Biện Pháp Tạm Dừng Việc Đăng Ký, Chuyển Dịch, Thay Đổi Hiện Trạng Tài Sản

Tuy vậy, đối với các trường hợp, Chấp hành viên tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự khi đang thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn, xa trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì việc ban hành và tống đạt quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ được thực hiện như thế nào? Đây là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Chấp hành viên khi tác nghiệp hoạt động thi hành án. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định một cách linh hoạt theo hướng Chấp hành viên vẫn thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ nhưng sẽ tống đạt quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ ngay sau đó để đảm bảo tính pháp lý của hoạt động tạm giữ.

- Giao bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ

Điều 68 Luật Thi hành án dân sự không có quy định về việc bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ được thực hiện như thế nào nhưng Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ đã quy định tài sản, giấy tờ bị tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự. Do đó, về nguyên tắc thì các tài sản, giấy tờ sau khi bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ thì cũng được bảo quản theo thủ tục chung về bảo quản tài sản thi hành án, cụ thể:

1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án như vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản;

b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.

2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.

3. Việc giao bảo quản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

4. Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.

5. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [23, Điều 58].

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 7

Tuy Điều 58 Luật Thi hành án dân sự quy định về nhiều hình thức bảo quản tài sản để Chấp hành viên có nhiều phương án lựa chọn. Tuy nhiên, cần lưu ý về mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự để Chấp hành viên áp dụng được một cách chính xác và phù hợp. Theo đó, trong trường hợp này thì Chấp hành viên không nên áp dụng điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự để giao tài sản cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án như vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự hoặc người đang sử dụng bảo quản tài sản. Vì như

vậy, có thể dẫn đến việc tài sản sẽ bị tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng và vô hình trung biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự sẽ không còn hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.

Mặt khác, người được giao bảo quản tài sản phải là người có điều kiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, người đó phải đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để tài sản, giấy tờ đã bị tạm giữ được bảo quản một cách tốt nhất, an toàn nhất, tránh bị mất mát, hư hỏng, xuống cấp hoặc bị cháy, nổ trong thời gian bị tạm giữ. Do đó, khoản 3 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự đã quy định rất rõ rằng việc giao bảo quản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do. Đồng thời, người được giao bảo quản tài sản được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định một cách rõ rằng, cụ thể như vậy để ràng buộc, xác định rõ được trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.

Ví dụ: Ngày 03/7/2011, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án đã phát hiện thấy người phải thi hành án là ông Hoàng Văn Nam có chiếc xe tải 5 tấn hiệu HUYNDAI nên đã lập biên bản và ra quyết định tạm giữ chiếc xe tải này để đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, sau khi đưa chiếc xe ô tô nói trên về sân trụ sở Chi cục thi hành án dân sự huyện Diễn Châu, Chấp hành viên chỉ dùng bạt nilon phủ lên và không tiến hành lập biên bản giao cho tổ chức, cá nhân nào bảo quản. Tối cùng ngày, kẻ gian đột nhập và phóng hỏa dẫn đến chiếc xe ô tô bị tạm giữ đã bị cháy, hư hại hoàn toàn. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã thuộc về Chấp hành viên vì đã vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục thi hành án, không thực hiện việc bảo

quản, giao bảo quản tài sản đã tạm giữ theo quy định của pháp luật dẫn đến thiệt hại xảy ra.

- Thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Theo quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự thì thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự tối đa là 15 ngày, kể từ ngày thực hiện việc tạm giữ. Như vậy, sau khi tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

b) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc sở hữu của người phải thi hành án.

Tuy Luật Thi hành án dân sự không quy định cụ thể về thủ tục trả lại tài sản, giấy tờ đã tạm giữ cho đương sự nhưng tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ đã quy định rõ về vấn đề này để tránh việc tùy tiện, cẩu thả hoặc có tiêu cực trong việc trả lại tài sản, giấy tờ của đương sự. Theo đó, khi trả lại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền. Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên, cấp cho đương sự và lưu hồ sơ theo quy định.

Ví dụ: Theo nội dung Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2009/DSPT ngày 26/8/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên thì ông Lò A Sáng phải trả cho ông Giàng Sống Vàng số tiền là 5.000.000 đồng. Sau khi Bản án số 27/2009/DSPT nêu trên có hiệu lực pháp luật, ngày 05/9/2009, ông Vàng có

đơn yêu cầu thi hành án và được Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Điện Biên Đông ra Quyết định thi hành án số 20/QĐ-THA-TĐYC ngày 05/9/2009 và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Quá trình thi hành án, ông Sáng không tự nguyện thi hành án và nêu rằng hiện nay gia đình đang gặp khó khăn, thiếu thốn nên chưa thi hành án được. Ngày 20/9/2009, Chấp hành viên đã trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của ông Sáng tại gia đình. Tại đây, Chấp hành viên đã phát hiện thấy trong nhà ông Sáng có chiếc tivi màn hình phẳng hiệu SONI và một đầu đọc đĩa DVD của Trung Quốc còn mới khoảng 80% nên đã lập biên bản để tạm giữ. Tại buổi làm việc, ông Sáng trình bày đây là tài sản của ông Vàng A Chu (là người họ hàng của ông Sáng) nhưng không có chứng cứ, tài liệu nào chứng minh điều đó. Vì vậy, Chấp hành viên vẫn tiến hành tạm giữ tài sản và sau đó đã tống đạt quyết định tạm giữ tài sản đến ông Sáng theo quy định. Ngày 22/9/2009, ông Lò A Sáng và ông Vàng A Chu cùng đến Chi cục thi hành án dân sự huyện Điện Biên Đông để trình bày nội dung tài sản bị tạm giữ là của ông Chu cho ông Sáng mượn và xuất trình các giấy tờ chứng minh cho điều đó như: hóa đơn bán hàng của cửa hàng điện tử, giấy bảo hành mang tên ông Chu và xác nhận của chính quyền địa phương. Từ các chứng cứ, tài liệu mà ông Chu đưa ra thì Chấp hành viên đã thực hiện việc trả lại tài sản đã bị tạm giữ là chiếc tivi và đầu đọc đĩa đã nêu trên cho đương sự theo quy định của pháp luật.


2.3. BIỆN PHÁP TẠM DỪNG VIỆC ĐĂNG KÝ, CHUYỂN DỊCH, THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG TÀI SẢN

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Theo Điều 69 Luật Thi hành án dân sự:

Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện

trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản [23].

Có thể nói, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản là biện pháp xuất phát từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự, đã được Chấp hành viên vận dụng thực hiện trước khi được chính thức quy định trong Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu phát hiện người phải thi hành án có tài sản và họ có các hành vi thực hiện chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản thì Chấp hành viên có văn bản gửi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có tài sản, Phòng Công chứng, Phòng cảnh sát giao thông…đề nghị phối hợp trong việc ngăn chặn việc đương sự tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, do không được quy định một cách chính thức trong pháp luật nên chưa có cơ sở pháp lý, việc áp dụng và hiệu lực pháp lý của văn bản mà Chấp hành viên ban hành không cao, trong nhiều trường hợp đã không được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận dẫn đến việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thi hành án. Vì vậy, việc quy định biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra.

2.3.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản

Qua nội dung quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự cho thấy đối tượng tài sản bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch,

thay đổi hiện trạng tài sản là bất động sản hoặc là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Theo quy định của pháp luật hiện hành, có nhiều loại tài sản, quyền tài sản mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng phải thực hiện việc đăng ký hoặc xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như vốn góp của tổ chức, cá nhân tại doanh nghiệp; quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà; quyền sở hữu phương tiện phương tiện cơ giới, tàu thuyền…Đối với những tài sản này, để chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng tài sản một cách hợp pháp thì khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng, các bên tham gia quan hệ mua bán, chuyển nhượng bắt buộc phải được thực hiện thông qua việc đăng ký hoặc xác nhận tại phòng đăng ký kinh doanh, Phòng Công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phòng cảnh sát giao thông… và quyền sở hữu, sử dụng của bên mua, bên nhận chuyển nhượng chỉ được xác lập khi hoàn tất về mặt thủ tục và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Ví dụ: Theo Quyết định thi hành án số 121/QĐTHA-TĐYC ngày 26/3/2011 của Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự quận T, thành phố H thì bà Phạm Thị An, trú tại số 23 ngõ 124 Yên Phụ, quận T, thành phố H có nghĩa vụ trả cho bà Trần Thanh Bình số tiền 2.500.000.000 đ (Hai tỷ năm trăm triệu đồng) và phải chịu tiền lãi chậm thi hành án theo quy định của pháp luật. Ngày 27/3/2011, Chấp hành viên đã tống đạt trực tiếp cho bà An Quyết định số 121/QĐTHA-ĐYC nêu trên và Thông báo số 267/TB-THA ngày 27/3/2011 về việc ấn định thời hạn để bà An tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định số 121/QĐTHA-ĐYC nêu trên. Tuy nhiên, ngày 05/4/2011, bà Bình phát hiện bà An đang liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục để chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà của mình là ngôi nhà ba tầng nằm trên diện tích 35 m2 đất tại số 23 ngõ 124 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội cho người khác. Nhận thấy ngoài tài sản là nhà đất nêu trên thì bà An không còn tài sản nào khác để đảm bảo

thi hành án và nếu bà An thực hiện việc chuyển nhượng tài sản trên cho người khác thì sẽ không còn điều kiện để thi hành án, bà Bình đã yêu cầu Chấp hành viên căn cứ quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với tài sản nêu trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Xét thấy yêu cầu của bà Bình là chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật, Chấp hành viên đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để ngăn chặn việc bà An thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với nhà đất tại địa chỉ nêu trên để đảm bảo thi hành án, kể cả việc thi hành án đang trong thời gian tự nguyện thi hành án.

2.3.2. Quyền yêu cầu, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản

- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản:

Để áp dụng biện pháp này, cần có hai điều kiện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, người phải thi hành án có tài sản thuộc đối tượng tài sản áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản.

Thứ hai, khi Chấp hành viên phát hiện đương sự đang có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc họ có dấu hiệu thực hiện hành vi đó nên cần phải ngăn chặn.

Ví dụ: Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2008/KDTM-PT ngày 04/4/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên có nội dung:

…2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bà Trần Thị Như Hậu - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Nguyên phải thanh toán các khoản tiền cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương Sơn, cụ thể:

- Tiền thuê tài sản từ ngày 16/9/2005 đến ngày 25/9/2007 là 316.290.000 đ.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí