trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự của một số Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký.
Hoạt động của BCĐTHADS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai còn hình thức, hiệu quả chưa cao, có thể kể đến: Chưa kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố Biên Hòa phân công, chỉ đạo các cơ quan chức năng phải phối hợp với Cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa trong việc thực hiện hiệu quả khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Công tác bồi dưỡng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ chấp hành viên và lãnh đạo quản lý thi hành án được quan tâm, song hiệu quả và chất lượng còn thấp.
-Thứ tư, việc thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
* Đối với cơ quan ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm xã hội, tín dụng
Tại các Điều 176, 177 của Luật THADS năm 2014 quy định rò trách nhiệm của Kho bạc NN, ngân hang, tổ chức tín dụng, bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự như: cung cấp thông tin, số liệu về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. Do vậy cần chủ động, kịp thời thực hiện yêu cầu của CHV về phong tỏa tài khoản, phong toả tài sản; khấu trừ tiền trong tài khoản, giải toả việc phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản của người phải THQĐDS trong bản án hình sự; khấu trừ thu nhập của người phải THQĐDS trong bản án hình sự để thực hiện nghiêm chỉnh công tác THQĐDS trong bản án hình sự.
Nhưng thực tế sự phối hợp của các cơ quan này với cơ quan thi hành án dân sự vẫn lỏng lẻo và còn nhiều bất cập trong việc cung cấp thông tin, xử lý tài sản của các cá nhân, tổ chức, đơn vị phải thi hành án. Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thi hành án dân sự, cần quy định các biện pháp chế tài cụ thể để xử lý đối với những hành vi vi phạm
thực hiện trách nhiệm theo quy định của Luật THADS tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tiền, tài sản để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ thi hành án.
* Đối với Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa
Tòa án nhân dân là cơ quan nhân dân Nhà nước để ban hành BAHS, do vậy khi ban hành BAHS, Tòa án phải bảo đảm tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Tòa án cần đính chính, giải trình, giải thích rò đối với một số quyết định trong BAHS chưa rò trong thời gian mười năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các chủ thể tham gia hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự. Đối với một số vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Ngoài ra cần trả lời kiến nghị của cơ quan THADS thành phố Biên Hòa về việc xem xét đề nghị lại BAHS của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, của các chủ thể khác về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của TAND phát sinh trong quá trình THQĐDS trong bản án hình sự. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp bản án, quyết định tuyên khó có thể thi hành được trong thực tế, và trong những trường hợp đó ngay cả một số cơ quan thi hành án dân sự, CHV vẫn chưa chủ động vận dụng những quy định của pháp luật để yêu cầu, kiến nghị cơ quan Tòa án giải thích, phối hợp để bản án, quyết định được thi hành nhanh chóng, kịp thời, và đúng pháp luật. Một số trường hợp tuyên án không căn cứ vào tình hình thực tế kinh tế của các đối tượng phải thi hành án nên khoản tiền phạt, tiền truy thu không có khả năng thi hành nên dẫn đến có những vụ việc tồn đọng kéo dài không thể xử lý được, học viên sẽ nêu đề xuất sửa đổi, bổ sung tại mục 3.2. của luận văn.
* Đối với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Quy Định Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Kết Quả Công Tác Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự Của Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Những Nguyên Nhân Tác Động Vào Kết Quả Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự Của Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng
- Tạo Chuyển Biến Cơ Bản Trong Công Tác Thi Hành Án Dân Sự, Khắc Phục Cơ Bản Tình Trạng Án Tồn Đọng Kéo Dài
- Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 9
- Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 10
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Tại khoản 2 Điều 12 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định “Viện Kiểm sát nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật”. Hiện nay, ở thành phố Biên Hòa công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, Viện kiểm sát mới chỉ chú trọng kiểm sát hoạt động của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên chứ chưa kiểm sát việc chấp hành pháp luật thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đối với các cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong quá trình trong quá trình thi hành án. Vì thế mà hiện tượng các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa phối hợp, chưa kịp thời thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án theo luật định vẫn diễn ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi hành án dân sự.
Công tác kiểm sát thi hành án dân sự chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng công tác kiểm sát trực tiếp chưa sâu, chưa kịp thời phát hiện các vi phạm của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án, của các cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức dẫn đến tình trạng những vi phạm trong hoạt động thi hành án dân sự chưa được ngăn chặn hiệu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoạt động thi hành án dân sự.
* Đối với cơ quan Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo vệ cưỡng chế thi hành án, kịp thời ngăn chặn những hành vi gây cản trở, chống đối việc thi hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp khi cưỡng chế thi hành án dân sự, lực lượng công an có mặt nhưng không thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà ngại va chạm, né tránh, lấy lý do chờ xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan công an… Một số cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân chưa
ý thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm nên việc phối hợp trong công tác thi hành án dân sự hời hợt, kém hiệu quả. Ở một số nơi, các tổ chức chính trị - xã hội còn chưa thực sự vào cuộc trong việc thi hành án có liên quan đến đoàn viên, hội viên của mình, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành án theo qui định của pháp luật. Trường hợp việc thi hành án dân sự đã phức tạp phải cưỡng chế nhưng không nhận được sự sự phối hợp có trách nhiệm của cơ quan công an và các ban ngành hữu quan thì sẽ không thi hành án được và càng làm cho vụ việc thêm khó khăn, làm mất lòng tin của nhân dân vào PL và cơ quan bảo vệ PL.
- Thứ năm, ý thức chấp hành pháp luật thi hành án của một bộ phận tổ chức, cá nhân phải thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
Công tác thi hành án quyết định dân sự trong bản án hình sự có sự tác động trực tiếp đến danh dự, quyền và lợi ích vật chất của người phải THQĐDS trong bản án hình sự. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của người dân chưa cao, ở nhiều địa phương còn rất nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế, ý thức chấp hành PL còn kém nên còn nhiều trường hợp người phải thi hành án chống đối và người thân của họ cũng chống đối việc thi hành án gây nhiều khó khăn cho hoạt động của CHV và cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án tồn đọng. Thực tiễn trong hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự ở thành phố Biên Hòa cho thấy đương sự chống đối việc thi hành án bằng rất nhiều hình thức và ngày càng tinh vi hơn dẫn tới giải quyết thi hành án rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Đối với những việc cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, cưỡng chế trả tài sản thì việc chống đối của người phải thi hành án lại càng quyết liệt với nhiều hình thức và phức tạp khôn lường; nhiều trường hợp đương sự còn lôi kéo người thân cùng chống đối việc thi hành án, hoặc tìm cách lừa cơ quan thi hành án, CHV sơ hở về thủ tục để khiếu nại, tố cáo hòng làm mất danh dự, khiến cho CHV bị kỷ luật, việc thi hành án bị đình trệ. Vì lợi ích riêng, còn có hiện tượng cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền chưa tôn trọng các quyết định, bản án có hiệu lực được đưa ra thi hành, vẫn cố tình không tự nguyện thi hành án, chây ỳ, gây khó khăn cho hoạt động THADS của cơ quan thi hành án và CHV; Đối với người được thi hành án, ngoài các trường hợp cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án chủ động, các trường hợp khác khi bản án hình sự có hiệu lực PL, đương sự phải có đơn yêu cầu thì cơ quan THADS mới ra quyết định thi hành án, nhưng không phải ai cũng biết những quy định này để thực hiện vì nhận thức pháp luật còn hạn chế. Có vụ việc có nhiều đương sự, quyền lợi ích và các nghĩa vụ phải thực hiện có sự đan xen, khi người được thi hành án thấy mình phải thanh toán lại cho người phải thi hành án một khoản tiền lớn chênh lệch về tài sản, hay với mục đích gây khó cho phía bên kia nên họ cố tình không làm đơn yêu cầu thi hành án.
- Thứ sáu, đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
Một bộ phận CHV còn yếu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, không kịp thời cập nhật thông tin, tri thức mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, hệ thống PL ngày càng lớn, các quy định ngày càng mới. Đối với công tác xác minh, phân loại án, một số CHV còn đối phó, hình thức, không thực hiện thường xuyên, không xây dựng kế hoạch giải quyết sau khi đã xác minh theo đúng quy định. Vì vậy, việc phân loại án không hiệu quả, thiếu chính xác, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra của công việc.
Ngoài ra công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật THQĐDS trong bản án hình sự chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới nhận thức về pháp luật thi hành án dân sự của một bộ phận các cơ quan nhà nước, các tổ chức và nhân dân còn hạn chế, thiếu tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Tiểu kết Chương 2
Biên Hòa là một thành phố công nghiệp, đô thị loại I, có đặc điểm vị trí địa lý đặc thù; dân số đông (thuộc một trong những thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước) ...; tuy là thành phố công nghiêp đang phát triển, nhưng các điều kiện vật chất chưa được đồng bộ. Đối với công tác THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng có nhiều nguyên nhân tích cực nhưng cũng có nhiều nguyên nhân không tích cực ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như: số lượng việc thi hành án thụ lý hàng năm tương đối lớn; năng lực quản lý điều hành trong một số thời điểm của lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn chưa đạt hiệu quả, công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng còn gặp khó khăn, phức tạp, tình trạng án tồn đọng còn lớn, gây bức xúc trong dư luận. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện về mọi mặt của Sở Tư pháp, của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai, của Cấp ủy, Chính quyền địa phương, cùng với sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của lực lượng Chấp hành viên và cán bộ công chức làm công tác thi hành án, hoạt động thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đã có những chuyển biến căn bản. Chất lượng và số lượng việc thi hành án xong đã được nâng lên, giảm được đáng kể việc tồn đọng.
Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn còn những tồn tại nhất định theo các nguyên nhân ảnh hưởng không tích cực đã được nêu ở trên. Từ thực tế đó, học viên nghiên cứu và trình bày quan điểm và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ở Chương 3 của Luận văn.
Chương 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ
3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
Để nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
3.1.1. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả yêu cầu xây dựng NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Xây dựng và hoàn thiện NN Pháp quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam, là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã được Đảng ta đề ra trong các nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX và đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng... NN pháp quyền phải là 1 NN có hệ thống PL minh bạch, hoàn chỉnh, đồng bộ, khả thi, có chất lượng, toàn thể bộ máy NN, công chức NN và mọi công dân sống, làm việc theo PL. Pháp luật chỉ có hiệu lực khi dựa vững chắc trên cơ sở pháp chế. Đối với công tác thi hành án dân sự, việc bảo đảm quyền và các lợi ích dân sự được ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án được xem là trách nhiệm của Nhà nước. Chính vì vậy, Điều 9 Luật THADS 2014 có thể hiện nội dung: NN khuyến khích các chủ thể tự nguyện THQĐDS trong bản án hình sự. Người phải THQĐDS trong bản án hình sự có điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự mà không tự nguyện THQĐDS trong bản án hình sự thì bị cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự theo quy định của pháp luật.
Pháp luật thi hành án đặt ra các quy định về trình tự thủ tục THQĐDS trong bản án hình sự, chính là thể hiện quyết tâm của NN ta trong việc bảo đảm quyền và lợi ích dân sự của các bên liên quan được thể hiện trong nội dung BAHS của TAND. Nhà nước pháp quyền XHCN không thể chấp nhận tình trạng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực PL nhưng lại không được