thác là thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, thủ trưởng Cơ quan thi hành án quân sự và thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện. Việc ủy thác thi hành án được hiểu là việc Cơ quan thi hành án có thẩm quyền giao lại việc thi hành án cho cơ quan thi hành án khác. Để bảo đảm việc thi hành án, pháp luật qui định trong trường hợp bản án, quyết định có liên quan đến nhiều người phải thi hành án mà những người này cư trú ở nhiều nơi khác nhau hoặc tài sản thu nhập của họ ở nhiều nơi khác nhau, người phải thi hành án chuyển đi nơi khác thì cần phải thực hiện ủy thác thi hành án. Với những trường hợp này thì việc uỷ thác thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả, bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà nước, của xã hội và của mọi công dân. Khi ủy thác thi hành án phải ra quyết định ủy thác, thời hạn ra quyết định ủy thác không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định có căn cứ ủy thác. Quyết định ủy thác cần ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản đang thi hành dở, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác. Nếu đã ra quyết định thi hành án khi ủy thác phải thu hồi lại quyết định thi hành đã ra.
2.5.2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án từ phía chấp hành viên trong quá trình thi hành án dân sự
Luật THADS đã quy định Chấp hành viên là người được giao trách nhiệm thi hành án, Quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật [18]. Qua đó cũng có thể hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chấp hành viên chỉ và phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án được giao và được pháp luật bảo vệ. Điều đó cho thấy, hoạt động của Chấp hành viên vừa mang tính quyền lực nhà nước, vừa thể hiện tính chuyên trách trong việc thực hiện pháp luật.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Chấp hành viên được quy định cụ thể như sau:
- Thi hành đúng nội dung bản án, Quyết định của Tòa án; áp dụng đúng các quy định của Pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án.
- Triệu tập đương sự, người có liên quan đến trụ sở Cơ quan Thi hành án hoặc Ủy ban nhân dân xã phường, trị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án; giải thích thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án.
- Ấn định thời hạn để người phải thi hành tự nguyện thi hành án theo quy định của Pháp luật
- Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp xử lý tang vật, tài sản hoặc những việc khác có liên quan đến việc thi hành án.
- Quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án và các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án, quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị Cơ quan thi hành án cùng cấp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm đối với người vi phạm.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Thông Qua Biện Pháp Bảo Đảm Tạm Giữ Tài Sản, Giấy Tờ Của Đương Sự
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Bằng Biện Pháp Cưỡng Chế Khấu Trừ Tiền Trong Tài Khoản; Thu Hồi, Xử Lý Tiền,
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Thông Qua Các Thủ Tục Thi Hành Án Dân Sự
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Từ Phía Cá Nhân, Cơ Quan, Và Các Tổ Chức Khác
- Thực Tiễn Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Thông Qua Biện Pháp Tạm Dừng Việc Đăng Ký, Chuyển Quyền Sở
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 11
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Bên cạnh việc quy định những quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể đối với Chấp hành viên, Luật THADS 2008 cũng quy định trách nhiệm của Chấp hành viên khi không thi hành đúng bản án, quyết định của Tòa án, trì hoãn thi hành án hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án trái với pháp luật, vi pham quy chế Chấp hành viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy về cơ bản, Chấp hành viên có vai trò vô cùng quan trọng trong
việc bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án không bị xâm phạm. Đặc biệt, Chấp hành viên là người ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án và biện pháp cưỡng chế thi hành án. Nếu áp dụng đúng các biện pháp bảo đảm hoặc biện pháp cưỡng chế sẽ giúp bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích của người được thi hành án nhưng nếu áp dụng sai, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi hành các bản án, Quyết định của Tòa án và sẽ làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Ngoài ra, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014 đã bổ sung một quyền rất mới là cho đương sự, đó là quyền được yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ. Quy định này phù hợp với quy định hiện hành về thay đổi người tiến hành tố tụng trong các thủ tục tố tụng, đảm bảo sự khách quan trong tổ chức thi hành án dân sự, tạo niềm tin cho nhân dân đối với hoạt động thi hành án dân sự.
2.5.3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án từ phía Tòa án
Một trong những vấn đề gây bức xúc cho người được thi hành án là tình trạng người phải thi hành án tìm mọi cách để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án, như: không nhận tài sản là của mình, đồng ý tài sản là của người khác, không khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung. Do đó, Luật thi hành án dân sự sửa đổi đã quy định bổ sung quyền của người được thi hành án trong việc yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án. Đây là quyền quan trọng để tạo cơ hội cho người được thi hành án
bảo đảm kịp thời và đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp mà bản án, quyết định đã ghi nhận.Cùng với những sửa đổi, bổ sung của pháp luật THADS về quyền của người được thi hành án là sự nâng cao vai trò của tòa án trong hoạt động thi hành án. Hiện nay, vai trò của tòa án trong việc bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án được thể hiện ở những mặt cơ bản sau:
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua hoạt động ra bản án, quyết định.
