Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Phân Theo Vùng Lãnh Thổ Thời Kỳ 1988 – 1996 13


phương này là nơi tập trung chủ yếu nguồn vốn FDI cũng không phải là điều khó hiểu.

Tuy nhiên, sau những năm đầu có tính chất khởi động cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, bước sang những năm 1991 – 1996 hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã diễn ra rất sôi nổi. Cũng từ đây, cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ của Việt Nam đã có những biến chuyển theo hướng ngày càng đa dạng và hợp lý hơn so với những năm trước.

Theo đó, xét về mặt cấu thành của cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ, tính cho đến năm 1996, Việt Nam đã có 50/53 tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 94,34% tổng số địa phương của Việt Nam. Rò ràng, đó là một tỷ lệ tương đối cao. Nó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư FDI phân theo vùng lãnh thổ đang phát triển theo xu hướng mở rộng phạm vi đầu tư ra nhiều vùng lãnh thổ và địa phương khác của Việt Nam.

Cùng với xu hướng mở rộng phạm vi đầu tư ra các tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian này dòng FDI còn có xu hướng dịch chuyển dần từ miền Nam ra miền Bắc. Đây là một xu hướng phát triển hợp quy luật lịch sử. Xu hướng này tuy không xoá bỏ hoàn toàn được sự chênh lệch giữa miền Bắc với miền Nam nhưng nó cũng đã góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về giá trị cũng như tỷ trọng dự án và vốn FDI đăng ký trong những năm đầu thu hút FDI.

Mặc dù, cơ cấu vốn FDI trong những năm 1991 – 1996 đã có những biến chuyển theo hướng tích cực như trên, song về cơ bản một thực tế không thể phủ nhận được về tình hình phân bố nguồn FDI thời gian này đó là: tình trạng phân bố không đồng đều số lượng các dự án và vốn FDI giữa các địa phương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục được duy trì.


Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1988 – 199613


Địa phương

Dự án

Vốn đầu tư


Tổng

Tỷ trọng


(%)


Tổng

Tỷ trọng


(%)

Đồng bằng sông Hồng

439

23,92

8433,7

33,12

Đông Bắc

75

4,09

941,9

3,70

Tây Bắc

5

0,27

26,7

0,10

Bắc Trung Bộ

36

1,96

661,4

2,60

Duyên hải Nam Trung Bộ

103

5,61

1098,2

4,31

Tây Nguyên

38

2,07

135

0,53

Đông Nam Bộ

1027

55,97

13494,3

52,99

Đồng bằng sông Cửu Long

112

6,10

673,5

2,64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 9

Nguồn: Niên giám thống kê 1996, tr. 184–185


Qua bảng số liệu, có thể khẳng định, xét theo vùng kinh tế, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng tập trung chủ yếu dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Trong những năm 1988 – 1996, Đông Nam Bộ là khu vực dẫn đầu về thu hút FDI với 1027 dự án FDI và 13494,3 triệu USD, chiếm 55,97% số dự án và 52,99% vốn đầu tư của cả nước. Đứng thứ hai là Đồng bằng sông Hồng với 439 dự án và 8433,7 triệu USD, tương đương 23,92% số dự án và 33,12% vốn


13 Không kể các dự án về dầu khí.


đăng ký cả nước. Tính chung, 2 vùng này (trong số 8 vùng của cả nước) đã chiếm đến 79,89% số dự án và 86,11% vốn đăng ký vào Việt Nam.

Trái lại, các vùng như: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực này, nhưng lượng FDI mà 6 vùng tiếp nhận được là rất hạn chế. Ngoại trừ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nguồn FDI tiếp nhận được tuy có thấp nhưng còn khả quan hơn cả (5,61% số dự án và 4,31% tổng số vốn cả nước); các vùng khác lượng vốn FDI thu hút được đều rất thấp, chưa tới 3% tổng số vốn của cả nước. Đặc biệt thấp phải kể đến khu vực Tây Bắc. Trong 9 năm tiến hành các hoạt động thu hút FDI, vùng chỉ tiếp nhận được 0,27% số dự án và 0,1% tổng số vốn đăng ký vào lãnh thổ Việt Nam.

