kiện chủ quan của ý thức xã hội, hoặc với sự kết hợp của hai loại điều kiện đó. Những thay đổi xã hội thường diễn ra khi những trật tự xã hội cũ tỏ ra lỗi thời và trong lòng xã hội xuất hiện những nhân tố mới đến một mức nào đó.
Theo tác giả Lê Ngọc Hùng (2008), mặc dù “biến đổi” và “thay đổi” khi dịch sang tiếng anh đều là “change” nhưng không phải bất kỳ một thay đổi nào hay một sự khác biệt nào của cấu trúc xã hội cũng đều được coi là biến đổi xã hội. Một sự thay đổi phải đạt tới ngưỡng phân sai, tức là đạt tới ngưỡng nhận biết được sự khác biệt, sự phân hóa giữa trạng thái trước và trạng thái sau của sự vật, hiện tượng thì mới có thể gọi đó là sự biến đổi. Sự biến đổi xã hội là sự thay đổi, sự khác biệt của xã hội quan sát được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Sự biến đổi xã hội ở đây là sự biến đổi của toàn thể xã hội chứ không phải chỉ là sự biến đổi ở khía cạnh xã hội, lĩnh vực xã hội. Đó là sự khác biệt xã hội, sự phân hóa xã hội có thể quan sát được của xã hội trong khoảng thời gian xác định. Chính vì thế, khi nghiên cứu sự biến đổi xã hội đòi hỏi phải đo lường và đánh giá được các trạng thái của xã hội tại những thời điểm nhất định. Lê Ngọc Hùng, 2008, Tr.267]
Có thể thấy, có nhiều quan niệm khác nhau về sự biến đổi xã hội. Trong thế giới hiện đại, xã hội không bao giờ là tĩnh tại. Những biến đổi về chính trị, xã hội và văn hóa diễn ra thường xuyên và có lúc, có nơi rất mạnh mẽ. Các nhà xã hội học cố gắng tiến hành nghiên cứu về biến đổi xã hội thông qua sự phân tích quá trình đó. Biến đổi xã hội dưới góc nhìn xã hội học bao gồm nhiều phương diện, từ biến đổi ngắn đến biến đổi dài hạn, những biến đổi quy mô lớn đến biến đổi quy mô nhỏ. Nhìn chung, biến đổi xã hội đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc của xã hội (hay tổ chức xã hội của xã hội đó) mà sự biến đổi nảy ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của xã hội.. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tđnh trạng xă hội hoặc một nếp sống có trước. Có thể hiểu, biến đổi xã hội là
một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2010, Tr.35]
2.1.2. Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một khái niệm không mang tính hệ thống mà mang tính lịch sử. Nhìn chung, trong quá trình lịch sử, trong sự chuyển đổi của các quan hệ về kinh tế và đời sống các quan điểm về mục đích và nhiệm vụ của “chính sách xã hội” được thay đổi khác nhau. Mục đích của “chính sách xã hội” là nhằm để cải cách xã hội trong những thời điểm nhất định, cho một dân tộc nhất định trước những vấn đề nghiệt ngã hoặc nghiêm trọng của xã hội. Đại học KTQD và Đại học quốc gia Mokpo Hà Quốc, 2012, tr.112]
Chính sách xã hội được hiểu là tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện những rủi ro xã hội, điều tiết cân bằng những rủi ro xã hội, bảo vệ và cải thiện mức thu nhập, mức trợ cấp và mức sống của từng cá nhân riêng biệt hoặc từng nhóm người trong xã hội. Người ta cũng có thể hiểu:”Chính sách xã hội” theo đuổi các mục tiêu làm hạn chế các rủi ro xă hội, ngăn ngừa việc xẩy ra những hậu quả xấu cũng như ổn định và cải thiện cơ sở thu nhập, các khoản trợ cấp cũng như đời sống của các thành viên trong xă hội. Những biện pháp của “chính sách xã hội” sẽ được vận động dựa trên cơ sở các chính sách kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đại học KTQD và Đại học quốc gia Mokpo Hà Quốc, 2012, tr.157]
Chính sách xã hội của doanh nghiệp: ở các nước công nghiệp phát triển, người ta cũng rất coi trọng chính sách xã hội của từng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp truyền thống lâu đời. Ở các doanh nghiệp này, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội quốc gia cần bổ sung thêm nhiều quyền lợi cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp của mình như: trợ cấp đào tạo và tuyển dụng con em họ sau này tiếp tục vào làm việc
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Các Nghiên Cứu Về Thực Trạng Lao Động, Việc Làm Nông Thôn Ở Khu Vực Nông Thôn Có Thu Hồi Đất Nông Nghiệp
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 7
- Lý Thuyết Biến Đổi Xã Hội Và Quá Trình Chuyển Hóa Xã Hội Nông Thôn
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 10
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 11
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
tại doanh nghiệp, tăng thêm tiền trợ cấp thôi việc, tăng thêm tiền hưu trí… từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
2.1.3. Lao động
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Nguồn lao động là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lượng của toàn bộ cuộc sống của con người hiện có thực tế hoặc dưới dạng tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng. [World Bank.2000, Tr.35]
Theo các nhà kinh tế học” Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nick Moore, 1980] Trong quản trị nhân lực: coi nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội Nguyễn Tiệp, 2008]
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo đó, nguồn lao động là toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao động). Bộ luật Lao động, 2015]
Như vậy theo đề tài có thể rút ra kết luận lực lượng lao động là những người từ 15 – 60 tuổi đối với nam và 15-55 đối với nữ. Có đủ năng lực về thể chất và tinh thần có khả năng tham gia vào quá trình lao động, đang lao động hoặc đang tìm kiếm việc làm.
Lao động là hoạt động tất yếu không thể thiếu của con người. Theo Marx, cái làm loài người khác biệt với các loài khác là khả năng kiểm soát tự nhiên bằng hoạt động sáng tạo, đó chính là lao động. Quan niệm xã hội học Mác xít cho rằng lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Lao động là sự thể hiện trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người, trừ phi nó bị tha hóa do bị tập trung chỉ vào sống sót hay bị tổ chức về mặt xã hội theo cách mà lao động bị chối bỏ và trở thành gán thành. Marx cho rằng khái niệm lao động mang nội dung và ý nghĩa của hiện tượng xã hội. Con người lao động để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của sự phát triển cá nhân và xã hội. Lao động phụ thuộc vào tổ chức xã hội, vào cấu trúc giai cấp xã hội
Lê Ngọc Hùng, 2009, Tr.73].
Trong từ điển Xã hội học Oxford (2012),những nỗ lực về thể lực, trí lực và cảm xúc để tạo ra hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân hay tiêu dùng của người khác cũng được định nghĩa là lao động. [Oxford, 2012, Tr.254]
Theo Luật Lao động (2012), lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Định nghĩa này cho thấy không chỉ lao động phụ thuộc và xã hội mà sự phát triển của xã hội cũng phụ thuộc vào lao động.
Trong kinh tế học, lao động được xem xét với tính cách là một hiện tượng kinh tế. Lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Trong đó, người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.
Xã hội học lao động xem xét lao động không chỉ bó hẹp trong hoạt động kinh tế mà trước hết lao động được nhìn nhận với tư cách là hiện tượng xã hội chịu ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện xã hội. Lao động được hiểu là lao động của con người, lao động xã hội để tạo ra của cải vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và xã hội. Như vậy, lao động là sự nỗ lực về mặt thể lực, tinh thần và tình cảm định hướng vào việc sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãi nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực người của mỗi cá nhân Lê Ngọc Hùng, 2009, Tr.81]. Có thể nói, lao động là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Bối cảnh xã hội tác động trực tiếp đến hoạt động lao động, đồng thời hoạt động lao động cũng tác động ngược trở lại và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội.
2.1.4. Việc làm
Việc làm là vấn đề thu hút sự quan tâm của các quốc gia, lãnh thổ, các nhà nghiên cứu và của mỗi người dân. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp,… ở mỗi quốc gia khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về việc làm. Chính vì thế, thật khó để có thể đưa ra một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật. Ở Việt Nam, Luật Lao động (2012) quy định Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
Như vậy, không phải mọi hoạt động lao động đều được coi là việc làm. Để một hoạt động lao động được coi là việc làm thì hoạt động lao động đó cần phải thỏa mãn hai điều kiện: một là hoạt động lao động đó phải có ích và phải tạo ra thu nhập cho người lao động. Tiêu chuẩn này cho thấy tính hữu ích và nhấn mạnh đến tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. Hai là việc làm đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hoạt động
có ích không giới hạn về phạm vi và ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở việt nam trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Từ đó có thể thấy, nếu một hoạt động chỉ tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật thì không thể được công nhận là việc làm.Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp, và có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm. Theo định nghĩa này, những công việc nhà như chăm sóc người ốm, chăm sóc con cái, đi chợ, nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ,… do một người phụnữ làm cho chính gia đình mình sẽ không được coi là việc làm vì những công việc đó không tạo ra thu nhập. Nhưng nếu những người phụ nữ đó đi làm giúp việc và thực hiện những công việc nhà tương tự cho gia đình người khác để nhận thù lao thì hoạt động của họ lại được thừa nhận là việc làm vì được trả thù lao. Đây là một hạn chế trong quan niệm về việc làm hiện nay ở Việt Nam khiến cho việc làm được trả lương có điều kiện làm việc và địa vị kinh tế xã hội tốt hơn những việc làm không được trả công mặc dù những công việc này trên thực tế có thể là một.
Theo từ điển Xã hội học Oxford (2012), việc làm khác với lao động gia đình không trả công bởi “tiêu chí người thứ ba”. Hoạt động có thể được người nào đó tiến hành mà không làm giảm tính thiết thực của nó. Trên có sở đó, việc học tập, tham gia tập thể thao, nấu ăn, hay làm vườn để giải trí không được là làm việc mặc dù những công việc đó có thể làm cho người ta mệt nhọc. Công việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ đơn thuần cho tiêu dùng gia đình không được coi là việc làm. Dịch vụ cộng đồng tự nguyện bao gồm lao động sinh lợi cho phát triển cộng đồng, hay cung ứng dịch vụ cho người khác, nhưng thường không được trả công, do đó cũng được coi là một phạm trù khác với việc làm. [Oxford, 2012, Tr.257]
Cũng theo định nghĩa của luật Lao động thì việc làm có thể được cụ thể hóa thành ba loại hoạt động, đó là: thứ nhất, việc làm là các hoạt động mà người lao động thực hiện để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc
bằng hiện vật do công việc đó mang lại. Thứ hai, việc làm là làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân. Thứ ba, việc làm là làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Luật Lao động, 2012]
Trong Báo cáo Lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê được thực hiện hàng năm, việc làm được hiểu là mọi hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm.Theo cách hiểu này, việc làm được chia làm hai loại là việc làm được trả công và việc tự làm. Trong đó, việc làm được trả công tức là những công việc mà người lao động phải hoàn thành trong một thời gian nhất định với những yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi trả lương, trả công quy định, không phân biệt người đó, hoặc nói đó là cá thể hay cơ quan, doanh nghiệp. Việc tự làm là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Việc tự làm gồm các công việc tự làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế hộ của gia đình mình không hưởng tiền lương, tiền công Trần Thị Thu, 2003].Có thể thấy, cách định nghĩa của Tổng cục Thống kê chính là sự cụ thể hóa và chi tiết hóa định nghĩa việc làm trong luật Lao động. Để một hoạt động lao động được coi là việc làm thì hoạt động lao động đó vẫn phải thỏa mãn hai điều kiện là tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm.
Tác giả Trần Thị Thu (2003) khi nghiên cứu về việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho rằng, việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó [109, Tr.15]. Trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh đến việc sử dụng được sức lao động một cách hợp lý nhất bởi lẽ khi con người biết sử dụng sức lao động một cách hợp lý sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất.
Xã hội học kinh tế xem xét việc làm với tư cách là vị trí và tương ứng với nó là vị thế, vai trò trong cấu trúc lao động xã hội [Trần Thị Thu, 2003, Tr.85]. Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
Khi nói đến việc làm, người ta thường nhắc đến khái niệm lực lượng lao động. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê, (2014) lực lượng lao động chính là dân số hoạt động kinh tế hiện tại bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Tuỳ từng cách phân loại mà ta có các hình thức việc làm ở đây ta chỉ tiếp cận hai hình thức sau:
Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.
Việc làm phụ:là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
Với việc nghiên cứu đặc điểm, khái niệm và phân loại việc làm giúp cho ta hiểu rõ hơn về việc làm từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá một cách sâu hơn nhằm xác định được các mục tiêu và giải pháp trong việc lập kế hoạch việc làm.
Như vậy việc làm trong nghiên cứu chính là những hoạt động lao động tạo ra thu nhập và hoạt động sản xuất ra của cải vật chất có ích cho xã hội (tự làm việc nuôi sống chính bản thân) không bị pháp luật cấm