Các Nghiên Cứu Về Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn


cư thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã mô tả thực trạng vấn đề giới và di cư ở Châu Á hiện nay.

Như vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về di cý từ những năm 1980 đã nghiên cứu các dòng di cư để xây dựng kinh tế mới. Sau đó là những nghiên cứu năm 1990, năm 2000 được đăng tải. Các công trình nghiên cứu đã tập trung vào phân tích các nguyên nhân và những tác động xã hội từ những quá trình di dân. Bên cạnh đó các nguyên cứu cũng mô tả cuộc sống, công việc và các hoạt động. Các công trình nghiên cứu trước đây thường tập trung vào quá trình di dân nông thôn-đô thị với các nội dung như nguyên nhân của quá t nh di dân, quá t nh di dân, sự di động theo mùa vụ của quá trình di dân. Trong các nghiên cứu về di dân nông thôn các tác giả chưa chú trọng đến sức lao động của người dân nông thôn trong thị trường lao động. Trong nghiên cứu này sẽ phân tích quá trình di cư trong lao động việc làm khi làm nông nghiệp không có thu nhập cao như các ngành khác

Tuy nhiên các nghiên cứu chưa chỉ ra di cư như một “chiến lược sống” của người dân nông thôn khi họ mất đi tư liệu sản xuất, bên cạnh đó trong quá trình lao động họ có sự dịch chuyển về vị trí, vị thế của mình trong cấu trúc xã hội.

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tư tưởng khoa học và một số vấn đề mang tính lý thuyết từ các công trình khoa học đã nghiên cứu. Tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu sự biến đổi về cơ cấu lao động việc làm của người dân nông thôn sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà các đề tài trước còn chưa tìm hiểu kỹ, những điểm mới trong quá trình biến đổi cơ cấu lao động việc làm. Cụ thể tác giả tập trung vào những nội dung sau:

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là một nhu cầu cần thiết khách quan, điều này đã được các công trình nghiên cứu đề cập.


Tuy nhiên nhìn nhận đất nông nghiệp với tư cách là một tư liệu sản xuất đặc thù và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế nhất là đối với người nông dân. Đất đai đối với người nông dân không đơn thuần chỉ là tài sản mà nó còn là một giá trị, để xác lập vị thế xã hội của người dân nông thôn. Khi không còn đất nông nghiệp để canh tác sản xuất thì họ cũng không còn thực sự thuộc vào giai cấp nông dân mà chuyển dần sang một vị trí, một vị thế xã hội khác. Sự di động xã hội về vị trí nghề nghiệp và sự di động về khu vực làm việc của người dân sẽ thay đổi như thế nào sau quá trình thu hồi đất. Qua đó có thể đưa ra những quan niệm mới, thuật ngữ mới bổ sung vào hệ khái niệm nghiên cứu. Chính vì vậy đây là một trong những nội dung sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong Luận án.

1.3. Các nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Từ rất sớm các nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được đề cập với các phân tích phong phú, kể cả trong các chính sách phát triển của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 sẽ có khoảng 6 triệu lao động nông thôn được đào tạo.

Nguyễn Văn Hưởng, (2015), “Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đã có những phân tích sâu sắc về Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số nước trên thế giới như ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia. Tất cả đều cho thấy quá trình đào tạo nghề được phân cấp từ khi học sinh còn đang đi học và tiếp tục được đào tạo cho người dân khi chưa có trình độ tay nghề để làm trong các nhà máy xí nghiệp. Tiếp đó tác giả phân tích Tình hình đào tạo nghề và đánh giá công tác tổ chức đào tạo nghề ở Việt Nam. Trong nội dung này

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 5


tác giả đi sâu phân tích Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đào tạo đào tạo nghề tại Việt Nam, Quy mô dạy nghề theo các trình độ đào tạo và điều chỉnh cơ cấu nghề đào tạo, Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến năm 2013 Đề án về đào tạo nghề, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cả nước có 1,355 cở sở tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó vùng Bắc trung bộ - và Duyên hải miền Trung là có số lượng đơn vị tham gia lớn nhất với 294 đơn vị, sau là các vùng như Trung du và Miền núi phía Bắc 287 đơn vị; ĐBSH với 279 đợn vị; Tây Nam Bộ là 236 đơn vị; các vùng có số lượng đơn vị tham gia đào tạo nghề thấp nhất là Tây Nguyên với 62 đơn vị và Đông Nam Bộ với 84 đơn vị tham gia. Một số kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến năm 2013, Theo Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 01/07/2012 cả nước có 52,581,300 người trong độ 15 tuổi trở lên, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo chiếm 17,6% tương đương với 2,987,573 người, Những điểm hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồn thời tác giả cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phạm Thị Nga (2014) “Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”; Vũ Thị Minh Hòa (2012), Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai. Các nghiên cứu đã khảo sát thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương để làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Căn cứ các thực trạng đã khảo sát, thống kê, phân tích số liệu tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bỏ học tương đối cao chiếm 21%. Các cơ sở


