Đối Tượng Bị Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ Tài Sản, Giấy Tờ

sản, giấy tờ của đương sự đã tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm sự tác nghiệp của Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự, tạo ra bước đột phá, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

2.2.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Điều 68 của Luật Thi hành án dân sự quy định về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Như vậy, tài sản, giấy tờ của đương sự bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau đây:

Loại tài sản, giấy tờ thứ nhất: là những tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định được thi hành là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, (ví dụ như người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thi hành án).

Loại tài sản, giấy tờ thứ hai: là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê biên, tạm giữ để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ khác. Trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì các tài sản, giấy tờ này sẽ bị xử lý để đảm bảo thi hành khoản nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên.

Loại tài sản, giấy tờ thứ ba: là các tài sản, giấy tờ tuy không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ đó là của người phải thi hành án và có giá trị, có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án nếu người đó không tự nguyện thi hành.

Ví dụ: theo nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 213/2009/DSST ngày 25/6/2010 của Tòa án nhân dân quận T, thành phố H thì ông A phải trả cho ông B số tiền 20 triệu đồng. Sau khi án có hiệu lực pháp luật, ông B có đơn yêu cầu thi hành án và cung cấp cho Chi cục thi hành án dân sự quận T các tài liệu thể hiện thông tin về điều kiện thi hành án của ông A. Trên cơ sở đơn yêu cầu thi hành án của ông B và các tài liệu chứng minh điều kiện thi hành án

của người phải thi hành án gửi kèm theo, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự quận T đã thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Chấp hành viên đã thực hiện các thủ tục tống đạt các quyết định, thông báo tới các đương sự, ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, đã hết thời gian tự nguyện thi hành án mà ông A vẫn không tự nguyện thi hành án. Theo thông tin mà ông B cung cấp rằng ông A vừa mua một chiếc máy sàng cà phê trị giá khoảng 25.000.000 đ (hai mươi lăm triệu đồng), Chấp hành viên đã tiến hành làm việc xác minh điều kiện thi hành án của ông A. Kết quả xác minh trực tiếp cho thấy trong nhà ông A có chiếc máy sàng cà phê nói trên. Theo trình bày của ông A thì chiếc máy này ông vừa mua xong, có giá trị 25.000.000 đ. Do đó, Chấp hành viên đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản theo quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự để tạm giữ máy sàng cà phê nói trên của ông A để đảm bảo việc thi hành án.

Biện pháp tạm giữ tài sản của đương sự được Chấp hành viên thực hiện đối với các động sản của người phải thi hành án, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, quyền định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án.

Biện pháp tạm giữ giấy tờ của đương sự được Chấp hành viên tiến hành đối với giấy tờ liên quan đến các động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, giấy tờ có giá hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đối với bất động sản của người phải thi hành án. Khi áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ của đương sự, để đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết thì Chấp hành viên có thể đồng thời tạm giữ cả tài sản của người phải thi hành án. Ví dụ: Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có sổ tiết kiệm tiền gửi tại ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành án, Chấp hành viên có quyền áp dụng biện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

pháp tạm giữ sổ tiết kiệm này, đồng thời thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm ngăn chặn người phải thi hành án rút số tiền đang gửi tiết kiệm để đảm bảo điều kiện thi hành án của họ.

Các tài sản, giấy tờ của đương sự đã bị Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ phải là các tài sản có thể xử lý được để thi hành án và các loại giấy tờ có nội dung đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ có giá… Dù tài sản, giấy tờ thuộc diện nào thì mục đích của việc áp dụng biện pháp này vẫn nhằm bảo toàn giấy tờ, tài sản đó để thi hành án. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này đối với loại tài sản, giấy tờ là các tài sản, giấy tờ không được tuyên, không được xác định trước trong bản án, quyết định thì Chấp hành viên cần lưu ý để loại trừ các loại tài sản không được kê biên theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 6

Do ưu tiên mục đích bảo toàn tài sản, ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án mà Luật Thi hành án dân sự không quy định trách nhiệm của Chấp hành viên trước khi áp dụng biện pháp này bắt buộc phải xác định tài sản, giấy tờ bị tạm giữ là thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Do đó, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ ngoài việc áp dụng đối với người phải thi hành án thì cũng có thể áp dụng đối với người khác nếu họ đang quản lý, sử dụng các tài sản, giấy tờ được cho là của người phải thi hành án.

Ví dụ: Bản án số 133/2009/DSPT ngày 26/6/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã tuyên buộc bà Đặng Thị Mỹ Hạnh phải trả cho bà Phạm Thị Cúc số tiền 203.000.000 đồng; ngoài ra, kể từ ngày bà Cúc có đơn yêu cầu thi hành án thì Bà Đặng Thị Mỹ Hạnh còn phải trả số tiền lãi chậm thi hành án cho bà Cúc tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

Sau khi Bản án số 133/2009/DSPT nêu trên có hiệu lực thi hành, căn cứ vào đơn yêu cầu của người được thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã ban hành Quyết định thi hành án số 01/QĐ-THA ngày

05/10/2009 và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành khoản thi hành án nêu trên. Quá trình tổ chức thi hành án, do bà Đặng Thị Mỹ Hạnh không tự nguyện thi hành và có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án nên người được thi hành án đã cung cấp thông tin về tài sản của bà Hạnh và yêu cầu Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản là 01 chiếc xe ô tô tải mang biển số 77H-8225 mang tên bà Hạnh. Trên cơ sở thông tin do người được thi hành án cung cấp, Chấp hành viên đã tiến hành xác minh, kết quả cho thấy ngày 10/10/2009, vợ chồng bà Hạnh đã làm thủ tục bán chiếc xe ô tô tải mang biển số 77H-8225 cho bà Nguyễn Thị Hồng, trú tại thôn Bình Long, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, được Công chứng viên chứng thực vào ngày 10/10/2009. Tiếp đó, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã xác minh tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định, kết quả xác định chiếc ô tô nêu trên vẫn mang tên bà Hạnh mà chưa làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu cho bà Hồng. Do đó, ngày 05/12/2009, khi thực hiện việc xác minh tại cơ sở, Chấp hành viên thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã phát hiện chiếc xe ô tô tải nói trên đang đỗ trước nhà bà Nguyễn Thị Hồng, nên đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe ô tô nói trên để đảm bảo thi hành án. Chiều cùng ngày, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã ban hành Quyết định tạm giữ tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án và lập thủ tục tạm giao chiếc xe nói trên cho bà Hồng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng

- Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Cũng như đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, Điều 66 và Điều 68 Luật Thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ được áp dụng theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án. Thông thường người được thi hành án chính là người đề nghị Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình, đảm bảo việc thi hành án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người phải thi hành án tự nguyện thi hành án hoặc dù không mong muốn tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi hành án nhưng do tài sản, giấy tờ thuộc đối tượng có thể áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản đang do người thứ ba chiếm giữ, vượt ngoài tầm kiểm soát của họ, và để ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại lớn hơn mà người phải thi hành án đã yêu cầu Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp này.

Ngoài ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có tài sản, giấy tờ có thể dùng để bảo đảm thi hành án và người đó có thể tẩu tán, hủy hoại tài sản đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Thứ nhất, khi Chấp hành viên hoặc người được thi hành án phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.

Như vậy, Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ khi phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự và họ đang có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó. Quy định như trên nhằm để bảo toàn điều kiện thi hành án của đương sự hoặc để sau đó Chấp hành viên có điều kiện lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp. Trên thực tế, có thể ngoài tài sản, giấy tờ bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ thì người phải thi hành án không còn tài sản khác hoặc còn tài sản nhưng thuộc diện không được kê biên, hoặc đang có tranh chấp hoặc số tiền thu được từ việc xử lý tài sản đó không đủ để thi hành án. Trong trường hợp này, tài sản, giấy tờ đã bị tạm giữ chính là cơ hội cuối cùng để người được thi hành án nhận được quyền và lợi

ích hợp pháp của mình nên căn cứ về hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó có thể không cần phải xác định.

Xét về nội dung quy định, việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được thực hiện khi Chấp hành viên đang làm nhiệm vụ. Do đó, về cơ bản thì biện pháp này hầu hết do Chấp hành viên tự mình quyết định áp dụng để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời mà không cần đợi hoặc không cần thực hiện việc thông báo để đương sự thực hiện quyền yêu cầu của mình.

2.2.3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản

Việc Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được thực hiện theo các bước sau đây:

- Phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Chấp hành viên có thể phát hiện ra tài sản, giấy tờ của đương sự thông qua nhiều nguồn khác nhau.

Thứ nhất, Chấp hành viên phát hiện thông qua kỹ năng quan sát, đánh giá các tài sản mà đương sự đang sử dụng. Ví dụ: Khi đến làm việc với Chấp hành viên, đương sự sử dụng phương tiện là xe máy, ô tô; trên người mang theo nhiều trang sức, kim khí quý, đá quý, nhẫn, đồng hồ hoặc điện thoại đắt tiền mà tài sản đó có thể dùng để thi hành nghĩa vụ của người đó hoặc tài sản đó đã được ghi nhận trong bản án, quyết định.

Thứ hai, Chấp hành viên cũng có thể phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự để tiến hành tạm giữ khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, tại nhà của đương sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Ví dụ: Khi đang làm việc với người phải thi hành án thì Chấp hành viên phát hiện có người mang tiền, tài sản đến để thanh toán nợ với người phải thi hành án hoặc trả công theo dịch vụ mà người phải thi hành án đã thực hiện mà số tiền, tài sản đó có thể sử dụng để thi hành nghĩa

vụ thi hành án của người phải thi hành án thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định để tạm giữ số tiền, tài sản đó để bảo đảm thi hành án dân sự.

Khi thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên có thể tự mình hoặc trong trường hợp cần thiết thì có thể yêu cầu lực lượng cảnh sát hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ để tạm giữ giấy tờ, tài sản mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

- Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ

Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đều phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự. Tuy Luật Thi hành án dân sự không quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ nhưng tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 đã quy định thủ tục tạm giữ tài sản, giấy tờ theo hướng chặt chẽ, tránh khiếu nại của đương sự. Theo đó, biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.

Tài sản bị tạm giữ là tiền mặt thì cần ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì cần ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sêri trên tiền. Tài sản tạm giữ là vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tiền phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản; số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.

- Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ

Mặc dù Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định rõ khi áp dụng biện pháp này thì Chấp hành viên có phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ bằng văn bản hay chỉ cần lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án. Tuy nhiên, việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự đã làm hạn chế rất lớn đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ của chủ sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ đó. Hơn nữa, đây là một trong những tác nghiệp của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, đòi hỏi phải chính xác và được thực thi. Do đó, trong thực tiễn hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ thi hành án, Tổng cục thi hành án dân sự đã xác định rõ khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, Chấp hành viên nhất thiết phải ban hành một quyết định về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự bằng văn bản.

Nội dung của quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự về cơ bản cũng có các nội dung như biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ. Theo đó, ngoài các nội dung như tên cơ quan, ngày tháng năm ra quyết định, căn cứ áp dụng thì quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cần có các nội dung cơ bản sau:

- Tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ;

- Loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ: số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.

- Thời hạn áp dụng;

- Hậu quả pháp lý của việc áp dụng;

Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cần được giao ngay cho đương sự hoặc thân nhân của họ. Đối với các trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ngay tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc một địa điểm gần đó, có thể thực hiện ngay được việc soạn thảo, ký, đóng dấu và tống đạt cho đương sự thì không có vấn đề vướng mắc đặt ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023