Trình Tự, Thủ Tục Áp Dụng Biện Pháp Tạm Dừng Việc Đăng Ký, Chuyển Quyền Sở Hữu, Sử Dụng, Thay Đổi Hiện Trạng Tài Sản

- Tiền lãi chậm trả của khoản tiền thuê tài sản trên là 58.196.000 đ.

Tổng cộng là 374.486.000 đ (Ba trăm bảy mươi bốn triệu bốn trăm tám mươi sáu ngàn đồng)…

Sau khi Bản án số 02/2008/KDTM-PT nêu trên có hiệu lực pháp luật, căn cứ đơn yêu cầu thi hành án của ông Trần Đăng Mỹ - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương Sơn, ngày 20/5/2008, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định thi hành án số 268/DS/QĐ-THA và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc. Quá trình thi hành án, do phát hiện thấy bà Trần Thị Như Hậu không tự nguyện thi hành và có dấu hiệu tẩu tán tài sản là nhà và đất tại lô đất thửa số 1393 tờ bản đồ số 1B, xã Vĩnh Thạnh - Nha Trang (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho người khác nhằm trốn tránh việc thi hành án nên ngày 03/7/2008, ông Trần Đăng Mỹ đã có đơn yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc chuyển nhượng nêu trên. Xét thấy yêu cầu của ông Trần Đăng Mỹ là có cơ sở, ngày 10/7/2008, Chấp hành viên đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-THA để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với tài sản là nhà và đất tại lô đất thửa số 1393 tờ bản đồ số 1B, xã Vĩnh Thạnh - Nha Trang (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của bà Trần Thị Như Hậu để đảm bảo việc thi hành án.

- Về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản mà mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó phải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án có quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án. Còn đối với các tài sản khác của

đương sự, Chấp hành viên có thể thực hiện việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản như đã nêu ở phần trên.

2.3.3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

- Xác định thông tin về tài sản và dấu hiệu của hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản của người phải thi hành án

Cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác, trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự mà có thể ra quyết định biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Theo đó, việc áp dụng được thực hiện khi phát hiện tài sản của người phải thi hành án và người phải thi hành án đang có dấu hiệu thực hiện hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, để xác định được người phải thi hành án có thực hiện hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản để trốn tránh việc thi hành án hay không là một việc hết sức khó khăn và không có tiêu chí rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay ở nước ta vẫn chưa có cơ chế kiểm soát, cung cấp thông tin về tình trạng tài sản, đăng ký tài sản. Vì vậy, trong tuyệt đại đa số các trường hợp, khi phát hiện được tài sản của người phải thi hành án thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản thì để đảm bảo cho việc thi hành án, Chấp hành viên đều tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự có thể ra ngay quyết định áp dụng biện pháp này mà không cần quan tâm đến việc trên thực tế người phải thi hành án có thực sự mong muốn thực hiện hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản để trốn tránh việc thi hành án hay không. Đây là lựa chọn mang tính thận trọng, an toàn của Chấp hành viên nhằm tránh các khiếu nại,

các hậu quả tiêu cực phát sinh và yêu cầu của người được thi hành án về bồi thường thiệt hại do Chấp hành viên thiếu trách nhiệm khi người phải thi hành án cố tình thực hiện các hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án phải được thể hiện bằng quyết định của Chấp hành viên. Nội dung quyết định phải có các nội dung cơ bản, như căn cứ pháp lý để áp dụng, tên người phải thi hành án, loại tài sản bị áp dụng, các thông tin cơ bản về tài sản…

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 8

Ví dụ: Tại phần quyết định của Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 98/2008/CNTT-KTST ngày 11/6/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nội dung: Cùng xác nhận Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC) còn nợ Ngân hàng Công thương Việt Nam theo các khế ước nhận nợ với tổng số tiền là 20.886.135.830 đ, trong đó:

- Vốn vay chưa hoàn trả: 14.899.928.000 đồng.

- Lãi chưa thanh toán (tính đến ngày 15/01/2008): 5.986.207.830 đồng.

Việc thanh toán nợ theo định kỳ và chậm nhất là ngày 31/12/2008 phải thanh toán xong nợ gốc và lãi.

Trường hợp Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC) trả nợ trước hạn đã thỏa thuận: số tiền trả nợ trước so với kế hoạch, Ngân hàng thu 90% gốc và 10% lãi.

Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC) không trả nợ đúng, đủ theo kế hoạch đã thỏa thuận: số tiền trả nợ không đúng, đủ phải chịu lãi suất nợ quá hạn trong thời gian chưa trả.

Nếu Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC) không thực hiện đúng việc trả nợ như trên thì phải chịu mọi biện pháp cưỡng chế theo luật định.

Nếu quá thời hạn trên mà Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC) không thực hiện được việc trả nợ thì vẫn phải tiếp tục trả lãi phát sinh tính trên số tiền gốc còn nợ, theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án cho đến khi thi hành án xong.

Sau khi Quyết định số 98/2008/CNTT-KTST nêu trên có hiệu lực pháp luật, căn cứ đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, ngày 08/01/2009, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh) đã ban hành Quyết định thi hành án số 865/QĐ- THA để thi hành khoản nghĩa vụ nêu trên và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

Quá trình thi hành án, Chấp hành viên đã thực hiện việc thông báo và ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án đối với Công ty IDC theo quy định của pháp luật. Do Công ty IDC không tự nguyện thi hành án nên Chấp hành viên đã xác minh điều kiện thi hành án của Công ty IDC. Trên cơ sở kết quả xác minh, Chấp hành viên được biết Công ty IDC có tài sản là quyền sử dụng 1.760 m2 đất thuộc thửa số 45-47 tờ bản đồ số 6 xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (nay là phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) do nên ngày 03/2/2009, Chấp hành viên đã ban hành Quyết định số 674/QĐ-THA để áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở

hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng sản của Công ty IDC để đảm bảo thi hành án. Quyết định số 674/QĐ- THA nêu trên nêu các nội dung cơ bản như:

+ Căn cứ áp dụng: khoản 5 Điều 20, Điều 66, Điều 69 Luật Thi hành án dân sự và Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP; Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 98/2008/CNTT-KTST ngày 11/6/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định thi hành án số 674/QĐ-THA ngày 03/2/2009;

+ Tên người có tài sản bị áp dụng: Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC), địa chỉ:….

+ Các thông tin về tài sản theo kết quả xác minh trước đây.

+ Thời hạn áp dụng: 15 ngày.

+ Hiệu lực của Quyết định và trách nhiệm thực hiện quyết định: Kể từ ngày ban hành; Công ty Phát triển Đầu tư Du lịch Khoa học Kỹ thuật (IDC) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

- Thực hiện quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án

Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Tùy thuộc vào loại tài sản bị áp dụng mà quyết định được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng hoặc tất cả các cơ quan, tổ chức có liên quan như khi ban hành quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu đối với xe ô tô thì Chấp hành viên gửi quyết định tới Phòng Công chứng, Phòng Cảnh sát giao thông; còn để ngăn chặn việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất thì quyết định đó được Chấp hành viên gửi tới Ủy ban nhân dân xã nơi có tài sản, Ủy ban nhân dân huyện nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Sở xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường, Cục Thuế, Phòng Công chứng…để dừng việc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Đây là một biện pháp rất quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc bảo toàn tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và có mục đích

nhằm cảnh báo cho người phải thi hành án rằng nếu họ không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là kê biên, xử lý đối với tài sản đã bị tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự chưa quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nghiêm chỉnh quyết định của Chấp hành viên, cũng như chưa làm rõ hiệu lực của việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản sau khi đã có quyết định của Chấp hành viên, nếu có. Do đó, để làm rõ hơn về vấn đề này, Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ đã quy định:

Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Đối với tài sản được đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng sau thời điểm này thì Chấp hành viên có quyền xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật, nếu có tranh chấp thì hướng dẫn các bên khởi kiện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự [11].

Ngoài ra, tại Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự cũng hướng dẫn:

Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác,

người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án".

- Thời hạn thực hiện việc áp dụng biện pháp tạm dừng thủ tục đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản [7].

Việc tạm dừng các thủ tục đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản có ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích về tài sản của những người liên quan. Vì vậy, nhằm tránh việc tùy tiện tạm dừng thủ tục đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản, Luật Thi hành án dân sự quy định trong thời gian nhất định, Chấp hành viên phải có biện pháp xử lý. Theo đó, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản nếu xác định tài sản đó là của người phải thi hành án, thuộc diện kê biên để thi hành án, là tài sản để thi hành án. Nếu không có cơ sở để thực hiện việc xử lý tài sản để thi hành án, thì phải chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Việc tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên hay chấm dứt biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản đều phải được Chấp hành viên thực hiện bằng việc ban hành một quyết định tương ứng, phù hợp với các căn cứ pháp lý và nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Như vậy, từ những nội dung đã phân tích ở trên cho thấy các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành tương đối đầy đủ. Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là rất cần thiết, giúp cho Chấp hành viên có thêm nhiều giải pháp để tổ chức thi hành án có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc quy định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo hướng mở rộng quyền chủ động yêu cầu của đương sự và quyền tự quyết định của Chấp hành viên đã giúp cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thi hành án và giúp cho Chấp hành viên xử lý nhanh chóng những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án.

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ‌


3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

31.1. Thực tiễn thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản

Một trong những yêu cầu cơ bản khi tham gia các hoạt động kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường hiện nay là người tham gia giao dịch phải có phương tiện thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả. Việc thanh toán thông qua tài khoản mở tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng đáp ứng được điều đó. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, một số hoạt động thương mại, các bên tham gia giao dịch bắt buộc phải thực hiện việc thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản. Do vậy, đây là sự lựa chọn của hầu hết các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch trong nền kinh tế thị trường.

Để phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội, phù hợp với xu hướng thực hiện việc thanh toán qua tài khoản và các quy định của pháp luật có liên quan, Luật Thi hành án dân sự đã quy định biện pháp phong tỏa tài khoản như là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động thi hành án dân sự. Trong nhiều trường hợp, khi tổ chức thực hiện việc thi hành án trong thực tế, khi có nhiều biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác nhau để lựa chọn thì Chấp hành viên vẫn xác định việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Sở dĩ Chấp hành viên luôn lựa chọn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án là bởi vì trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, không phải huy động lực lượng và các thủ tục xử lý về sau cũng sẽ thuận lợi, đưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023