đào tạo chủ yếu học lý thuyết mà ít được thực hành. Về phía người học gặp nhiều khó khăn khi đi học trong đó khó khăn về tài chính chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,26%. Trình độ học vấn của lao động nông thôn còn thấp và không đồng đều gây khó khăn cho giáo viên khi tham gia giảng dạy. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể. Tỉnh đã thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề rất đa dạng nhưng chưa thực sự phù hợp với sự định hướng phát triển của từng huyện. Tuy nhiên, cũng phần nào giúp người lao động nông thôn giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao tay nghề và thu nhập. Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động dạy nghề, năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề còn hạn chế về đội ngũ giáo viên…Thời gian đào tạo cho hệ sơ cấp nghề qui định từ 3 tháng đến dưới 1 năm, tuy nhiên ở các nghề đào tạo, tất cả chương trình được xây dựng cho dạy nghề hệ sơ cấp ở mức thời gian tối thiểu (tức đào tạo 3 tháng) nên kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên có được sau khi kết thúc khóa học còn hạn chế. Hiện nay, ở các trung tâm dạy nghề, các xã chưa theo dõi hay nắm bắt số học viên sau khi tốt có việc làm là bao nhiêu %, thu nhập tăng thêm như thế nào… Mặc dù kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai trong các năm qua nhiều, nhưng theo kết quả khảo sát mục đích học để chuyển đổi nghề còn rất thấp, lao động nông thôn khi tham gia khóa học chưa có ý thức học để có được một nghề trong tay để ổn định cuộc sống, nhiều người còn có tâm lý học để biết, đi cho vui khi có thời gian rảnh rỗi và để được nhận tiền hỗ trợ (tiền ăn, tiền đi lại) khi tham gia học nghề. Nhìn chung hiệu quả đào tạo trong các năm qua còn thấp.

Kết quả nghiên cứu của Hội đồng Dân tộc (2013), Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số từ năm 2010 đến 2013. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu


số: Tổng số lao động nông thôn được học nghề là: 886,621 người, trong đó lao động dân tộc thiểu số là: 223,792 người, chiếm tỷ lệ 25,24% so với tổng số lao động được đào tạo. Tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đào tạo nghề theo Đề án 1956 là: 223,792/7,820,909 người, chiếm tỷ lệ 2,86% (trong khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề của của cả nước là 37,3%). Tổng số lao động nông thôn sau học nghề có việc làm là: 620,028 người, đạt tỷ lệ 73,07% so với tổng số lao động đã học xong nghề.

Tỷ lệ lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số tự tạo việc làm sau khi học nghề chiếm tỷ lệ cao 63,1%; đặc biệt lao động học nghề nông nghiệp tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ rất cao (87,74%). Kết quả đào tạo nghề dưới một năm của 32 tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ 4,97% (938,930/18,874,910) so với lao động trong độ tuổi. Kết quả đào tạo nghề dưới một năm của 26 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số: số lao động dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đào tạo nghề dưới một năm chỉ chiếm tỷ lệ 5,73% (277,659/4,850,247 người). Kết quả đào tạo trình độ trung cấp nghề của 21 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ 0,48% so với tổng số lao động dân tộc thiểu số (18,641/3,887,043 người). Kết quả đào tạo trình độ cao đẳng nghề của 16 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ 0,17% so với tổng số lao động dân tộc thiểu số (6,016/3,445,927 người).

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số được đào tạo chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất (dưới 3 tháng). Đặc biệt, thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên đối với người học nghề là người dân tộc thiểu số. Một số quy định, định mức về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương. Về chủ quan, có thể thấy sự thiếu thống nhất trong phối hợp về nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến đào tạo và dạy nghề giữa các Bộ, nhất là mối quan hệ giữa Bộ LĐTB&XH (cơ


quan chủ trì thực hiện Đề án) với các Bộ, ngành. Chưa phát huy tốt vai trò của các Bộ (như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc…) tham gia chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề ở vùng nông thôn DTTS (hơn 70% lao động DTTS làm nông nghiệp). Nhận thức của các cấp, các ngành chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho LĐNT, LĐDTTS trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự bao cấp, giúp đỡ của Trung ương còn nặng nề.

Các đề tài nghiên cứu ở quy mô lớn nhỏ khác nhau đã mô tả và phân tích khá sâu sắc vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những thành tựu đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đề xuất hoàn thiện chính sách.

Tuy nhiên, nhận xét thấy có một điểm chung trong các khảo sát, nghiên cứu trên tập trung mô tả đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà chưa có phân tích về giới trong đào tạo nghề. Không làm rõ tỷ lệ giới trong đào tạo nghề.

Lại Ngọc Hải (2006), “Về giải quyết việc làm cho nông dân ở những nơi thu hồi đất”; Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa; Phan Minh (2010), “Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn hiện nay”; Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 Phạm Mạnh Hà (2013) “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Niinh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Trình bày một số vấn đề lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực trạng việc làm của nông dân dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn


2000-2007 cũng như một số giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân trong vùng đến năm 2020, Các tác giả đã phân tích số lượng diện tích đất trồng trọt ở nhiều địa phương tiếp tục bị thu hẹp. Bên cạnh một bộ phận nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, nảy sinh tình trạng một bộ phận nông dân có diện tích đất bình quân đầu người vốn đã thấp (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng), nay càng thấp hơn. Sau đền bù, giải tỏa, đời sống, việc làm của hàng triệu nông dân (con số ước tính) thuộc những vùng đất bị thu hồi đang là vấn đề bức xúc. Cả nước có 36 tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp, khu chế xuất đi vào hoạt động. Quá trình đó đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên số đó quả còn quá thấp so với số nông dân trong diện thu hồi đất, đòi hỏi chúng ta cần có các biện pháp giải quyết đồng bộ và khả thi. Cần coi đây là vấn đề thuộc trách nhiệm của cả xã hội. Trong các phân tích các tác giả chỉ rõ việc xây dựng những chính sách đồng bộ và trách nhiệm các nhà đầu tư (các chủ thể kinh tế được cấp hoặc thuê đất) cùng hợp sức giải quyết. Theo đó, phân rõ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi chủ thể, có chế tài đủ mạnh, chỉ đạo tập trung và thống nhất, kiểm tra sâu sát, thật sự dân chủ và công khai trong quá trình tổ chức thực hiện. Giải quyết tốt việc làm cho người nông dân vùng bị thu hồi đất canh tác để thực hiện CNH là một trong những mắt xích quan trọng góp phần làm cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phát triển vững chắc và toàn diện.

Nguyễn Hữu Dũng (2005), “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”; Tổng cục Dạy nghề (2007), “Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo nghề”. Các nghiên cứu trình bày hệ thống một số vấn đề về thị trường lao động và định hướng nghề nói chung và cho thanh niên nói riêng; làm rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và người dân được đào tạo nghề cũng như thanh niên; đánh giá thực trạng này đồng thời dự báo cung, cầu lao động đến 2010; khuyến nghị các giải pháp phát


triển thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên thời gian tới.

Ngô Anh Ngà (2003), “Tạo việc làm tại chỗ, hướng khắc phục tình trạng nông dân bỏ quê lên thành phố kiếm sống”; Phạm Lê Mai (2009), “Tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy”; Nguyễn Văn Đại (2012), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.”; Đề án “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”. Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (2001) “Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Trên cơ sở số liệu thực tế nghiên cứu tại các vùng nông thôn, các phân tích đã đánh giá những thành tựu căn bản đạt được ở các khu vực nông nghiệp nông thôn trong quá trình CNH, HĐH. Khu vực nông thôn hiện có khoảng 24 triệu lao động. Nhưng trên thực tế, người lao động chỉ sử dụng khoảng 80% thời gian làm việc; 20% thời gian còn lại (tương đương với 4,8 triệu lao động) nhàn rỗi. Theo dự báo, trong 5 năm tới, số lao động ở khu vực nông thôn tăng thêm 5 triệu người, cùng với khoảng 2,5 triệu người mất việc do đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích trong quá trình đô thị hóa và CNH, HĐH; cộng với số lao động quy đổi do chưa sử dụng hết thời gian lao động, cả nước có tới 12,3 triệu người cần việc làm. Như vậy, giải quyết việc làm cho cư dân nông thôn vốn là vấn đề xã hội bức xúc, trong 5 năm tới lại trở nên bức xúc hơn. Vấn đề này nếu không được giải quyết tốt sẽ cản trở đến sự phát triển KT-XH của đất nước, tác động trực tiếp đến việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bởi lẽ hiện nay, lao động nông thôn không chỉ chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu mất cân đối, mà còn hạn chế về tay nghề (có tới 72,5% chưa qua đào tạo). Do kinh tế nông thôn về cơ bản là thuần nông, lao động theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023