Xét theo địa phương, với 610 dự án và 7792,5 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 33,24% số dự án và 30,60% số vốn đăng ký của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là địa phương có số dự án và số vốn FDI đăng ký nhiều nhất cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong số 50/53 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Tiếp sau Thành phố Hồ Chí Minh là Hà Nội với 299 dự án và 6089,2 triệu USD, tương đương 16,29% số dự án và 23,91% số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, phải kể tới một số địa phương khác cũng có mức thu hút FDI tương đối khá là: Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Khánh Hoà. Tính chung trong cả thời kỳ 1988 – 1996, đã có 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam thu hút được trên 1 tỷ USD vốn FDI và có tới 18 tỉnh, thành phố thu hút được trên 100 triệu USD vốn FDI. Đây là những con số chưa thực sự lớn nhưng


lại là những con số rất đáng khích lệ đối với một quốc gia mới tiến hành mở cửa thu hút FDI chưa đầy 10 năm.



Nguồn: Niên giám thống kê 1996, tr. 184–185


Tuy nhiên, ở một thái cực khác, khá nhiều địa phương của Việt Nam có mức thu hút FDI rất thấp và về cơ bản là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của các địa phương này, đặc biệt có 3 địa phương hoàn toàn vắng bóng nguồn vốn FDI. Tiêu biểu có thể kể tới các tỉnh có mức tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới 10 triệu USD như: Sóc Trăng, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, Gia Lai, Thái Bình, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Hoà Bình, Tuyên Quang. Trong số đó, Sóc Trăng là địa phương mà các nhà đầu tư nước ngoài ít


mặn mà nhất. Suốt khoảng thời gian 1988 – 1996, địa phương này chỉ thu hút được duy nhất 1 dự án FDI với số vốn đăng ký là 0,8 triệu USD, tức là chỉ bằng 0,05% số dự án và 0,003% số vốn đăng ký đầu tư của cả nước. Nếu so sánh với địa phương có mức thu hút FDI lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ dự án và vốn đăng ký ở Sóc Trăng lần lượt kém tới 664,8 lần và 10200 lần. Rò ràng, sự chênh lệch về mức độ thu hút đầu tư giữa các địa phương vẫn là rất lớn.

Đặc biệt, trong sự phân bổ nguồn vốn FDI thời kỳ 1988 – 1996, mà thực chất và chủ yếu là trong những năm 1991 – 1996, có thể thấy, dòng FDI đang bắt đầu chảy vào các khu công nghiệp (KCN)14, khu chế xuất (KCX)15, qua đó từng bước hình thành nên xu hướng tập trung nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX. So với nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình KCN, KCX xuất hiện ở Việt Nam khá muộn. Chủ trương thành lập các KCN, KCX được Đảng ta chính thức nêu ra

trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1991 – 2000 tại Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) với một trong những mục tiêu đầu tiên là nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990. Chủ trương này đã nhanh chóng được triển khai ngay trong năm 1991 với sự ra đời của KCX Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, do đây là thời gian đầu triển khai và có tính chất thí điểm nên trong 5 năm (1991 – 1995), Việt Nam chỉ xây dựng được 12 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 2360ha. Dù vậy, với ưu thế về hạ tầng kỹ thuật sẵn có, không mất nhiều thời gian và chi phí cho việc giải phóng


14 KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ (Luật Đầu tư 2005).

15 KCX là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ (Luật Đầu tư 2005).


mặt bằng hay xây dựng hạ tầng, ưu thế về chính sách ưu đãi của Nhà nước,… nên các KCN, KCX đã tạo được sức hút riêng đối với các nhà đầu tư. Trong thời gian 1991 – 1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, đã có 155 dự án có vốn FDI với tổng số vốn 1550 triệu USD đăng ký đầu tư vào các KCN, KCX. Trong thời gian tới, với những tiện ích mà nó đem lại, xu hướng tập trung dòng FDI vào các KCN, KCX chắc chắn sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

