thực hiện được. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sân chơi bình đẳng của WTO, chắc rằng trong thời gian tới Nhà nước sẽ có qui định về vấn đề này, đây sẽ là cơ hội để NHNTVN tận dụng lợi thế của mình để phát triển hơn nữa thông qua việc mua và sáp nhập với một số


NHTMCP và các tổ chức tín dụng khác thông qua việc mua đứt hoặc chiếm tỷ lệ chi phối.

3.2.2.2. Mở rộng hoạt động kinh doanh:

Trên thực tế, việc tăng cường năng lực tài chính, như tăng vốn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu một mặt sẽ tạo sức ép từ các cổ đông về tỷ lệ cổ tức, mặt khác nó cũng tạo áp lực lên chính doanh nghiệp về cách thức khai thác số vốn đó. Để sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn vốn của mình, NHNTVN nhất thiết phải mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tế, các TĐTC-NH đa năng trên thế giới thường có lĩnh vực hoạt động rất rộng lớn, kinh doanh đa dạng các ngành nghề, có thị trường lớn và đều đa dạng hóa các sản phẩm của mình trên nhiều lĩnh vực. Do đó, để hướng tới thành một TĐTC-NH đa năng trong khu vực, song song với việc nâng cao năng lực, củng cố và phát triển hoạt động NHTM truyền thống, NHNTVN cần phải mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác để đa dạng hóa sản phẩm của mình đồng thời thu được tối đa lợi nhuận. Trước mắt là phải tăng cường năng lực tài chính và định hướng hoạt động cho các công ty con hiện có.

Trong những năm qua hoạt động của các công ty con của NHNTVN đã có những bước tiến khá quan trọng, tất cả các công ty đều hoạt động có lãi, từng bước củng cố vị trí và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước. Đặc biệt công ty chứng khoán NHNTVN, mặc dù cuối năm 2006 mới được tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế của cả năm vẫn đạt 113 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính lợi nhuận của tất cả các công ty của NHNTVN kể cả 100% vốn lẫn góp vốn cổ phần thì chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với toàn bộ lợi nhuận của NHNTVN. Trong năm 2006 lợi nhuận trước thuế hợp nhất của cả tập đoàn NHNTVN vào khoảng 3700 tỷ , thì lợi nhuận trước thuế của riêng hoạt động ngân hàng là khoảng 3500 tỷ chiếm hơn 94%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiềm lực tài chính của các công ty con quá nhỏ bé, theo quy định của nhà nước NHNTVN không được sử dụng quá 30% vốn điều lệ để thực hiện góp vốn trong các lĩnh vực hoạt động khác (Quyết định 457- 2005 của NHNN). Tính đến, 31/12/2006 vốn điều lệ của NHNTVN là 4.356 tỷ thì


số vốn của NHNTVN có thể mang đi đầu tư góp vốn chỉ khoảng hơn 1.200 tỷ, một tỷ lệ quá nhỏ so với nhu cầu phát triển kinh doanh của NHNTVN nói riêng và đất nước nói chung. Sau khi, thực hiện cổ phần hóa vốn điều lệ của NHNTVN dự kiến sẽ đạt vào khoảng 11.000 tỷ, quỹ dành cho đầu tư các công ty con sẽ tăng lên hơn

3.000 tỷ, tạo nền tảng cho việc phát triển ổn định của các công ty con và từng bước mở rộng hơn nữa.

Hiện nay cần tiếp tục tăng cường vốn và định hướng chiến lược phát triển Công ty chứng khoán VCBS và Công ty quản lý quỹ VCBF sang khai thác mảng ngân hàng đầu tư, đây là mảng NHNTVN còn yếu trong khi nhu cầu đầu tư của đất nước còn rất lớn. Đồng thời các công ty này sẽ là các đầu mối thực hiện các hoạt động kinh doanh bán buôn của NHNTVN.

Tiếp tục phát triển các loại hình kinh doanh bất động sản trên cơ sở các liên doanh có sẵn, đồng thời tiến hành thành lập một công ty chuyên doanh bất động sản và mở rộng hoạt động trên lĩnh vực rất tiềm năng này.

Định hướng và chuyển dần hoạt động của Công ty cho thuê tài chính sang chuyên doanh các sản phẩm bán lẻ, đối tượng chủ yếu các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, khách hàng giàu có và các khách hàng cá nhân khác.

Song song với việc củng cố và phát triển các công ty con hiện có là việc thành lập và phát triển một số công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác để tạo sự cân đối, hoàn thiện NHNTVN theo mô hình TĐTC-NH đa năng.


Thành lập công ty bảo hiểm và mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

sở thành lập công ty bảo hiểm NHNTVN


Nhà nước có “Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” theo quy định 175/2003 của Thủ tướng Chính phủ: “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn, lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm


cơ bản của nền kinh tế và dân cư, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”. Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm tạo hành lang pháp lý cho phép các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam (Quyết định 175/2003/QĐ-TTg), nhằm hướng đạt tổng doanh thu bảo hiểm toàn ngành so với GDP là 2,5% (2005) và 4,2% (2010); doanh thu bảo hiểm của các công ty đầu tư vào nền kinh tế đến 2010 sẽ tăng 14 lần so với 2002; tạo

150.000 việc làm cho xã hội (tính từ 2003-2010).

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước công nhận có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu NHNTVN và từng bước phát triển NHNTVN thành TĐTC-NHĐN, Chính phủ cho phép NHNTVN thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty tài chính chuyển tiền ở nước ngoài (Thông báo số 32/TB-VPCP ngày 28/02/2005)

Triển vọng và giải pháp thành lập công ty bảo hiểm NHNTVN


Triển vọng


Trong những năm gần đây ngành bảo hiểm tăng trưởng và phát triển cùng với sự tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế Việt Nam. Theo nhận định của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm mấy năm gần đây đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân từ 29-30%. Từ chỗ chỉ chiếm 0,37% GDP năm 1995, đến năm 2004 tổng doanh thu của ngành bảo hiểm đã chiếm 2% GDP. Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2005 toàn thị trường đạt 13.547tỷ VND, tăng 9,25% so với năm 2004. Năm 2005 số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam tăng nhanh. Sự góp mặt đông đảo của các công ty bảo hiểm nước ngoài cho thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tương lai vẫn còn nhiều hứa


hẹn. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam chỉ mới được khai thác 9%[13]; và tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm hàng năm ở Việt Nam còn ở mức khiêm tốn 2% GDP.

Mặc dù thị truờng bảo hiểm đã có những bước phát triển khá nhanh, tuy nhiên cho đến nay chưa có một công ty liên doanh nào được thành lập giữa công ty bảo hiểm nhân thọ với ngân hàng và cũng chưa có một công ty nào thực sự khai thác các sản phẩm Bancassurance (Đây là hình thức ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng) như là hoạt động chính yếu của công ty.

Tại thị trường BHNT Việt Nam, thực tế Bancassurance đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 80 nhưng cho đến nay chỉ dừng lại ở việc hợp tác đơn thuần là các công ty BHNT đặt quầy phân phối sản phẩm tại ngân hàng hoặc thiết kế một vài sản phẩm và nhờ ngân hàng phân phối (NHNTVN hiện đang phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm PJICO và PRUDENTIAL). Chưa có công ty BHNT nào chuyên doanh hoạt động trên lĩnh vực này. Nhìn chung trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, hoạt động Bancassurance vẫn còn dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện về không gian cho các công ty BHNT phân phối sản phẩm.


Giải pháp thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ NHNTVN

Công ty bảo hiểm nhân thọ NHNTVN sẽ được hình thành dưới hình thức công ty cổ phần hoặc liên doanh với nước ngoài. Việc thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ NHNTVN, sẽ giúp ngân hàng có một kênh huy động mới thông qua việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ gắn với hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng sẽ nhằm vào các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của ngân hàng và được phân phối qua hệ


thống phân phối đa dạng và linh hoạt như qua mạng lưới chi nhánh của ngân hàng hoặc qua mạng lưới cơ sở của các đối tác của ngân hàng.

Trong giai đoạn đầu, NHNTVN có thể hợp tác với một vài đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực Bancassurance để thành lập công ty liên doanh trong đó NHNTVN sẽ chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối. Mô hình này giúp ngân hàng nắm bắt được công nghệ mới, đồng thời khai thác lợi thế về cơ sở khách hàng và mạng lưới phân phối.

Việc thành lập công ty liên doanh bảo hiểm giữa NHNTVN với một đối tác nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Bancassurance sẽ giúp các ngân hàng trong nước nhanh chóng nắm bắt thời cơ để trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên khai phá lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ kết hợp với Ngân hàng, giúp các ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tạo thế đứng vững trên thị trường, chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi kinh tế tài chính mạnh mẽ.

Cách thức hoạt động sẽ dựa trên cơ sở các hợp đồng tín dụng và hợp đồng cung cấp dịch vụ của ngân hàng, các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế sao cho dễ hiểu, dễ giới thiệu và đáp ứng tốt nhu cầu được bảo vệ của khách hàng. Trên cơ sở đó, mạng lưới phân phối sẽ đơn giản và ít tốn kém, có thể sử dụng ngay chính các cán bộ tính dụng của ngân hàng làm người trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm. Với Bancassurance, khách hàng khi đến ngân hàng sẽ có thể sử dụng một dịch vụ trọn gói (one step package) cho cả hai loại hình dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Ở các nước phát triển nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm Bancassurance dự tính sẽ cho tỷ suất lợi nhuận tương đương với cho vay truyền thống, tạo 30% nguồn thu cho ngân hàng với rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Ở Việt Nam ngành bảo hiểm đang trên đà phát triển và thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng, do đó việc thành lập công ty hoạt động bảo hiểm nhân thọ trong xu hướng phát triển dễ đem lại thành công và tăng thêm giá trị thương hiệu cho NHNTVN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023