Cơ Cấu Tổ Chức Và Kết Quả Công Tác Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự Của Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

hỏi các chủ thể thực hiện PL phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và ý nghĩa thiết thực của nó, từ đó chủ động có biện pháp thích hợp để tổ chức thực hiện tốt những quy định của pháp luật THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng. Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NN, các tổ chức và cá nhân; phát huy bản chất NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; góp phần ổn định xã hội; phát triển kinh tế; đẩy mạnh hội nhập quốc tế và tăng cường pháp chế XHCN. Đó là toàn bộ nội dung của chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của PL về THQĐDS trong bản án hình sự của cơ quan THADS. Trên nền tảng lý luận đó, học viên vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình, để đánh giá thực trạng hiệu quả công tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự của cơ quan THADS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng giai đoạn 2016-2020 ở Chương 2 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI (2016-2020)


2.1. Cơ cấu tổ chức và kết quả công tác Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Về cơ cấu tổ chức

Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai, có trụ sở đặt tại số 2A, đường N4, KP 1, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Về biên chế cán bộ: Tính đến tháng 12 năm 2020, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa có biên chế 38 công chức, gồm: 01 Chi cục trưởng, 03 Phó Chi cục trưởng. Chấp hành viên trung cấp 01 (là Chi cục trưởng), Chấp hành viên sơ cấp 19, Thẩm tra viên 02, còn lại thư ký thi hành án và các công chức khác.

Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ luật học: 02 người; Đại học: 35 người; trung cấp: 01 người.

Với cơ cấu tổ chức và số lượng biên chế công chức nêu trên, trong giai đoạn hiện nay, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa cơ bản đủ đáp ứng yêu thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên số biên chế phân bổ cho Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa quá thấp so với mức trung bình một cơ quan nhà nước ở thành phố công nghiệp (Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa 80 biên chế, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa 53 biên chế), do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại thành phố Biên Hòa nói riêng.

Về cơ sở vật chất: Chi cục THADS thành phố Biên Hòa đã có trụ sở làm việc riêng, kho tang vật đang phải thuê, 01 xe ôtô công vụ; 01 xe máy công, trang bị máy phôtô, vi tính, fax,... theo định mức kinh phí của BTP. Như vậy cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác THQĐDS trong bản án hình sự ở địa phương. Tuy nhiên để đảm bảo nâng cao hiệu THQĐDS trong bản án hình sự trong giai đoạn hiện nay cũng cần được cấp trên quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết.

Trong những năm qua Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa luôn là đơn vị dẫn đầu về số vụ việc quyết định dân sự trong vụ án hình sự phải thụ lý (trên 9 ngàn vụ việc/năm). Để nâng cao hiệu quả công tác THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, đơn vị luôn chú trọng nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong cơ quan THADS, làm tốt công tác tham mưu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác THADS; tập trung làm tốt công tác phân loại án, đảm bảo THA đúng trình tự, thủ tục; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm sát hoạt động THADS; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các kiến nghị phản ảnh của nhân dân, giải quyết đúng thời hạn đơn thư khiếu nại, tố cáo.

2.1.2. Kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Do mục tiêu của đề tài khoa học, do vậy học viên chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích số vụ, việc sự được Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa thụ lý giải quyết liên quan đến các quyết định dân sự trong bản án hình sự từ năm 2016-2020, cụ thể như sau:

Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ do Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai; Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa giao, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa đã xây dựng Kế hoạch công tác nhằm tổ chức thực hiện và phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu thi hành án dân

sự được giao nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng, đồng thời tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; toàn ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp, triển khai toàn diện các mặt công tác; bảo đảm kết quả thi hành án dân sự thực chất, bền vững. Theo thống kê của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tính bình quân trung bình hàng năm đơn vị thụ lý giải quyết trên 2.000 vụ - việc liên quan đến quyết định dân sự trong bản án hình sự với tỷ lệ tổ chức thi hành xong đạt trên 81,5% về vụ - việc và trên 40,1% về tiền so với số có điều kiện giải quyết. Được học viên biểu diễn bằng các bảng minh họa về số lượng thụ lý và giải quyết thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 – 2020, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số lượng việc quyết định dân sự trong bản án hình sự được Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa,

tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết từ 2016 - 2020


Năm thực hiện

Tổng số việc phải

thi hành

Số việc cũ chuyển

sang

Số việc thụ lý mới

2016

2.326

1.113

1.213

2017

2.063

1.139

924

2018

1.840

1.157

683

2019

2.072

1.220

852

2020

1.767

939

828

Tổng số

10.068

5.568

4.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 5

Nguồn: Báo cáo công tác thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 [12].

Bảng 2.2: Kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 – 2020


Năm thực hiện

Tổng số việc thụ lý thi hành

Số việc có điều kiện thi hành

Số việc chưa có điều kiện thi hành

Số việc giải quyết xong

Tỷ lệ đã giải quyết xong (%)

2016

2.326

1.244

872

976

78,46

2017

2.063

973

907

723

74,31

2018

1.840

847

897

525

61,98

2019

2.072

996

952

612

61,45

2020

1.767

1.038

598

796

76,69

Tổng

số

10.068

5.098

4.226

3.632

70,58

Nguồn: Báo cáo công tác thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 [12].

Bảng 2.3: Kết quả thi hành án dân sự về tiền đối với các quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 - 2020

Đơn vị tính: 1000 đồng


Năm thực hiện


Tổng số phải thi hành


Số có điều kiện thi hành

Kết quả đã giải quyết

được

Tỷ lệ đã giải quyết trên số có điều kiện thi hành (%)

2016

55.910.904

23.929.715

7.913.660

33,07

2017

55.201.744

23.534.510

6.977.892

29,65

2018

57.279.052

22.044.397

4.893.165

22,20

2019

64.614.030

28.180.237

8.307.413

29,48

2020

55.436.861

12.990.806

4.997.592

38,47

Tổng số

290.442.591

110.679.665

33.089.722

30,57

Nguồn: Báo cáo công tác thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 [12].

Qua bảng 2.3 nêu trên, học viên nhận thấy tổng số tiền phải thi hành trong năm 2019 là cao nhất, với 64.614.030.000 đồng; trong khi năm vừa qua

(2020) tổng số tiền phải thi hành giảm xuống còn 55.436.861.000 đồng, giảm 14,3%, co thể lý giải có thể do gần đây các Hội đồng xét xử giảm việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc áp dụng biện pháp khấu trừ thu nhập đối với hình phạt cải tạo không giam giữ ở một số loại tội điển hình như tội Đánh bạc, tổ chức Đánh bạc ...

2.2. Thực trạng tổ chức thi hành quyết định dân trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Biên Hòa

Qua việc nghiên cứu, tổng hợp khoảng hơn 100 hồ sơ thi hành quyết định vụ dân sự trong bản án hình sự tại Chi cục THADS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả nhận thấy trong những năm qua, Đơn vị đã quán triệt và thực hiện có hiệu quả nội dung của Nghị quyết 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về Chỉ tiêu “bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh, phân loại án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành”. Tất cả các hồ sơ THQĐDS trong bản án hình sự đều được Chấp hành viên tiến hành các biện pháp xác minh nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, tạo tiền đề cở sở cho việc thi hành quyết định vụ dân sự trong bản án hình sự được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cụ thể:

Tại bảng số liệu 2.2 và 2.3 của luận văn đã thể hiện, các Chấp hành viên của Chi cục THADS thành phố Biên Hòa đã tích cực xác minh điều kiện thi hành án, với kết quả: Trong 54.517 việc = 1.667.346.259.000 đồng phải thi hành án, các CHV đã tiến hành các biện pháp xác minh điều kiện thi hành án, trong đó có 32.347 việc = 877.997.400.000 đồng có điều kiện thi hành án (chiếm 59%), với kết quả xác minh chính xác về điều kiện thi hành án đã giúp cho số lượng vụ việc quyết định dân sự trong bản án hình sự có điều thi hành án được giải quyết nhanh, gọn, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật với tỷ lệ là 87% (kết quả tương đối cao) 28.447/32.347 việc có điều thi hành. Tuy nhiên tính trong tổng số việc thụ lý giải quyết thi hành quyết định dân sự

trong bản án hình sự được giải quyết xong thì con số 28.447/54.417 việc = 52%, là tỷ lệ giải quyết, theo học viên trong năm 2021 và các năm tiếp theo Chi cục THADS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần tập trung để nâng cao hơn nữa tỷ lệ thi hành xong quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Lý giải về về việc tỷ lệ thi hành xong các quyết định dân sự trong bản án hình sự như đã nêu ở phần trên, theo tác giả nguyên nhân có thể do các quyết định dân sự trong bản án hình sự chủ yếu là các bản án về ma túy, xâm phạm sở hữu, đánh bạc… (riêng các việc trong bản án về ma túy chiếm hơn 30%), các bị án đa phần là các đối tượng không có nghề nghiệp, người già, nghiện ma túy, sống phụ thuộc vào gia đình, ham chơi, gia đình điều kiện kinh tế khó khăn… và đang phải chấp hành án phạt tù, do vậy, chưa có điều kiện để thi hành án, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác thi hành án. Khi xác minh điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự, các Chấp hành viên và Thẩm tra viên của đơn vị đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các cấp các ngành, nhất là chính quyền địa phương để xác minh chính xác điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự. Kết thúc công tác xác minh điều kiện THQĐDS trong bản án hình sự, người thụ lý luôn tiến hành biên bản, được đại diện khu dân cư, UBND, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, đơn vị nơi tiến hành xác minh ký tên, đóng dấu xác nhận. Biên bản xác minh luôn thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật

Một số ví dụ điển hình về hồ sơ THQĐDS trong bản án hình sự được Chi Cục THADS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tổ chức thi hành xong. Để làm căn cứ đánh giá việc tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự của Chi Cục THADS thành phố Biên Hòa, cụ thể như sau:

* Thực tiễn thi hành bồi thường thiệt hại, trả lại tiền, tài sản, đồ vật trong bản án hình sự

Khoản 1 Điều 126 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.

Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.

Cơ quan thi hành án đân sự thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thi hành nhiều quyết định dân sự trong bản án hình sự về trả lại tiền, tài sản, đồ vật cho đương sự. Điển hình trường hợp sau:

Tại bản án sơ thẩm số 305/2017/HSST ngày 31/7/2017, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa quyết định: Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 104; điểm b, h, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Lê Văn T: 12 (Mười hai) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Thời hạn tù tính ngày bị cáo bị bắt thi hành án phạt tù.

Ngoài ra, án sơ thẩm tuyên về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo Lê Văn T phải bồi thường cho bị hại số tiền 13.353.139 đồng (do T nộp để khắc phục hậu quả tại biên lai thu số 683 ngày 08/6/2017 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa).

Về xử lý vật chứng: Trả lại cho bị cáo Lê Văn T, 01 xe máy [55].

Nhận xét: Theo bản án hình sự Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đối với số tiền

13.353.139 đồng cho bị hại đúng theo quy định của pháp luật và thuận lợi vì số tiền nêu trên bị an Lê Văn T đã tự nguyện nộp trước thời điểm xét xử VAHS. Tuy để thi hành phần việc lại trả 01 xe máy cho bị án Lê Văn T, CHV đã phải phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự và Công chứng viên để gặp gỡ với bị án Lê Văn T, lúc này đang thụ án hình tại Trại giam để cải tạo. Lúc đầu bị án T từ chối không gặp mặt, vì không muốn ủy quyền cho người khác nhận và quản lý xe máy của bị án (vì bị án cho rằng kể từ ngày bị án đi bị bắt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022