Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Quy Định Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự

Nếu chủ động ra quyết định THQĐDS trong bản án hình sự, thì CHV phải tiến hành xác minh điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự của người phải THQĐDS trong bản án hình sự;

Nếu THQĐDS trong bản án hình sự theo đơn yêu cầu, khi người được THQĐDS trong bản án hình sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự của người phải THQĐDS trong bản án hình sự thì có thể yêu cầu CHV tiến hành xác minh.

Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rò các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh; Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định THQĐDS trong bản án hình sự hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được THQĐDS trong bản án hình sự, CHV phải tiến hành việc xác minh; trường hợp THQĐDS trong bản án hình sự quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.

Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ nội dung xác minh.

- Việc cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự: Hết thời hạn mười ngày kể từ ngày người phải THQĐDS trong bản án hình sự nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THQĐDS trong bản án hình sự, người phải THQĐDS trong bản án hình sự có điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự mà không tự nguyện THQĐDS trong bản án hình sự thì bị cưỡng chế. Nếu cần ngăn chặn người phải THQĐDS trong bản án hình sự có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc THQĐDS trong bản án hình sự thì CHV có quyền áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế thi hành án; Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm

sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của PL và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

- Việc thanh toán tiền THQĐDS trong bản án hình sự, số tiền THQĐDS trong bản án hình sự, sau khi trừ các chi phí THQĐDS trong bản án hình sự và khoản tiền để người THQĐDS trong bản án hình sự giao nhà là chỗ ở duy nhất có thể thuê nhà trong thời hạn một năm, được thanh toán theo thứ tự: Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần; Án phí; Các khoản phải THQĐDS trong bản án hình sự khác theo BAHS.

Nếu có nhiều người được THQĐDS trong bản án hình sự thì việc thanh toán tiền THQĐDS trong bản án hình sự được thực hiện như sau: Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự. Nếu trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được THQĐDS trong bản án hình sự thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà chủ thể được THQĐDS trong bản án hình sự; Số tiền THQĐDS trong bản án hình sự thu theo quyết định cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự nào thì thanh toán cho các chủ thể được THQĐDS trong bản án hình sự đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế THQĐDS trong bản án hình sự. Số tiền còn lại được thanh toán cho những chủ thể được THQĐDS trong bản án hình sự theo các quyết định THQĐDS trong bản án hình sự khác tính đến thời điểm thanh toán; Số tiền còn lại được trả cho chủ thể phải THQĐDS trong bản án hình sự; Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản BAHS tuyên kê biên để bảo đảm THQĐDS trong bản án hình sự cho một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về THQĐDS trong bản án hình sự.

- Kết thúc THQĐDS trong bản án hình sự, việc THQĐDS trong bản án hình sự đương nhiên kết thúc khi các chủ thể đã thực hiện xong quyền, nghĩa

vụ của mình; Có quyết định đình chỉ THQĐDS trong bản án hình sự; Các chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác nhận kết quả THQĐDS trong bản án hình sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người yêu cầu, Trưởng cơ quan THADS sẽ cấp giấy xác nhận kết quả THQĐDS trong bản án hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển quy định thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1989

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 4

Qua nghiên cứu các tư liệu lịch sử các ngành tư pháp Việt Nam nói chung và ngành Thi hành án dân sự nói riêng, học viên nhận thấy giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989, là giai đoạn mà tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự nói chung và công tác THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng chưa được quan tâm chú trọng. Một mặt do thời điểm ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công Đảng và NN ta phải tập trung vào các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc và một mặt thời điểm từ năm 1945 đến năm 1975 đất nước ta cũng đang tồn tại Chế định Thừa phát lại (có từ thời Pháp thuộc 1910 đến năm 1975). Do vậy trong giai đoạn 1945-1989 là giai đoạn công tác thi hành án dân sự nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tòa án. Do đó, tác giả sẽ điểm qua một số quy định của pháp luật về công tác THADS nói chung và công tác THQĐDS trong bản án hình sự tại một số Sắc Lệnh và Thông tư, cụ thể như sau:

- Ngày 24 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch TP, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức THADS nước ta. Trong đó tại khoản 3 Điều 3 của Sắc lệnh 13 đã nêu rò: Ban tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của TP cấp trên [15].