2.1.5. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư

So với các loại cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế, theo hình thức đầu tư và theo vùng lãnh thổ, cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác đầu tư là một loại cơ cấu đặc biệt. Loại cơ cấu này không quan tâm tới việc nguồn vốn FDI sẽ được sử dụng như thế nào (đầu tư theo hình thức nào, vào khu vực kinh tế nào và vào địa bàn nào) mà nó quan tâm tới vấn đề nguồn vốn FDI đó đến từ đâu. Nói khác đi, đối tượng cơ bản của loại cơ cấu này chính là các nhà cung cấp FDI.

Như đã biết, từ Đại hội Đổi mới đất nước (Đại hội Đảng lần thứ VI – 1986) cho đến các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), lần thứ VIII (1996) của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tư tưởng xuyên suốt, thống nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại đó là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong thời gian 1988 – 1996, Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh và tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại với nhiều quốc gia (bao gồm cả các nước bạn bè truyền thống, các nước láng giềng anh em cũng như với tất cả các quốc gia có chế độ chính trị – xã hội khác nhau), các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Những chủ trương, đường lối và hoạt động đó của Đảng chính là một trong những cơ sở quan trọng cho quá trình thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam.


Trong 3 năm đầu của quá trình thu hút FDI (1988 – 1990), tính chất quá mới mẻ cũng như độ rủi ro cao của môi trường đầu tư Việt Nam được xem là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự mặn mà với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Biểu hiện rò nét nhất của sự không mặn mà này, xét dưới góc độ cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư, chính là số lượng các châu lục và quốc gia có dự án FDI ở Việt Nam là chưa nhiều.

Mặc dù vậy, bước sang giai đoạn 1991 – 1996, nhờ có sự cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư, sự ổn định tương đối của tình hình chính trị – xã hội Việt Nam trước sóng gió từ sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm hơn đến địa bàn Việt Nam và tiềm năng của quốc gia hơn 70 triệu dân này. Tính cho đến hết năm 1996, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ của 5 châu lục (bao gồm: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương) tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.

Xem xét cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư dưới góc độ châu lục, trong một chừng mực nào đó, có thể khẳng định Việt Nam đã khá thành công khi thu hút được tất cả các châu lục tham gia đăng ký đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian này, giữa các châu lục có sự phân hoá khá rò nét về giá trị cũng như tỷ trọng các dự án và vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Qua biểu đồ 2.2, có thể thấy châu Á là châu lục dẫn đầu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Số dự án FDI và số vốn mà châu lục này đăng ký đầu tư tại Việt Nam trong thời gian 1988 – 1996 lên tới 1090 dự án và 18022,4 triệu USD, chiếm 70,60% số dự án và 68,27% tổng số vốn đăng ký cả nước. Đứng sau châu Á là châu Mỹ và châu Âu với tỷ trọng số dự án và số vốn đăng ký lần lượt là 9,65% và 16,63% đối với châu Mỹ; 15,54% và 12,10% đối


với châu Âu. Đây cũng là ba châu lục đầu tư chủ yếu vào Việt Nam với 95,79% dự án và 97% số vốn.



Nguồn: Niên giám thống kê 1996, tr. 182–183


Trong khi đó, vai trò của châu Đại Dương và châu Phi trong cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ của Việt Nam còn rất hạn chế. Sau 9 năm Việt Nam tiến hành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, châu Đại Dương mới chỉ đăng ký đầu tư tại Việt Nam 64 dự án với 745,1 triệu USD, chiếm 4,15% số dự án và 2,82% số vốn mà các châu lục đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, châu Phi mới thực sự là châu lục đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thấp nhất với duy nhất 1 dự án có vốn đăng ký là 47 triệu USD, và điều đáng nói hơn là dự án này cuối cùng cũng không thực hiện được.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022