Với tư cách là cơ quan xét xử, tòa án tiến hành các biện pháp giải quyết các tranh chấp, các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân, lao động… và những vụ án khác theo quy định của pháp luật để đưa ra các phán quyết bằng các bản án, quyết định. Việc đề cao vai trò, trách nhiệm của tòa án trong khâu đưa ra bản án, quyết định là hoàn toàn cần thiết. Điều 179 Luật THADS quy định tòa án với tư cách là cơ quan ra bản án, quyết định, có trách nhiệm bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế; Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Việc tòa án thực hiện tốt vai trò của mình, các bản án, quyết định được tuyên chính xác, rõ ràng sẽ tạo điều kiện để công tác thi hành án diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, qua đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua hoạt động hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án và cấp, chuyển giao bản án, quyết định.
Bản án, quyết định dân sự của tòa án được thi hành theo hai cơ chế: Thi hành án theo đơn yêu cầu và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án dân sự. Mỗi cơ chế thi hành án được áp dụng với một loại bản án, quyết định và vai trò của tòa án trong các trường hợp là khác nhau.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án: vài trò của tòa án được thể hiện thông qua hoạt động giải thích quyền yêu cầu thi hành án cho đương sự. Điều 26 Luật THADS quy định khi ra bản án, quyết định, tòa án phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu yêu cầu thi hành án. Việc quy định ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án là quy định mới, vừa nâng cao trách nhiệm của tòa án và nghĩa vụ của đương sự, vừa tạo điều kiện cho đương sự nhận thức về quyền, nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự. Khi tòa án thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ này sẽ góp phần hỗ trợ cho các bên đương sự, đặc biệt là người được thi hành án thực thi quyền lợi của mình tốt hơn, qua đó tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
Trường hợp bản án, quyết định thuộc diện thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án, vài trò của tòa án được thể hiện thông qua hoạt động cấp, chuyển giao bản án, quyết định. Điều 28 Luật THADS quy định trách nhiệm tòa án chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn cụ thể đối với từng trường hợp:
- Đối với bản án, quyết định của tòa cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của toàn án; quyết định của tòa án nước ngoài, trọng tài nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho
cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Đối với bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động….. thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
- Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Toà án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, thông qua việc cấp, chuyển giao bản án sớm nhất có thể cho cơ quan thi hành án, tòa án đã tạo điều kiện cho việc thi hành án trên thực tế diễn ra sớm hơn, bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án tốt hơn.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua hoạt động yêu cầu thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án.
Không phải bất cứ bản án hay quyết định nào của tòa án cũng đúng, chính xác ngay từ đầu. Nhằm hạn chế tối đa việc khắc phục hậu quả do thi hành những bản án này, pháp luật quy định chánh án tòa án là chủ thể có thẩm quyền yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ thi hành án. Khi nhận được quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án của chánh án tòa án có thẩm quyền thì thủ trưởng cơ quan THADS thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án. Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được thông báo của tòa án.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp tài sản đã kê biên.
Căn cứ Điều 75 và khoản 4 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự, vai trò của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp tài sản đã kê biên được thể hiện ở việc thụ lý giải quyết yêu cầu của đương sự và của cơ quan thi hành án dân sự. Theo đó,trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chấp hành viên xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định của Toà án, cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chấp hành viên yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy định của Luật này.
Tòa án có trách nhiệm thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi hành án, đảm bảo kịp thời quyền và lợi ích của người được thi hành án.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua việc phối hợp trong thi hành án dân sự.
Việc phối hợp với tòa án trong thi hành án cũng có vai trò quan trọng để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao cùng với với Bộ Tư pháp, tòa án nhân các cấp đã phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập trong công tác thi hành án.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án bằng
cơ chế giám sát thi hành án.
Pháp luật nhiều nước đều có chế định Thẩm phán thi hành án trong lĩnh vực THADS, thậm chí là cả trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở nhiều nước; tồn tại trong mô hình tổ chức thi hành án thuộc tòa án lẫn trong mô hình tổ chức thi hành án thuộc hệ thống cơ quan hành chính. Thẩm phán thi hành án thường có mặt tại các tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng được Chánh toà chỉ định và uỷ quyền phụ trách thi hành án. Thẩm phán thi hành án không tham gia vào quá trình xét xử của tòa án, không được xem xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án, không được làm gián đoạn việc thi hành quyết định đó mà chỉ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, hợp lệ của quá trình thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành án, nếu có các tranh chấp phát sinh, thì thẩm phán thi hành án có trách nhiệm giải quyết. Thậm chí, trong lĩnh vực THADS, thẩm phán thi hành án còn có thẩm quyền ra các quyết định quan trọng trong như: quyết định cho phép áp dụng biện pháp sai áp tài sản, quyết định phá khoá, khám nhà, khám đồ vật, quyết định bắt giữ người có hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, quyết định dẫn giải người phải thi hành án khi đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng cố tình không có mặt.
Thực tiễn thi hành án ở nước ta thời gian qua cho thấy có rất nhiều vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án cần có sự can thiệp trực tiếp, kịp thời của tòa án như vấn đề: giải thích bản án, xác định kỷ phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, xác định quyền sở hữu tài sản của người phải thi hành án… Vì vậy, chế định thẩm phán thi hành án của các nước là một kinh nghiệm tốt mà chúng ta có thể tham khảo, nhằm tháo gỡ một cách nhanh chóng, có hiệu quả và bằng thể thức hợp pháp đối với các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án, qua đó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án.