- Về trình tự THQĐDS trong bản án hình sự, tại thông tư số 24, ngày 26 tháng 4 năm 1949 của BTP về việc THA Hình và Hộ đã nêu rò những

nguyên tắc chấp hành, thể thức chấp hành, cách thức THQĐDS trong bản án hình sự của TAND, trong đó có quy định trách nhiệm THQĐDS trong bản án hình sự của Thừa phát lại, Ban tư pháp xã và nhấn mạnh vai trò của UBND cấp xã và các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ THQĐDS trong bản án hình sự.

- Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Bác Hồ tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 85 về "Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng", trong đó tại Điều 9 đã ghi rò: TP huyện dưới sự kiểm soát của biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án Hình về khoản bồi thường hay bồi hoàn và các án Hộ mà chính TAND huyện và TAND trên đã tuyên [16]. Như vậy việc THQĐDS trong bản án hình sự do Thừa phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện trước đây đã được thay thế bằng TP huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Do vậy đã làm thay đổi căn bản cơ chế tổ chức, hoạt động của Cơ quan thi hành án dân sự, Thi hành án dân sự từ chỗ căn cứ vào yêu cầu của đương sự đã trở thành trách nhiệm của NN, TAND chủ động THQĐDS trong bản án hình sự mà không chờ yêu cầu của người được THQĐDS trong bản án hình sự.

- Cùng với việc Nhà nước ban hành Hiến pháp mới năm 1959, là sự ra đời của Luật tổ chức TAND năm 1960, trong đó tại Điều 24 có thể hiện nội dung: ... TAND địa phương có nhân viên THA làm nhiệm vụ thi hành những BA, QĐ dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các BAHS.

Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta thời kỳ ấy đã xác định rò vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự.

- Tiếp đến ngày 13 tháng 10 năm 1972, Chánh án TAND tối cao đã ban hành Quyết định số 186, về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của CHV, NN không tổ chức cơ quan THADS riêng mà chỉ đặt CHV tại các TAND ở địa phương để thực hiện chuyên trách việc THQĐDS trong bản án hình sự. Các CHV có nhiệm vụ THQĐDS trong bản án hình sự; giúp Chánh án TAND đôn

đốc, kiểm tra việc THQĐDS trong bản án hình sự ở các TAND cấp dưới. Các CHV thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nơi họ làm việc.

Khi thực hiện công tác THQĐDS trong bản án hình sự, các Chấp hành viên có quyền định cho đối tượng 1 thời hạn để THQĐDS trong bản án hình sự, áp dụng BPCC mà PL cho phép sau khi có sự thỏa thuận của Chánh án Tòa án nhân dân nơi mình công tác; các Chấp hành viên có quyền yêu cầu lực lượng bảo vệ trật tự trị an giúp sức khi cần thiết hoặc đề nghị Tòa án cấp có thẩm quyền hoãn, tạm đình chỉ THQĐDS trong bản án hình sự

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2008

Tại giai đoạn này công tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng bắt đầu được Đảng và NN quan tâm, với việc lần lượt ban hành 03 Pháp lệnh về thi hành án dân sự, cụ thể:

- Tại Điều 15 Pháp Lệnh thi hành án dân sự năm 1990 (số 23- LCT/HDDNN8, ngày 28 tháng 8 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1990), Chương 3: Thủ tục thi hành án, quy định: Chánh án Toà án chủ động ra quyết định thi hành án.

“Những bản án, quyết định được Chánh án Toà án chủ động ra quyết định thi hành bao gồm:

1- Bản án, quyết định nói tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này;

2- Bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí” [42].

- Tại Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 (số 13-L/CTN, ngày 17 tháng 4 năm 1993 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01.6.1993, thay thế Pháp lệnh năm 1990), Chương 3: Thủ tục thi hành án, quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án.

“Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án” [43].

- Tại Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (số 13/2004PL- UBTVQH11, ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01.7.2004, thay thế Pháp lệnh năm 1993), Chương 3: Thủ tục thi hành án, quy định. Chủ động ra quyết định thi hành án

“1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây:

a) án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ phí Toà án;

b) Hình phạt tiền;

c) Tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính;

d) Xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ;

đ) Thu hồi đất theo quyết định của Toà án;

e) Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án” [44].

Trong 03 Pháp lệnh THADS nêu trên, học viên nhận thấy tại Điều 22 Pháp lệnh THADS 2004 các nhà làm luật đã quy định các nội dung về công tác THQĐDS trong bản án hình sự đầy đủ và gần tương đồng với quy định tại Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014).

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

Sau hơn ba năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 cho thấy, nhiều quy định về thủ tục thi hành án đã thể hiện được quan điểm cải

cách tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời một số tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án. Nhưng khi so nhu cầu cải cách tư pháp thì Pháp lệnh ngày còn hạn chế, bất cập. có thể kể đến hạn chế, bất cập về trình tự, thủ tục THQĐDS trong bản án hình sự; Và các quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự; cơ chế quản lý, mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc được giao; quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự, của Chấp hành viên chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các khâu thi hành án, đặc biệt là khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn công tác THQĐDS trong bản án hình sự bị tồn đọng, kéo dài.

Ngày 14/11/2008, Quốc hội Khoá XII tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Nghị quyết về việc thi hành Luật thi hành án dân sự số 24/2008/QH12. Đây là hai văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành QĐDS trong bản án hình sự nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành Luật THADS cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, có thể kể đến: Kết quả THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng có sự tăng lên nhưng lượng án tồn đọng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; việc phân loại THQĐDS trong bản án hình sự ở vài đơn vị vẫn chưa thật chính xác, vẫn còn tình trạng chuyển từ án THQĐDS trong bản án hình sự có điều kiện sang án THQĐDS trong bản án hình sự không có điều kiện, trong khi TAND không nắm được BAHS của Tòa án có hiệu lực thi hành đã được thi hành hay chưa; việc tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự trong nhiều

trường hợp còn chưa kịp thời, gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó có một số trường hợp BAHS của TAND áp dụng pháp luật không rò ràng, thiếu khả thi nhưng việc giải thích, trả lời của TAND đối với yêu cầu của cơ quan THADS về giải thích bản án còn chưa kịp thời, có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài; công tác phối hợp trong THQĐDS trong bản án hình sự, mặc dù có chuyển biến nhưng vẫn còn hạn chế nhất định, 1 số cấp uỷ, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho công tác THQĐDS trong bản án hình sự.

Ngày 25/11/2014 Nhà nước ta đã ban hành Luật THADS mới năm, trong đó đã sửa đổi, bổ sung 55/183 điều của Luật THADS 2008, các quy định của LTHADS năm 2014 về trình tự, thủ tục thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, học viên đã nêu cụ thể tại mục 1.2 của luận văn.

Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển quy định thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự cho thấy quy định của pháp luật về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung thi hành, chủ thể thi hành, các biện pháp đảm bảo thi hành ... Các kinh nghiệm được rút ra quá trình hình thành và phát triển quy định thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là cơ sở tham khảo để nâng cao hiệu quả vấn đề này.

Tiểu kết Chương 1

Pháp luật là một công cụ sắc bén của NN để quản lý xã hội, để phát huy được vị trí, vai trò, giá trị của pháp luật thì PL phải được tôn trọng và được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội. THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự là một lĩnh vực thực hiện PL, là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các các bản án hình sự của TAND được thực thi đầy đủ trên thực tế. Từ đó định hướng ý thức, hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ PL, phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện PL khắc phục tình trạng không chấp hành PL đối với THQĐDS trong bản án hình sự, hạn chế và ngăn ngừa những vi phạm PL. Muốn đạt được mục đích đó, đòi

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí