Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Thông Qua Các Thủ Tục Thi Hành Án Dân Sự

chọn để áp dụng cho phù hợp với thực tế THA.

2.4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua các thủ tục thi hành án dân sự

Thủ tục thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước nhằm đưa các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, mặt khác nó là công cụ hữu hiệu để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án khi bị xâm hại. Hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án. Để nâng cao hiệu quả hoạt động THADS, qua đó bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án bằng các thủ tục THADS thì cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

2.4.1. Hướng dẫn quyền yêu cầu THADS, cấp và chuyển giao, nhận bản án, quyết định

Sau khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực thi hành (hoặc chưa có hiệu lực thi hành trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật), để được cơ quan THADS tổ chức thi hành, người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án. Do đó, để người được thi hành án nắm rõ được các quy định về quyền yêu cầu THADS của mình, pháp luật đã quy định: khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án. Quy định này nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng nhận thức không rõ về quyền yêu cầu thi hành án dẫn đến việc yêu cầu thi hành án không đúng nội dung quyền, nghĩa vụ theo bản án; Quyết định hoặc yêu cầu thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án;… Qua đó, không chỉ tạo điều kiện cho đương sự nhận thức về quyền, nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu THADS mà

còn góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan xét xử trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Ngoài việc hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án cho đương sự, cơ quan xét xử đã ra bản án, quyết định còn phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành". Đặc biệt, đối với bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án, Luật THADS quy định Toà án chuyển giao cho cơ quan THADS trong thời hạn cụ thể đối với từng trường hợp như sau:

- Đối với bản án, quyết định, phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

- Đối với bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc, thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THADS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.

- Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS, Toà án phải

gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 7

Việc quy định rõ thời hạn cấp và chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án đã và đang góp phần bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án. Với quy định này, cơ quan xét xử dù vì bất cứ lý do nào cũng không thể kéo dài thời gian chuyển bản án, làm chậm trễ việc thi hành án qua đó tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản của mình.

Ngoài ra, Luật THADS sửa đổi 2014 cũng đã mở rộng các quyền của người được thi hành án như: quyền được thông báo về thi hành án; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của mình. Quy định này, cùng với quy định về quyền được ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quyền chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác,… đã tạo điều kiện thiết thực cho người được thi hành án có thêm cơ hội lựa chọn phương thức phù hợp để thi hành án, qua đó bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

2.4.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án thông qua thủ tục gửi và nhận đơn yêu cầu thi hành án

Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án

Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc gửi đơn qua bưu điện. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi [27, tr.36].

Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi

hành án và thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung chính nêu trên, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định.

Nhận đơn yêu cầu thi hành án

Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.

Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án trong trường hợp người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án hoặc hết thời hiệu yêu cầu thi hành án [27, tr.38]. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án.

2.4.3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án thông qua thủ tục ra quyết định thi hành án và thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án

Hoạt động ra quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện kịp thời, chính xác là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án. Theo quy định của

Luật THADS năm 2014 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu. Tuy nhiên, luật THADS cũng đã dự liệu một số trường hợp mà thủ trưởng cơ quan THADS được quyền chủ động ra quyết định thi hành như: phần bản án, quyết về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Với quy định mới được sửa đổi này, Nhà nước đã mở rộng phạm vi những trường hợp thủ trưởng cơ quan THADS được chủ động ra quyết định thi hành án mà không cần có đơn yêu cầu, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người được thi hành án.

Ngoài ra, để bảo đảm bản án được thi hành kịp thời, Luật THADS 2014 còn quy định về thời hạn ra quyết định thi hành án với nhiều trường hợp khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của từng bản án, quyết định. Theo đó, thời hạn ra quyết định thi hành án thông thường là 05 ngày làm việc, tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt như: áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì thời hạn này được rút ngắn tương ứng là ngay lập tức hoặc 03 ngày làm việc. Quy định này cho thấy pháp luật về THADS đã thực sự gắn liền với thực tiễn thi hành án, dự liệu nhiều tình huống nhằm thi hành kịp thời các bản án, quyết định của tòa, bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án.

Quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án không chỉ bị chi phối bởi quyết định THADS mà còn ở các quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án. Trong một số trường hợp như: quyết định THADS được ban hành không đúng thẩm quyền; quyết định về thi hành án có sai sót; căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn và trường hợp tổ chức, cá

nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án,… thì quyết định thi hành án đã ban hành không còn giá trị thực tiễn. Lúc này việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo bản án được thi hành trên thực tế, qua đó bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

2.4.4. Bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án thông qua thủ tục xác minh điều kiện thi hành án

Luật thi hành án dân sự quy định về xác định điều kiện thi hành án theo hướng nâng cao trách nhiệm của người được thi hành án trong việc chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Theo đó, trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.

Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014 đã bổ sung người được thi hành án có quyền không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện; được miễn,

giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trong một số trường hợp khác. Quy định này được coi là một điểm mới rất tiến bộ, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người được thi hành án, giảm gánh nặng cho người được thi hành án, nhất là đối với những người được thi hành án già cả, neo đơn, ốm đau, nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, ở địa phương khác với người phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người được thi hành án trong việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đã được pháp luật công nhận.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014 đã bỏ nghĩa vụ của người được thi hành án trong việc phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, chuyển hóa thành quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án; bỏ nghĩa vụ phải nộp chi phí xác minh. Như vậy, việc xác minh điều kiện thi hành án theo Luật sửa đổi là thuộc về trách nhiệm của Chấp hành viên, chi phí xác minh do Ngân sách Nhà nước chịu. Trường hợp kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải xác minh lại. Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát.

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng lỏng lẻo của công tác xác minh hiện nay, đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp trong thi hành án dân sự, Luật đã bổ sung quy định yêu cầu Chấp hành viên phải xuất trình thẻ Chấp hành viên; Chấp hành viên được quyền yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết; được trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp. Trường hợp từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2.5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án từ phía thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên, tòa án trong quá trình thi hành án dân sự

2.5.1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án từ phía thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành án dân sự

Quyết điṇ h thi hành án là một trong các căn cứ để tổ chứ c thi hành án dân sự, là tiền đề đảm bảo cho bản án, quyết định được thực thi hiệu quả trong thực tế. Do dó với tư cách là chủ thể được pháp luật trao quyền ra quyết định thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành dân sựcó vai trò quan trọng trong hoạt động thi hành án cũng như trong hoạt động bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án. Một quyết định thi hành án được thủ trưởng cơ quan THADS ban hành chính xác, hợp lý và kịp thời sẽ góp phần quyết định sự thành công cho quá trình thi hành án. Ngược lại, nếu quyết định thi hành án được ban hành sau thời điểm, không phù hợp sẽ khiế cho quá trình thi hành án gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả trên thực tế.

Không chỉ trong hoạt động ban hành quyết định thi hành án, vai trò của thủ trưởng cơ quan thi hành án còn được thể hiện trong suốt quá trình thi hành án. Có rất nhiều trường hợp, sau khi ban hành quyết định thì điều kiện thi hành án có những biến động dẫn tới quyết định đã ban hành không còn phù hợp. Lúc này, việc ra quyết định sửa đổi bổ sung hay thậm chí thu hồi quyết định đã ban hành là điều tất yếu cần thiết. Với cái tâm, cái tầm của người được pháp luật trao quyền, lãnh đạo cơ quan thi hành án sẽ có những quyết định phù hợp, kịp thời nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án.

Ngoài ra, về vấn đề ủy thác thi hành án, thẩm quyền ra quyết định ủy

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí