Trình Tự, Thủ Tục Áp Dụng Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản

kết quả xác minh hoặc các thông tin do người được thi hành án cung cấp, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản, đảm bảo việc thi hành án đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án thuộc thẩm quyền của Chấp hành viên được giao tổ chức thi hành vụ việc. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, nhiều nội dung cần thực hiện tại các địa điểm khác nhau, cần đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời thì việc áp dụng có thể được giao cho nhiều Chấp hành viên thực hiện khi các Chấp hành viên này cùng được giao tổ chức thi hành vụ việc.

2.1.3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

Về cơ bản trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này được thực hiện theo các bước như sau:

- Thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước

Mặc dù Luật Thi hành án dân sự không quy định trách nhiệm, nghĩa vụ thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án nhưng trên thực tế, để ban hành được quyết định phong tỏa tài khoản một cách chính xác, kịp thời và có tính khả thi thì việc thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước là rất quan trọng. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, chính xác về tài khoản của người phải thi hành án sẽ dẫn đến việc Chấp hành viên không ban hành được quyết định phong tỏa tài khoản hoặc ban hành quyết định không kịp thời, không đúng đối tượng, tạo cơ hội cho người phải thi hành án tẩu tán hết tiền trong tài khoản.

Thông tin về tài khoản của người phải thi hành án được xác định từ nhiều nguồn khác nhau, có thể do kết quả xác minh, thu thập trực tiếp của

Chấp hành viên hoặc do người được thi hành án có yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án cung cấp bằng văn bản.

Việc xác định người phải thi hành án có tài khoản hay không có thể dựa vào các yếu tố cơ bản như sau: căn cứ vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của người phải thi hành án, hình thức thanh toán quy định tại các hợp đồng của người phải thi hành án ký kết với các đối tác, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế… Đặc biệt, thông qua việc phân tích nội dung tranh chấp được nêu tại các bản án, nhất là các bản án tranh chấp kinh doanh thương mại, người thu thập thông tin cũng có thể nhận biết được các thông tin cơ bản về tài khoản của người phải thi hành án.

Mặt khác, Chấp hành viên cũng có thể tiến hành việc thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án thông qua việc phát hành văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc xác minh trực tiếp đối với các cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án mở tài khoản. Các thông tin về tài khoản của người phải thi hành án cần phải thu thập được bao gồm: số tài khoản, ngày mở, người đứng tên chủ tài khoản và các chủ tài khoản khác (trong trường hợp tài khoản đứng tên nhiều người), số liệu về tài khoản như số dư, số nợ trên tài khoản…Từ đó, Chấp hành viên có đủ cơ sở để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với người phải thi hành án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy, việc xác minh trực tiếp đạt hiệu quả cao hơn so với việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản. Việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản làm mất nhiều thời gian cho tổ chức tín dụng thực hiện việc hồi đáp thông tin, thông tin thu được nhiều khi không chính xác, kịp thời, trong thời gian đó, người phải thi hành án đã kịp thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản, nên đã gián tiếp tạo điều kiện để đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản. Trong khi đó, việc xác minh trực tiếp được Chấp hành viên thực hiện tại chỗ, kiểm tra ngay được hiện trạng thực tế, thông tin về tài khoản của đương sự được cung cấp một cách chính xác, kịp thời, làm

cơ sở để Chấp hành viên ban hành quyết định phong tỏa tài khoản một cách chính xác và hiệu quả. Khác với các trường hợp xác minh thông thường, một kinh nghiệm cần có trong thực hiện việc xác minh tài khoản của người phải thi hành án là Chấp hành viên cần thực hiện ngay việc lập biên bản với đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng nơi người phải thi hành án có tài khoản. Trong đó, ngoài việc nêu các thông tin cơ bản, cần thiết thì một nội dung cần nêu rõ là số dư trong tài khoản và khẳng định yêu cầu tổ chức tín dụng đó phải giữ nguyên hiện trạng, không được thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản nhằm thanh toán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án cho người khác trong khi chờ Chấp hành viên ban hành quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 5

- Ra quyết định quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Do đó, khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án đang có hành vi hoặc có thể thực hiện hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên có thể tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án áp dụng ngay biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản phải được Chấp hành viên thể hiện bằng hình thức ban hành quyết định. Trên cơ sở thông tin được xác minh, cung cấp thì quyết định phong tỏa tài khoản của Chấp hành viên cần thể hiện rõ các thông tin liên quan đến chủ tài khoản như: họ tên đầy đủ của chủ tài khoản (đối với cá nhân) hoặc tên giao dịch đầy đủ (đối với tổ chức); số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp (nếu có); địa chỉ, nơi cư trú hoặc trụ sở, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản; số tài khoản; tên cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án mở tài khoản; địa chỉ của cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án mở tài khoản; số dư trên

tài khoản tại thời điểm phong tỏa; số tiền bị phong tỏa theo quyết định; thời hạn phong tỏa và hậu quả pháp lý xảy ra.

Việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, đảm bảo số tiền cần thiết để thi hành án được bảo toàn khi có quyết định mới của cơ quan thi hành án. Theo quy định của các văn bản pháp Luật Thi hành án dân sự trước đây, khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản thì tài khoản đã bị phong tỏa sẽ rơi vào tình trạng "đóng băng", mọi giao dịch thông qua tài khoản này đều không thể thực hiện và trong nhiều trường hợp dẫn đến thiệt hại cho người phải thi hành án.

Ví dụ như: Theo nội dung bản án thì Công ty A có nghĩa vụ trả cho ông B số tiền 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), qua xác minh Chấp hành viên biết được Công ty A có tài khoản tại Ngân hàng EXIMBANK với số dư tài khoản tại thời điểm phong tỏa là 3.000.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng). Để đảm bảo thi hành án, Chấp hành viên đã thực hiện việc phong tỏa tài khoản của Công ty A. Theo quyết định của Chấp hành viên, tài khoản của Công ty A đã bị ngăn chặn, Công ty A không thực hiện được việc giao dịch kinh doanh thông qua tài khoản này. Mặc dù khoản nghĩa vụ của Công ty A nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền trong tài khoản bị phong tỏa nhưng khi tài khoản đó bị phong tỏa thì nguồn tiền từ các đối tác đổ vào tài khoản cũng như việc sử dụng tiền trong tài khoản để thanh toán cho các đối tác của Công ty A đều không thể thực hiện được trong thời gian bị phong tỏa. Điều này đã dẫn đến thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp và từ đó phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài của đương sự, ảnh hưởng đến kết quả tổ chức thi hành án.

Khắc phục tình trạng này, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án phải tuân thủ nguyên tắc: Chỉ phong tỏa số tiền tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án của người phải thi hành án, đối với số dư còn lại trong tài

khoản thì người phải thi hành án được quyền tự do giao dịch để đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của mình. Từ đó, khi quyết định áp dụng biện pháp này, Chấp hành viên phải ghi rõ số tiền bị phong tỏa tại tài khoản trong quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản. Như vậy, cần phải hiểu quy định của Luật Thi hành án dân sự về việc phong tỏa tài khoản thực chất là phong tỏa số tiền cụ thể để thi hành án chứ không phải là phong tỏa hoàn toàn tài khoản, đóng băng hoàn toàn tài khoản. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người phải thi hành án, bởi việc chỉ phong tỏa một phần tiền cụ thể theo nghĩa vụ thi hành án mà họ phải thực hiện sẽ không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ tài khoản, các khoản tiền vào tài khoản vẫn được thực hiện bình thường, các khoản ra từ tài khoản cũng không bị hạn chế, trừ khoản tiền đã bị phong tỏa theo quyết định phong tỏa.

- Giao quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

Để quyết định phong tỏa tài khoản được cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án mở tài khoản thực thi ngay lập tức, ngăn chặn việc rút tiền trong tài khoản của chủ tài khoản thì Chấp hành viên cần giao ngay quyết định phong tỏa tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản đó. Kể từ thời điểm nhận quyết định này, ngân hàng, tổ chức tín dụng hay Kho bạc có tài khoản của người phải thi hành án phải ngừng chuyển dịch số tiền trong tài khoản của người phải thi hành án đã bị phong tỏa để đảm bảo thi hành án. Do vậy, Chấp hành viên rất chú ý đến thời điểm giao quyết định phong tỏa tài khoản.

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của chính phủ thì quyết định phong tỏa tài khoản phải được Chấp hành viên giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc giao cho người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định. Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp

người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng.

Như vậy, để quyết định phong tỏa tài khoản có hiệu lực và hiệu quả trên thực tế thì Chấp hành viên phải giao ngay quyết định cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án. Đồng thời, để có căn cứ về thời điểm giao quyết định phong tỏa, nhằm ngăn chặn, bác bỏ các giao dịch bất hợp pháp thông qua tài khoản này sau khi đã bị phong tỏa và các chế tài áp dụng nếu vi phạm và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra, Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ đã quy định về việc lập biên bản về việc giao nhận quyết định phong tỏa. Cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác, khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.

- Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

Quyết định phong tỏa tài khoản phát sinh hiệu lực ngay sau khi được giao cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản. Do đó, kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định phong tỏa tài khoản (khoản 2 Điều 11 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ).

Về thời hạn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, sau khi phong tỏa tài khoản, nhằm sớm giải tỏa việc phong tỏa tài khoản, đảm bảo cơ hội thuận tiện kinh doanh, sử dụng tài khoản của người phải thi hành án, đồng thời nhanh chóng xử lý tiền để thi hành án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, khoản 3 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật Thi hành án dân sự. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án cần thiết. Ngay sau khi nhận được

quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự để trả cho người được thi hành án. Trong những trường hợp người được thi hành án có yêu cầu hoặc có tài khoản thì số tiền khấu trừ có thể được chuyển cho người được thi hành án. Việc khấu trừ tiền và chuyển vào tài khoản nào là do Chấp hành viên xác định tại quyết định khấu trừ tài khoản. Chấp hành viên phải ra ngay quyết định chấm dứt việc phong tỏa tài khoản khi người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án; cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án hoặc khi có quyết định đình chỉ thi hành án.

Như vậy, với tính chất là bước trung gian, bước đệm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khấu trừ tiền trong tài khoản thì biện pháp phong tỏa tài khoản chỉ được áp dụng trong thời hạn nhất định 05 ngày. Hết thời hạn này, Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án hoặc phải quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này.

Một nội dung cần lưu ý là trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thì các thông tin liên quan đến tiền gửi, tài khoản của khách hàng thuộc diện bảo mật, các tổ chức tín dụng được quyền từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân về việc cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi, tài khoản của khách hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Chấp hành viên cũng là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được cung cấp thông tin về tài khoản của người phải thi hành án. Do đó, đảm bảo sự công bằng và đáp ứng được nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng, pháp Luật Thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên phải có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối

tượng bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khi được Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp.

2.2. BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ


Biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Theo Điều 68 Luật Thi hành án dân sự:

1. Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

2. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

b) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên [23].

Trước đây, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 không quy định về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Biện pháp này hoàn toàn mới được quy định tại Luật Thi hành án dân sự, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, nhằm tạo điều kiện một cách tốt nhất để Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc quy định biện pháp tạm giữ tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023