đi cải tạo không có người thân thích quan tâm), CHV đã phải phối hợp với cán bộ quản giáo nhiều lần để giải thích và thuyết phục bị cáo gặp mặt. Sau đó bị án cũng đồng ý gặp CHV, CHV đã giải thích các quy định của pháp luật THADS. Cuối cùng bị án đã nhận lại xe máy, ủy quyền cho bố đẻ là người quản lý xe máy thay cho bị án.
* Thực tiễn tổ chức định giá và kê biên tài sản để đảm bảo thi quyết định dân sự trong bản án hình sự
Chẳng hạn, Bản án số 112/HS-ST, ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã quyết định:
Tuyên bố bị cáo Bùi Đình H phạm các tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Trộm cắp tài sản” chưa đạt;
Áp dụng khoản 1 Điều 173, Điều 15, điểm b khoản 1 Điều 175, điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự; Xử phạt bị cáo Bùi Đình H 01 (một) 04 (bốn) tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 08 (tám) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”;
Áp dụng Điều 55 Bộ luật hình sự tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Bùi Đình H phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 30/9/2018.
Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 584; Điều 585, Điều 589 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.
Buộc bị cáo Bùi Đình H phải bồi thường cho chị Nguyễn Thị Kim Đ số tiền: 11.000.000 đồng (Mười một triệu đồng).
Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Về án phí dân sự sơ thẩm: Bị cáo phải chịu 550.000 đồng (Năm trăm năm mươi nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm [56].
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự
- Sơ Lược Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Quy Định Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Kết Quả Công Tác Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự Của Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Các Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự
- Tạo Chuyển Biến Cơ Bản Trong Công Tác Thi Hành Án Dân Sự, Khắc Phục Cơ Bản Tình Trạng Án Tồn Đọng Kéo Dài
- Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 9
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Ngoài ra bị cáo còn phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo luật định.
Nhận xét:Theo bản án hình sự nêu số tiền bị án Bùi Đình H phải có trách nhiệm thi hành là: 11.750.000 đồng, trong đó: phải bồi thường cho chị Nguyễn Thị Kim Đ số tiền: 11.000.000 đồng (Mười một triệu đồng); 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm và 550.000 đồng (Năm trăm năm mươi nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.
Nhận bản án do TAND thành phố Biên Hòa chuyển đến. Chi cục THADS thành phố Biên Hòa đã thụ lý, phân công và lập hồ sơ THQĐDS trong bản án hình sự, sau khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chế thi hành án của Nguyễn Thị Kim Đ. Chấp hành viên đã xác minh điều kiện thi hành án và xác định: Bùi Đình H đang chấp hành án phạt tù nhưng Nguyễn Thị Thạch T là vợ của Bùi Đình H đang giao bán 01 xe mô tô của H với giá 50.000.000 đồng, sau khi tiến hành thủ tục cho các đương sự thỏa thuận không thành công. Chấp hành viên đã tiến hành thủ tục Cưỡng chế kê biên quyền sở hữu xe mô tô của của Bùi Đình H để đảm bảo thi hành án. Sau khi được Công an thành phố Biên Hòa và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, các bên đương sự đã tự nguyện chấp hành thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự số 112/HS-ST nêu trên.
* Thực tiễn tổ chức thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong trường hợp có sự thỏa thuận của các đương sự.
Điều 6 Luật thi hành án dân sự có thể hiện nội dung:
- Đương sự có quyền thỏa thuận về việc THQĐDS trong bản án hình sự, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của PL và không trái đạo đức xã hội. Kết quả THQĐDS trong bản án hình sự theo thỏa thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, CHV có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về THQĐDS trong bản án hình sự.
- Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
Trên thực tế cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong nhiều trường hợp có sự thỏa thuận của các đương sự. Điển hình trường hợp sau:
Bản án số 509/2017/HSST ngày 09/11/2017 của Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, đã quyết định:
Tuyên phạt, bị cáo ... Ánh phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
1. Căn cứ áp dụng Khoản 3 Điều 139; Điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46, Điều 53 của Bộ luật hình sự
- Xử phạt: bị cáo Nguyễn Thị Ánh 03 năm 06 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt vào trại để Chấp hành án.
2. Về dân sự: áp dụng Điều 42 của Bộ luật hình sự , Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, khoản 2 Điều 305: Điều 605, Điều 608 của Bộ luật dân sự:
- Buộc bị cáo phải bồi thường cho ông Nguyễn Thái Thuận số tiền 250.000.000 đồng ( Hai trăm năm mươi triệu đồng).
Kể từ khi người được thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án nếu bị cáo không thanh toán số tiền nêu trên thì bị cáo còn phải chịu lãi suất chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán.
- Ngày 14/3/2018 ông Nguyễn Thái Thuận đã làm đơn yêu cầu thi hành
án
Căn cứ khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 và khoản 1
Điều 45 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi năm 2014) Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Biên Hoà ban hành Quyết định Thi hành án số 275/QĐ- CCTHADS ngày 16/3/2018 cho thi hành:
Buộc bà Nguyễn Thị Ánh phải bồi thường cho ông Nguyễn Thái Thuận so số tiền 250.000.000 đồng và lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Sau nhiều lần làm việc thì ngày 16/7/2019 người thân của bà Nguyễn Thị Ánh đã thoả thuận với ông Nguyễn Thái Thuận thanh toán hết số tiền 250.000.000 đồng và xin bỏ phần lãi suất chậm thi hành án.
Trong ngày 16/7/2019 người thân của bà Nguyễn Thị Ánh đã bồi thường cho ông Nguyễn Thái Thuận số tiền 250.000.00 đồng. Đồng thời ông Nguyễn Thái Thuận cũng đã yêu cầu đình chỉ đình chỉ thi hành án đối với khoản tiền lãi suất chậm thi hành án.
Ngày 16/7/2019 Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định đình chỉ thi hành án số 175/QĐ-CCTHADS đối với phần lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán
- Nhận xét: Với việc cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong trường hợp có sự thỏa thuận này đã đưa quyết định của bản án được thực hiện trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự có liên quan trong vụ án.
2.3. Những nguyên nhân tác động vào kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Những nguyên nhân ảnh hưởng tích cực đến công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
- Thứ nhất, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự luôn được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng
Công tác thi hành dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đã các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương quan tâm chỉ
đạo, thể hiện trong sự ủng hộ, hỗ trợ từ việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, trong chỉ đạo công tác thi hành án, làm đầu mối phối hợp tổ chức thi hành án; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, hỗ trợ kinh phí, đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thi hành án, làm cho công tác thi hành án có những chuyển biến căn bản trong thời gian qua.
Qua đó góp phần tích cực nâng cao uy tín và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Ban chỉ đạo thi hành án dân sự hoạt động hiệu quả. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tồn đọng từ nhiều năm nay đã được BCĐTHADS, cơ quan thi hành án dân sự cùng các ngành chức năng giải quyết dứt điểm. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự đã bám sát, kịp thời, hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với việc phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Thứ hai, sự nỗ lực, quyết tâm của các cơ quan thi hành án và đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự
Công tác tổ chức của cơ quan THADS thành phố Biên Hòa ngày càng được kiện toàn, đội ngũ Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký ngày càng được bổ sung về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Bên cạnh đó thì cơ sở vật chất, như máy tính, máy in, xe máy, xe ô tô công vụ cũng được quan tâm đầu tư mới. Các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp được cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, Pháp chế Xã hội chủ nghĩa được tăng cường trong công tác thi hành án dân sự. Lãnh đạo Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai luôn chủ động tham mưu cho Thành ủy Biên Hòa và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa các biện pháp có hiệu quả để giải quyết án THQĐDS trong bản án hình
sự tồn đọng, coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, trau dồi đạo đức, phẩm chất chính trị đội ngũ CHV, Thẩm tra viên, Thư ký tham gia hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với những hành vi cố ý làm trái quy định hoạt động THQĐDS trong bản án hình sự của những chủ thể được phân công thụ lý giải quyết.
- Thứ ba, các cơ quan, tổ chức và nhân dân đã có sự phối hợp hiệu quả với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án dân sự.
Công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Bước đầu đã hình thành được các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ thi hành quyết dân sự trong bản án hình sự. Cơ quan thi hành án dân sự đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án dân sự, đặc biệt với các cơ quan trong Khối Nội chính. Bên cạnh đó, tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây nhưng đã được liên ngành nội chính của thành phố Biên Hòa chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với các ngành chức năng của thành phố đã cơ bản giải quyết xong các vụ việc khiếu nại tồn đọng kéo dài, một số vụ việc phức tạp đang được tập trung giải quyết. Ý thức chấp hành pháp luật thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân đang từng bước được nâng lên.
