Ý Nghĩa Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự

TAND, mặt khác nó còn bao gồm cả các hoạt động bổ trợ tư pháp. Do vậy nó thể hiện rò trong việc thi hành các quyết định khẩn cấp tạm thời của TAND nhằm đảm bảo cho việc xét xử, cũng như đảm bảo cho việc THA sau này, kể cả trong trường hợp BA, QĐ của TAND chưa có hiệu lực thi hành. Cơ sở của hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được đưa ra thi hành. Còn nhiệm vụ của công tác THADS nói chung và công tác thi hành quyết định dân sự trong BAHS là đảm bảo cho BA, QĐ của TAND đã có hiệu lực PL được tổ chức và thi hành nghiêm chỉnh theo Luật Thi hành án dân sự 2014.

- Thứ hai, đối tượng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là phần quyết định dân sự của bản án.

Sau khi tiếp nhận bản án hình sự có hiệu lực pháp của Tòa án, Cơ quan THADS sẽ tổ chức THQĐDS trong bản hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản trong bản án hình sự ... Do vậy nội dung chủ yếu của công tác THQĐDS trong bản án hình sự, sẽ là: việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản trong bản án hình sự ...

- Thứ ba, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có nội dung mang tính tài sản

Với bản chất của mối quan hệ dân sự luôn mang tính tài sản, cho nên khi thi hành quyết định dân sự trong BAHS cũng thể hiện tính tài sản, để khắc phục hậu quả liên quan đến tài sản, vật chất xảy ra từ hành vi vi phạm pháp luật hình sự của bị cáo. Vậy nên trong quá trình tiến hành thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự phải thực hiện theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ được quy định theo Luật Thi hành án dân sự năm 2014, cũng như một số các Chị thị, Nghị quyết (văn bản dưới luật) hướng dẫn thi hành.

- Thứ tư, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước

Công tác thi hành quyết định dân sự trong BAHS nhằm đảm bảo cho các BAHS của TAND được thi hành rong thực tiễn và cơ quan Thi hành án dân sự được áp dụng các BPCC theo quy định của PL. Các đương sự tham gia phải tôn trọng thi hành quyết định dân sự trong BAHS của TAND, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của NN, cơ quan, tổ chức và công dân. Cơ quan THADS được thực biện các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định dân sự trong bản hình sự theo quy định của pháp luật.

- Thứ năm, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự mang tính định đoạt

Xuất phát từ quyền định đoạt của các bên đương sự trong BLDS, các đương sự được phép sử dụng quyền của mình theo nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình. Đương sự có quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện hành vi nhất định hoặc không thực hiện những hành vi nhất định để đáp ứng lợi ích, ở đây là việc người được THQĐDS trong bản án hình sự yêu cầu cơ quan THADS thực hiện THQĐDS trong bản án. Quyền lợi của người được THQĐDS chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan THADS thực hiện 1 hoặc nhiều hoạt động tích cực như ra quyết định THQĐDS, quyết định kê biên tài sản… Người được THQĐDS trong bản án hình sự trong thời gian do PL quy định có yêu cầu cơ quan THADS buộc người phải THQĐDS trong bản án hình sự bảo vệ quyền lợi của mình theo quyết định có hiệu lực của TAND và trách nhiệm của cơ quan THADS là phải đưa ra quyết định THQĐDS.

-Thứ sáu, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự mang tính thỏa thuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Luật dân sự và thi hành án dân sự luôn hướng đến sự thỏa thuận tự nguyện của các bên đương về việc chấp hành phán quyết của TAND trong BA, QĐ khi sự thỏa thuận đó không trái với PL và đạo đức xã hội. Chỉ khi các chủ thể không tự thỏa thuận được với nhau về phương thức THQĐDS và người phải THQĐDS có điều kiện THQĐDS mà không tự nguyện mới bị áp dụng các BPCC buộc phải THQĐDS. Người phải THQĐDS có quyền yêu cầu về việc THQĐDS khác với nội dung BA, QĐ đã tuyên và được người được THQĐDS chấp nhận thì việc THQĐDS được thực hiện theo yêu cầu đó.

Thông qua việc nêu và phân tích 06 đặc điểm của thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, học viên nhân thấy thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có đặc điểm khác biệt so với việc thi hành bản án, quyết định dân sự khác. Đó là đặc điểm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, theo quan điểm của học viên thì công tác Thi hành án dân sự (bao gồm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và thi hành bản án, quyết định dân sự khác) nói chung đều mang tính quyền nhà nước. Tuy nhiên để phân biệt rò, chúng ta cần hiểu rằng cũng giống như bản án, quyết định hình sự đây là kết quả của quá trình điều tra, trúy tố, xét xử vụ án hình. Trong bản án hình sự Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước để tuyên buộc các đương sự (bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan), trong đó bị cáo là người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm phạm và một mức hình phạt cụ thể (học viên chỉ nói đến hình phạt mang tính chất là tiền hoặc tài sản) có hình phạt là tiền (là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung) và hình phạt cải tạo không giam nhưng đi kèm với đó là việc khấu trừ % thu nhập của người bị kết án, có thể quyết định tịch thu tang vật của vụ để tiêu hủy hoặc để sung ngân sách nhà nước, hoặc là truy thu phần thu nhập bất hợp pháp do việc thực hiện hành vi phạm tội mà có và phần nào đó là việc thu phần án phí xét xử hình sự hoặc án phí dân sự trong hình sự. Khi những phần quyết định trong bản án hình sự nêu trên có

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 3

hiệu lực thi hành thì Cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra Quyết định buộc người bị kết án phải có nghĩa vụ thi hành, nêu người bị kết án đó không thi hành (do không có điều kiện hoặc có điều kiện nhưng xin miễn thi hành vì nhiều lý do khác nhau mà pháp luật quy định được miễn thi hành) thì vẫn phải thông qua công tác xét miễn giảm thi hành án phần dân sự trong bản án hình sự.

Trong khi đối với việc thi hành bản án, quyết định dân sự khác (và phần nào đó là thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đối với trường hợp người bị kết án bị tòa án tuyên buộc phải bồi thường tiền, tài sản tương ứng với việc gây ra tổn thất tinh tình, sức khỏe, tính mạng ... cho người bị hại). Trong trường hợp này pháp luật quy định trước khi tổ chức thi hành cơ quan thi hành án đều phải nhận được yêu cầu thi hành của người được thi hành, sau khi nhận được đơn yêu cầu và tổ chức thi hành án cơ quan thi hành vẫn cần tôn trọng sự thỏa thuận giữa các đương sự. Trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình thi hành án dân sự, khi các đương sự tự nguyện thỏa thuận được về việc thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân đều phải xem xét việc thỏa thuận của các đương sự.

1.1.3. Ý nghĩa thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có các ý nghĩa sau:

- Thứ nhất, đảm bảo hiệu lực thi đầy đủ nội dung của bản án hình sự, có hiệu lực pháp luật về mặt thực tế

Nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các chủ thể cũng như đảm bảo hiệu lực THQĐDS của BAHS, cơ quan THADS phải áp dụng các biện pháp THQĐDS để tổ chức thi hành các quyết định này. Việc áp dụng các biện pháp THADS của cơ quan THADS là để đảm bảo: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” theo đúng quy định tại Điều 106 Hiến pháp 2013 [48]. Bên cạnh đó do tính đặc thù của THQĐDS trong bản án hình sự, là hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức, cá

nhân khác nhau trong xã hội và thường liên quan đến quyền sở hữu tài sản của công dân, vì vậy THQĐDS có thể dẫn việc đến xâm phạm QCN, QCD. Cho nên cần phải có cơ chế giám sát, kiểm tra đối với công tác THQĐDS. Luật thi hành án dân sự 2014 cũng quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, như: Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, Ban chỉ đạo thi hành án..., cùng đó là công tác kiểm sát thi hành án dân sự được giao cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Để từ đó đảm bảo cho công tác THQĐDS được thực hiện có hiệu quả, đúng PL. Tuy nhiên cần có quy định phù hợp hơn, hạn chế sự can thiệp không có căn cứ PL vào công tác THQĐDS của Chấp hành viên.

-Thứ hai, là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người được thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Nếu như công tác thi hành án hình sự mới chỉ đạt được mục đích trừng trị người phạm tội, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo dục người khác, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, thì hoạt động THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng ngoài những mục đích chung trong giáo dục, phòng ngừa như đã nêu trên, kết quả của nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng là quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân được tôn trọng và bảo vệ trên thực tế hay nói cách khác là khôi phục lại những lợi ích về vật chất và những quyền năng dân sự khác bị xâm hại của NN, của công dân và các chủ thể, bảo đảm quyền dân chủ và sự công bằng xã hội. Hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án cũng chính là hiệu lực của những phán quyết nhân danh NN, do đó việc thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho mỗi người dân. - Thứ ba, góp phần nâng cao chất lượng của bản án hình sự

Từ hiệu quả trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác xét xử VAHS, bản án hình sự được đảm bảo THQĐDS trong thực tiễn; ngoài ra với việc việc áp dụng các biện pháp THADS, trong trường phát hiện có sai sót trong BAHS được THQĐDS, cơ quan THADS sẽ có những kiến nghị phù hợp, giúp cho Tòa án chủ động phát hiện sai lầm, thiếu sót trong BAHS để đính chính, khắc phục sai sót để nâng cao hơn nữa công tác xét xử và bán hành các BAHS.

- Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân

Việc tự nguyện thi hành án, đặc biệt là những trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, sẽ tác động tích cực đến quyền lợi của các bên đương sự: Bên được thi hành án sớm khôi phục lại quyền lợi của mình; bên phải thi hành án có thể giảm được một phần nghĩa vụ theo bản án, quyết định, giảm được các thiệt hại so với trường hợp cơ quan thi hành án tổ chức thi hành, như giảm các chi phí cưỡng chế thi hành án, lãi suất chậm thi hành án. Với những ý nghĩa như vậy, sẽ thúc đẩy các đương sự ý thức tự nguyện trong việc thi hành án, cũng như thái độ, ý thức khi thỏa thuận với nhau trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong bản án, quyết định, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

1.2. Nội dung thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)

Căn cứ vào quy định Luật LHADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và theo Quyết định số 273/QĐ-TCTHADS ngày 22.02.2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, theo đó, việc thi hành án dân sự nói chung, Thi hành quyết định trong bản án hình sự nói riêng được thực hiện theo các bước như sau:

- Việc tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Đây là hoạt động của cơ quan TAHDS tiến hành các thủ tục tiếp nhận yêu cầu THQĐDS trong bản án hình sự của TAND. Công việc này do TTrV và Thư ký phụ trách, ngoài ra thì bộ phận Văn thư của cơ quan thi hành án dân sự cũng được giao thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

Sau khi tiếp yêu cầu đơn thi hành quyết định dân sự trong bản án hình, người tiếp nhận phải viết Phiếu nhận đơn hoặc hướng dẫn cho người gửi đơn lập biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành quyết định dân sự trong bản án hình; trong trường hợp người yêu cầu thi hành quyết định dân sự trong bản án hình trình bày bằng lời nói, thì người trực nghiệm vụ phải lập biên thể hiện nội dung đương sự yêu cầu thi hành quyết định dân sự trong bản án hình.

Nếu tiếp nhận trực tuyến thì thực hiện những công việc quy định tại Quy trình hỗ trợ trực tuyến yêu cầu THQĐDS trong bản án hình sự; Khi nhận yêu cầu THQĐDS trong bản án hình sự bằng bưu phẩm thì Văn thư tiếp nhận, vào Sổ công văn đến rồi chuyển ngay cho TTrV hoặc Thư ký được giao thụ lý. Người này sẽ có trách nhiệm nhập sổ sách theo đúng quy định về trình tự, thủ tục luật định.

- Việc ban hành quyết định THQĐDS trong bản án hình sự

Chi Cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng cơ quan THADS là người được giao quyền chủ động ban hành quyết định THQĐDS trong bản án hình sự và phân công Chấp hành viên, TTrV tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự, gồm:

+ Thi hành hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung, truy thu tiền hoặc tài sản thu lợi bất hợp pháp, án phí xét xử sơ thẩm và phúc thẩm hoặc khấu trừ thu nhập trong bản án hình sự áp dụng hình phạt Cải tạo không giam giữ;

+ Tịch thu sung quỹ NN, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho NN;

+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ NN; Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được BA, QĐ của TAND Cục trưởng, Chi cục trưởng, Chi Cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định THQĐDS trong bản án hình sự

Trưởng cơ quan THADS ra quyết định THQĐDS trong bản án hình sự khi có yêu cầu thi hành án nếu không thuộc các trường hợp trên. Thời hạn ra quyết định THQĐDS trong bản án hình sự theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu THQĐDS trong bản án hình sự.

- Việc gửi quyết định về THQĐDS trong bản án hình sự

+ Quyết định về THQĐDS trong bản án hình sự phải được gửi cho VKSND để kiểm sát theo quy định của pháp luật

+ Quyết định cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự phải được gửi cho UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự

- Việc thông báo về THQĐDS trong BAHS, gồm: Quyết về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc THQĐDS trong bản án hình sự phải thông báo cho các chủ thể theo đúng nội dung của văn bản nêu trên.

Sau khi ban hành Quyết định THQĐDS trong bản án hình sự, trong 03 ngày làm việc người được giao thụ lý THQĐDS trong bản án hình sự phải hoàn thành việc thông báo, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc THQĐDS trong bản án hình sự.

Về hình thức thông báo, có thể thông báo trực tiếp đến các đương sự hoặc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan THADS và UBND nới các đương sự cư trú hoặc thông báo trên đài và báo chí.

- Việc xác minh điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí