Thực Tiễn Thực Hiện Biện Pháp Tạm Giữ Tài Sản, Giấy Tờ

đến kết quả tốt nhất so với các biện pháp khác. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này trong thực tiễn cũng đã phát sinh một số hạn chế, bất cập sau:

Thứ nhất, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ quy định một cách chung chung về căn cứ để áp dụng biện pháp này là để "ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản" mà chưa có quy định cụ thể về các hành vi như thế nào là hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản và hành vi nào là hành vi thực hiện giao dịch bình thường thông qua tài khoản trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng....của người phải thi hành án. Từ đó nảy sinh các quan điểm xử lý khác nhau giữa Chấp hành viên, đương sự và tổ chức tín dụng về các hành vi này.

Thứ hai, hiện nay pháp luật chưa có cơ chế cụ thể để hỗ trợ cho người được thi hành án thực hiện việc xác minh thông tin về tài khoản của người phải thi hành án.

Luật Thi hành án dân sự đã trao quyền cho đương sự (thường là người được thi hành án) được chủ động cung cấp thông tin và yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Tuy nhiên, chưa có quy định của pháp luật tạo cơ sở pháp lý và cơ chế để đương sự tự mình xác minh, thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án. Để thu thập được các thông tin về tài khoản của người phải thi hành án tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì người được thi hành án thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và hầu hết không đạt được kết quả.

Với lý do bảo vệ quyền lợi của khách hàng là những người đã mở tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng và thực hiện các giao dịch kinh tế, thương mại thông qua các tài khoản tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã viện dẫn các quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước năm 1991; Nghị định số 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/11/2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi của khách hàng; Thông tư số 02/2001/TT-NHNN ngày 04/4/2001

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/2000/NĐ-CP; Quyết định số 1004/2001/QĐ-NHNN ngày 08/8/2001 về sửa đổi tiết a điểm 2.2 Mục II Thông tư số 02/2001/TT-NHNN để từ chối cung cấp thông tin về tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án. Việc chậm trễ trong sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định hạn chế này và tạo cơ chế cung cấp thông tin cho người được thi hành án cũng là một hạn chế, bất cập gây khó khăn cho việc thi hành án trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của Chấp hành viên nhiều khi thiếu sự hợp tác từ Kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng và cũng chưa có chế tài áp dụng đối với tổ chức đang nắm giữ thông tin về tài khoản của người phải thi hành án khi từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Mặc dù việc xác minh thông tin về tài khoản để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án hầu hết do Chấp hành viên thực hiện bởi Chấp hành viên sẽ gặp thuận lợi hơn nhiều khi thực hiện việc này do pháp luật quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo yêu cầu của Chấp hành viên. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng biện pháp này đang gặp phải vấn đề cơ bản và khó khăn nhất chính là thiếu sự hợp tác từ phía Ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, với khẩu hiệu "khách hàng là thượng đế", với mong muốn bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng (mặc dù là trái pháp luật) nhiều nhân viên ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khi nhận được yêu cầu hoặc quyết định về phong tỏa tài khoản của Chấp hành viên đã bí mật báo cho khách hàng của mình là người phải thi hành án, nhanh chóng chuyển tiền trong tài khoản của họ sang một tài khoản bí mật khác hoặc một tài khoản tạm thời khác nhằm làm cho số dự của tài khoản bị phong tỏa xuống mức thấp nhất, vô hiệu hóa quyết định phong tỏa tài khoản của Chấp hành viên.

So với Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 thì Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có nhiều quy định một cách rõ ràng, cụ thể về việc thực

hiện yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản của khách hàng. Theo đó, tại khoản 3 Điều 10 có quy định: Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng; khoản 3 Điều 14 quy định: Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổ chức tín dụng đã cố tình quên các quy định này hoặc đề nghị làm rõ cụm từ "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật" để kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn cho Chấp hành viên trong việc xác minh, thu thập thông tin và áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Trong khi đó, chế tài đối với các hành vi này của tổ chức tín dụng là chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa nên hiệu quả không cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ tư, vấn đề đang được đặt ra để tranh luận hiện nay chính là giá trị pháp lý và hiệu lực của biên bản xác minh tài khoản do Chấp hành viên lập khi thực hiện việc xác minh tài khoản tại Ngân hàng thương mại, Kho bạc nhà nước và tổ chức tín dụng khác.

Theo đó, khi phát hiện trong tài khoản của người phải thi hành án có tiền để thi hành án, Chấp hành viên lập biên bản về hiện trạng tài khoản và yêu cầu tổ chức tín dụng nơi có tài khoản tạm dừng tất cả các giao dịch nhằm chuyển tiền ra khỏi tài khoản trong thời gian Chấp hành viên chưa kịp ban hành quyết định phong tỏa tài khoản. Theo quy định, quyết định phong tỏa tài khoản phải được Chấp hành viên ký tên, đóng dấu thì mới có giá trị pháp lý. Không phải trường hợp nào Chấp hành viên cũng ra ngay được quyết định phong tỏa tài khoản để áp dụng ngay mà trong nhiều trường hợp, thông qua việc xác minh, các thông tin về tài khoản mới được chính xác. Trên cơ sở kết

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 9

quả xác minh thì Chấp hành viên mới có cơ sở ra quyết định phong tỏa tài khoản. Do đó, thời điểm lập biên bản xác minh và thời điểm ban hành quyết định phong tỏa trong trường hợp này là khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hiệu lực của biên bản đã lập khi xác minh trước khi kịp ban hành quyết định phong tỏa đó. Nếu tổ chức tín dụng thực hiện theo yêu cầu tại biên bản đã lập của Chấp hành viên thì họ sẽ phải trả lời khiếu nại của khách hàng về việc tự ý tạm dừng giao dịch thông qua tài khoản trong khi chưa có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Vì theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì tài khoản chỉ bị phong tỏa sau khi có quyết định của Chấp hành viên. Mặt khác, nếu tổ chức tín dụng không thực hiện theo yêu cầu tại biên bản đã lập của Chấp hành viên thì họ có phải chịu trách nhiệm pháp lý, chế tài nào hay không, khi mà tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự chỉ nêu chung chung trách nhiệm của kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng trong khi thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên.

Thứ năm, một số Chấp hành viên thoái hóa, biến chất đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi có sự thông đồng với người phải thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Vì mục đích vụ lợi, khi có thông tin về tài khoản của người phải thi hành án do người được thi hành án cung cấp hoặc qua việc xác minh, họ đã thông báo cho người phải thi hành án các thông tin cần thiết nhằm tạo điều kiện để người phải thi hành án kịp thời thực hiện việc tẩu tán tiền trong tài khoản trước khi bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Như vậy, từ các phân tích nêu trên cho thấy, biện pháp phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự là một quy định rất tiến bộ, có nhiều ưu điểm, nhanh gọn, ít tốn kém và đưa lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hệ thống các quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành về biện pháp này vẫn còn một số hạn chế dẫn đến việc áp dụng còn lúng túng, kém hiệu quả nên cần được sửa đổi, bổ sung để khắc phục trong thời gian tới.

3.1.2. Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Trên thực tế, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ít được Chấp hành viên áp dụng hơn so với các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác. Từ khi biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ được quy định trong Luật Thi hành án dân sự, người phải thi hành án nhận thức được việc có thể bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ giấy tờ, tài sản để đảm bảo việc thi hành án nên đã không còn quản lý, sử dụng tài sản của họ một cách công khai như trước mà sử dụng triệt để thủ đoạn nhờ người khác đứng tên đăng ký tài sản của mình... Mặt khác, hiện nay pháp luật về thi hành án dân sự vẫn chưa có cơ chế để thực hiện biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ một cách triệt để. Việc thực hiện biện pháp này chủ yếu phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của đương sự trong quá trình thi hành án. Ví dụ: Chấp hành viên vận động người phải thi hành án hoặc gia đình, thân nhân của họ tự nguyện nộp sản phẩm là lúa, gạo, nông sản khi đến vụ thu hoạch hoặc nộp số tiền thu được từ việc bán các sản phẩm đó, tiền lương, tiền công lao động mà họ được trả…

Qua khảo sát cho thấy việc thực hiện biện pháp này còn có một số vướng mắc, bất cập như sau:

Thứ nhất, hiện nay đang có ý kiến tranh luận về việc khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên có cần phải ra quyết định tạm giữ tài sản hay không? Nếu không cần ra quyết định thì cơ sở nào để xác định biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ là có giá trị pháp lý và nếu nhất thiết Chấp hành viên phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì đối với các trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án khi đang ở địa bàn xa trụ sở cơ quan mà không có điều kiện ra ngay được quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì xử lý như thế nào? Do Luật Thi hành án dân sự không quy định cụ thể và chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nên đã dẫn đến sự lúng túng của Chấp hành viên trong tổ chức thực hiện.

Thứ hai, hiện nay pháp luật quy định về việc đăng ký tài sản, công khai tài sản chưa được cụ thể nên chưa có cơ chế cung cấp thông tin công khai về đăng ký tài sản, thu nhập. Do đó, trên thực tế tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng về danh nghĩa lại là của người khác hoặc đã được mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp cho người khác trước đó. Vì vậy, trong một số trường hợp, sau khi ra quyết định tạm giữ đối với các tài sản này thì Chấp hành viên đã buộc phải chấm dứt việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ để trả lại các tài sản đã bị tạm giữ do các tài sản, giấy tờ đó thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người khác. Điều này đã làm giảm hiệu quả đáng kể của việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án.

Thứ ba, chưa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa Chấp hành viên với cơ quan Công an và các cơ quan khác có liên quan trong việc thực hiện biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản. Do người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án trong khi lại phát hiện thấy họ có tài sản, giấy tờ nên Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự để tạm giữ tài sản, giấy tờ đó. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự thường vấp phải sự chống đối của người phải thi hành án. Trong khi đó, Chấp hành viên không được đào tạo về võ thuật, không được trang bị các điều kiện cần thiết để trấn áp khi có sự chống đối, thậm chí là manh động của người phải thi hành án. Vì vậy, việc Chấp hành viên (đặc biệt đối với Chấp hành viên là phụ nữ) thực hiện biện pháp này một mình là rất khó khăn nên không hiệu quả. Mặt khác, về thủ tục thu giữ thì khi có căn cứ cho thấy người phải thi hành án đang giấu giấy tờ, tài sản hoặc đang đeo trang sức trên người, Chấp hành viên có được khám người, phương tiện để tạm giữ hay không còn chưa được quy định cụ thể. Trong khi đó, có quan niệm cho rằng nếu thực hiện sẽ vi phạm nhân quyền...

Thứ tư, pháp luật quy định về thời hạn thực hiện biện pháp này. Thông thường sau khi đã tạm giữ tài sản mà người phải thi hành án vẫn không tự

nguyện thi hành án thì để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải thực hiện việc xác minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản của họ tại các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hầu hết các trường hợp, Chấp hành viên chưa kịp nhận được kết quả phản hồi thì thời hạn áp dụng là 15 ngày đã hết. Trong trường hợp này việc thực hiện tiếp theo sẽ như thế nào thì pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể.

Tóm lại, quy định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tạm giữ tài sản, giấy tờ là một quy định tiến bộ, đột phá, nhằm thực thi một cách triệt để, đúng pháp luật, có hiệu quả các bản án, quyết định được đưa ra thi hành, bảo đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng biện pháp này như hình thức của quyết định, cơ chế phối hợp giữa Chấp hành viên và cơ quan hữu quan…vẫn chưa được quy định cụ thể. Vì thế thực tiễn thực hiện không tránh khỏi vướng mắc cần phải hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

3.1.3. Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển

dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Theo số liệu thống kê về thi hành án dân sự cho thấy có đến 85% trong tổng số các vụ việc được tổ chức thi hành có liên quan đến đối tượng tài sản thi hành án hoặc bị xử lý để thi hành án là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo quy định của pháp luật. Do đó, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản được Chấp hành viên áp dụng nhiều trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự và trên thực tế đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, qua gần 03 năm thực hiện, việc áp dụng biện pháp này cũng bắt đầu bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần giải quyết triệt để, cụ thể:

Thứ nhất, việc đăng ký các giao dịch, kê khai thu nhập, tài sản chưa thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để nên việc quản lý, nắm bắt các thông tin về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản, thu nhập khác của

người phải thi hành án không thực hiện được, không có cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tra cứu, sử dụng khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự về tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Mặt khác, pháp luật chưa quy định chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nên nhiều trường hợp họ đã không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên.

Thứ hai, quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản như hiện nay trong nhiều trường hợp là quá ngắn để thực hiện:

Tài liệu sơ kết sau 02 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp cũng đã chỉ rõ về việc không thể tuân thủ đúng thời hạn khi áp dụng biện pháp này. Nguyên nhân của nó là tài sản đang bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, cho nên trước khi chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên Chấp hành viên phải tuân thủ quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, Chấp hành viên phải thông báo cho các chủ sở hữu chung khác trong thời gian 30 ngày để các đồng sở hữu tự phân chia hoặc khởi kiện ra Tòa án để xác định phần sở hữu, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thời hạn để áp dụng biện pháp này được pháp luật quy định ngắn nên không thể thực hiện được.

Như vậy, bước đầu việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản đã có những kết quả nhất định. Qua đó cho thấy quy định của pháp luật về biện pháp này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và thừa nhận là đúng đắn và cần thiết, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy quy định về biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023