- Thứ tư, việc giám sát của Hội đồng nhân dân và sự kiểm sát thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân
- Công tác giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan liên quan về chấp hành pháp luật nói chung và chấp hành pháp
luật thi hành án dân sự nói riêng đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan liên quan, cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong việc chấp hành pháp luật. Nội dung giám sát về chấp hành pháp luật thi hành án dân sự bao gồm: các hoạt động nghiệp vụ, kết quả thi hành án, miễn giảm thi hành án, hỗ trợ tài chính thi hành án, công tác kho quỹ, kế toán thống kê thi hành án, công tác tổ chức, xây dựng ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo….
- Việc chấp hành công tác giám sát và kiểm sát hoạt động THADS đã tạo điều kiện nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác thi hành án dân sự trong toàn tỉnh.
2.3.2. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
-Thứ nhất, các bản hướng dẫn thi hành pháp luật về THADS và văn bản pháp luật liên quan đến thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự chưa được ban hành kịp thời, chưa đầy đủ, đồng bộ
Một số quy định không phù hợp với tình hình thực tế, các quy định còn tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý khác nhau, chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho công tác thi hành án, làm tăng lượng việc tồn đọng và đương sự lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian thi hành án không được giải quyết triệt để.
- Thứ hai, vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự trong bộ máy nhà nước chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ nên hiệu quả thi hành án dân sự vẫn còn hạn chế
Cơ chế quản lý và thực thi công vụ trong công tác thi hành án dân sự vẫn còn nhiều bất cập, chưa phân định rò trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn tới tình trạng án tồn đọng không được thi hành dứt điểm. Hiện nay công tác thi hành án hình sự do cơ quan Công an thực hiện, công tác thi hành án dân sự trong hình sự do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện, pháp luật thì chưa quy định cơ chế phối hợp thật
sự hữu hiệu giữa hai hệ thống cơ quan này nên cũng ảnh hưởng tới kết quả, chất lượng công tác thi hành án dân sự. Cơ sở vật chất đã được quan tâm, đầu tư, nâng cấp trong những năm qua nhưng thực tế yêu cầu nhiệm vụ thì ngày một đòi hỏi cao hơn, trong khi định mức ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan thi hành án rất eo hẹp, không phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Trong khi đó công tác đi thi hành án thì luôn đòi hỏi chấp hành viên, công chức làm công tác THA phải thường xuyên xuống địa bàn để trực tiếp đôn đốc, xác minh, làm việc với đương sự mất nhiều thời gian và tốn kém.
Về chính sách đãi ngộ đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án vẫn chưa kịp thời. Trong những năm qua, chế độ chính sách đối với đội ngũ Chấp hành viên cán bộ thi hành án dân sự đã được nâng lên nhưng vẫn chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với đặc thù, tính chất của công tác thi hành án, và chưa làm cho cán bộ thi hành án an tâm, tập trung vào công việc. Lương, phụ cấp thấp chưa khích lệ được cán bộ trong khi công việc thì vất vả, phức tạp, áp lực và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Quy định hệ số lương, phụ cấp giữa Chấp hành viên trung cấp, CHV sơ cấp và các công chức thi hành án khác còn bất hợp lý trong khi tính chất, khối lượng, mức độ phức tạp của công việc của họ thì không khác nhau nhiều; điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc sắp xếp, điều động và luân chuyển công chức theo quy định.
- Thứ ba, thi hành quyết dân sự trong bản án hình sự vốn là hoạt động rất khó khăn, phức tạp, trong khi đó ở một thời điểm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cơ sở chưa thực sự quan tâm, thậm chí có sự né tránh, buông lỏng hoặc phó mặc cho cơ quan thi hành án.
Trong thời gian gần đây công tác kiểm tra, thanh tra trong một số thời điểm có một số hạn chế nhất định, có thể kế đến: Chưa tổ chức thanh tra theo chuyên đề về khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự dẫn đến không phát hiện hoặc chậm xử lý một số biểu hiện biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương